[văn 9]Bài viết số 1 lớp 9

P

pengok_iuanhmai

đề cây chuối trong đời sống việt nam

Đi khắp VN, từ miền núi trung du đến đồng bằng châu thổ đâu đâu cùng thấp thoáng bụi chuối, vườn chuối trước ngõ sau vườn. đây là người bạn thân thiết và là hình ảnh quen thuộc với nhân dân VN.
Hiên nay, hầu hết các gia đình VN đều trồng chuối không ít thì nhiều. từ những bụi chuối rừng đã được nhân dân ta mang về trồng. vì là loài cây ưa nước nên người ta thường trồng nó ở gần ao hồ, bờ sông để giúp nó luôn phát triển xanh tốt và tỏa bóng mát cho chúng ta khi chuối phát triển thành rừng chuối rộng bạt ngàn vô tận nếu ta trồng nó ở khe suối hoặc thung lũng. nó là loài cây mộc mạc và thân tình với chúng ta.
Nếu nó người dân VN luôn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau thì chuối cũng vậy. những cây chuối con đứng nép sau bóng mẹ, cây chuối mẹ dùng thân hình to lớn của mình để che chở cho đàn con tránh được những gì mà mẹ thiên nhiên tạo ra. cám ơn chuối mẹ đã dùng tình yêu thương của mình dành cho đàn con giống như mẹ đã dành cho chúng con! những cây chuối cứ chen chúc nhau mọc lên, nép bên bóng mẹ gợi lên cho ta tình đoàn kết của đàn con và tinh thần tương thân tương ái. chúng phát triển rất nhanh, chuối mẹ đẻ chuối con, chuối con đẻ chuối cháu, cứ thế đàn đàn lũ lũ tiếp tục sinh sôi nảy nở cho ta thấy được sức sống mạnh mẽ của chúng.
Dù chúng sinh sôi nảy nở như thế nào thì chuối mẹ vẫn mãi như cây cột đình to, tròn, nhẵn bóng. chúng cứ thẳng tắp vươn mãi gồm nhiều bẹ ôm lấy nhau. bên ngoài vỏ xanh hay đôi lúc ngả màu nâu sậm sần sùi do phải trải qua 1 hành trình dài với bao gian lao vất vả, che chở cho lũ con thơ. nó gợi lên tình mẫu tử rất thiêng liêng của các mẹ. nhưng đó chỉ là thân giả, thân thật sự của nó là củ chuối vùi sâu trong lòng đất. chuối là loài cây thuộc rễ chùm. chùm rễ giúp cho thân hút nước đi nuôi dưỡng cây nên có nhiều thớ thẳng, có nhiều khoang rỗng giúp việc hút nước trở nên dễ dàng hơn. nhờ cấu tạo như vậy nên những đứa trẻ dùng nó để kết thành bè trôi theo dòng nước hay dùng nó để làm phao tập bơi. các bà các mẹ ở nông thôn dùng thân chuối thái mỏng và trộn với cám là món ăn yêu thích và là nguồn thức ăn dồi dào của lơn, gà, vịt... chúng ta cũng có thể thái mỏng trộn với các nguyên liệu khác tạo ra các món gỏi ngon, mang mùi vị khác nhau.
Vì là loài cây 1 lá mầm nên chuối không có cành lá chỉ tập trung ở ngọn. những tàu là chuối xanh mướt, chiều dài của chúng có thể dài tới 2m. các gân lá song song cứ thế mà phát triển. chúng có thân hình mỏng manh, diện tích lại lớn nên khi gặp gió rất dễ rách khi gặp gió mạnh. nhìn từ xa những tàu chuối đang đung đưa trong làn gió như đang đưa cánh tay to lớn của mình để sau vài ngày thì xòe ra thành lá mới như một bức thư tình còn phong kín được nhà thơ Nguyễn Trãi viết:
"Tình thư một bức còn phong kín
gió nơi đâu gượng mở xem"
Lá chuối khi còn xanh muốn gói các loại bánh truyền thống như: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét,... thì ta phải làm héo nó trước đã. nó cũng là nguyên liệu chính trong việc gói nem, các loại rau, xôi đâu rất tiện lợi lại bảo vệ môi trường nữa. trong thời thơ ấu, ít nhất 1 lần ta đã dùng lá chuối để làm kèn thổi, làm đồng hồ hay dùng nó làm nhà chòi. lá chuối khô có màu nâu hay màu vàng hơi bị giòn bị héo sau khi phải trải qua một hành trình dài để rồi đây cứ thế mà rủ xuống. dù bị rủ xuống, tưởng như nó là vật không thể sử dụng tiếp nhưng có ai biết nó lại có thể làm chất đốt, làm ổ cho gà đẻ hay dùng để gói bánh gai.
Bắp chuối có màu nâu đỏ to, tron và thon dần về phần cuối bắp. bên trong có những nải chuối nhỏ, trắng nhìn rất dể thương. khi lớn lên có màu anh lá, mỗi bắp cho ra vài nải nhất định. đây là nguyên liệu góp phần làm cho món gỏi trở nên ngon hơn, đẹp mắt hơn. đơn giản hơn thì ta chỉ cần xẻ bắp chuối rồi vắt chanh vào ăn với mắm là tuyệt! người ta dùng bắp chuối để trôn gỏi hay đôi khi dùng để nấu lẩu.
Sau khi bắp chuối lớn lên tạo ra những buồng chuối xanh mơn mởn. có buồng trăm quả, nghìn quả hay có buồng sai trĩu quả nặng trịt từ ngọn đến xuống tận gốc. đây là quả có giá trị dinh dưỡng cao. ta có thể dùng cả khi chuối còn xanh và chín. khi chuối còn xanh thì ta dùng để nấu ốc với lá lốt rất ngon. ta cũng có thể thái mỏng an kèm với 1 miếng thịt ngon chấm với mắm là 1 sự kết hợp hoàn hảo! khi chín nó có vị ngon đặc biệt. quả chuối không chỉ được nước ta ưa thích mà còn cả các nước bạn trên khắp 5 châu nữa vì nó là loại quả có nhiều vitamin làm đẹp da nên ai cũng thích. ngày nay có rất nhiều loại chuối dùng vào các việc khác nhau. chuối sim, chuối cau, chuối hương thì người ta dùng để tế thần linh. chuối hột thì dùng ngâm thuốc trị bệnh. từ quả chuối chín người ta đã chế tạo ra món ngon như chuối chiên, chuối chưng...rồi đến các loại bánh chuối, kẹo chuối, mứt chuối, chuối ép,...
Ở nông thôn, trong tình trạng kinh tế eo hẹp của mình họ nhà chuối lại giúp nông dân cải thiện đời sống. mỗi đợt chuối chín, người ta mang những nải chuối vàng ươm, thơm lừng ra chợ bán. nó vừa ngon vừa rẻ nên rất dễ bán. đó là trong đời sống kinh tế còn trong đời sống tinh thần thì cũng không thể vắng mặt. vào các dịp lễ tết, tr6en mâm ngũ quả không thể nào thiếu được nải chuối thơm ngon được. hay mỗi khi ta đi chùa, ta thường dâng lên thần linh những nải chuối như 1 chút lòng thành của mình mong những an lành sẽ đến với mọi người trong gia đình.
Tâm thức của người VN, bụi chuối sau hè đã trở thành biểu tượng của 1 vùng quê thanh bình, yên ả. nó còn cho ta thấy được tình yêu thương bao la của chuối mẹ dành cho dàn con và sự đoàn kết giữa của những cây chuối con. nó đã gắn bó với nông dân như 1 người bạn thân thiết giúp họ cải thiện đời sống kinh tế và hiện diện trong đời sống tinh thần. dù bạn đi đâu, về đâu, ở đâu thì bụi chuối, lũy tre, đồng lúa sẽ mãi bên bạn.
hjhj mong các bạn sau khi đọc xong nếu hay hãy PM lại cho mình nha :D^_^
 
I

isabellascott

1. Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.
Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.
P/s: pạn xem bài này đc hok ?
 
N

ngoc_2000

đề 4 thì các bạn viết về VĂn Miếu ý rồi chỉ rõ ra các nét đặc sắc văn hoá dân tộc của nó
: - Địa điểm cho tất cả các khách trong và ngoài nc
- Nền di tích lịch sử văn hoá lâu đời .
 
L

luongvuuyen

Thuyết minh về cây lúa nước ở Việt Nam

'' Việt Nam đất nước ta ơi !
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn ''
Đi vòng quanh đất nước Việt Nam, chắn chắc một điều rằng đâu đâu chúng ta cũng sẽ thấy hình ảnh những cánh đồng lúa xinh tươi, mênh mông. Có thể nói lúa nước là loại cây trồng chủ yếu của người Việt, là người bạn của người nông dân, là biểu tượng cho sự ấm no của đất nước.
Lúa là loại cây trồng có thân cỏ, phất triển thành từng bụi, lá lúa dài và mỏng, mặt lá nhám, gân lá chạy sông song. Rễ cây lúa không dài, thường mọc với nhau thành từng chùm bám chặt vào bùn để giữ cho thân lúa thẳng. Hoa lúa nhỏ nhắn, mọc thành những chùm dài và hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau khi chín. Lúa là cây lương thực chính trong sản xuất nông nghiệp.
Hạt lúa giống được ngâm nước , ủ lên mầm rồi được gieo xuống bùn. Chỉ 3-4 ngày thì nững mầm non vươn cao lên trở thành những cây mạ xanh tốt. Lúa phất triển rất nhanh. Khi trồng lúa ta cần chú ý đến từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Vì vậy, trong việc chăm sóc chúng ta thường nghe những người làm nghề nông có quan niệm rằng:
'' Nhất nước Nhì phân Tam cần Tứ giống''
Đó là 4 yếu tố quan trong nhất để làm nên 1 mùa vụ. Từ những ngày đầu giống cho đến lúc lúa trưởng thành, a phải lưu ý cung cấp đủ nước cho cây lúa, nhưng cũng không nên để ngập úng làm lúa có thể chết. Cũng chình vì lí do này các nhà máy thủy lợi đã ra đời để đáp ứng yêu cầu tưới nước cho cây lúa. Song song với việc tưới nước ta cũng nên bón phân để cây lúa có sức vương lên cao nhanh có kết quả tốt. Trong giai đoạn hình thành cây lúa cần sự chăm sóc của người nhà nông như nhổ cỏ, bớn phân, diệt trừ sâu bệnh,chuột phá lúa,....
Thế là những người cày, người cấy, trâu bò làm bạn với nhà nông, chỉ tong thời gian ngắn ngủi mà những cánh đồng đất trắng trước đây đã thành những cánh đồng ruộng lúa xanh non. Lúa cứ thế lớn lên trong bàn tây chăm sóc của những bác nông đân....Chẳng mấy chốc 3 tháng chăm sóc, cấy, cày đã qua, lúa đã bắt đầu chín vàng, mùi thơm của lúa, của gạo mới thoang thoảng đâu đây. Khắp cánh đồng người ta chỉ thấy một màu vàng tươi rói, những bông lúa trĩu nặng báo hiệu một mùa bội thu. Đến mùa đâu đâu cũng nhìn thấy màu vằng ngoài đồng hay ngoài sân,...Ai mà chả vui khi thành quả lao động của mình đã đến ngày gặt hái...cứ như những vất vả kia đã hòa lẫn với những niềm vui sướng vậy. Cây lúa nuôi sống con người, đem lại cho đất nước một nguồn lợi nhuận lớn. Lúa nước đã đưa nền kinh tế ngày 1 đi lên, lúa giúp người dân có cơm ăn áo mặc.
Năm tháng trôi qua, Việt Nam đi dần vào xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị của nó vẫn là vị trí thứ nhất trong quá trình phát triển đất nước. Mãi mãi vẫn nghe mọi người nhắc nhau những câu ca dao giữa trâu với cây lúa:
''Bao giờ cây lua còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn''.
:| :-* @-) :)>-
 
Top Bottom