[Văn 9] Bài thơ "Đồng chí" - Chính Hữu.

H

huongdiep

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình " Đồng chí"


Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên,hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ"Đồng chí", Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. "Anh" và "tôi", hai người bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"

Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào....Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
"Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !..."

Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn.. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
Hồi ức của những người lính, nhuwngxkir niệm riêng tư quả là bất tận:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"

Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cuarwlaf những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không mặc kẹ gió lung lay". Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc....Nhưng...họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dẫu răng" mặc kệ" nhưng trong lòng họp vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn người:
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau....

Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"

Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Tình đồng chí:
"Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa
Là chia nhâu một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"
( Nhớ- hồng Nguyên)

Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
" Đầu súng trăng treo"

Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
" Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ"
( Ánh trăng- nguyễn Duy)

Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cungf một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau.....

Hương Điệp
 
H

h2dautay2

phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí

:-SS giúp mình với:confused:càng nhanh càng tốt:eek:mai mình phải có rùi:((không có thì cô giáo cắt tiết mất
 
H

hoangmono

Chiến tranh đã lùi sâu vào quá vãng trên đất nước ta.Thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay không fải sống trong cảnh bom rơi đạn nổ nên không thể hiểu hết ý nghĩa của cuộc sống vì chiến tranh là điều xa lạ.Chính những nhà thơ,nhà văn là những người đi trước đã giúp em hiểu được những mất mát hi sinh của thế hệ cha anh.Bài thơ"Đồng chí" của Chính Hữu có thể coi là đoá hoa đẹp nhất viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Bài thơ đã kết thúc bằng bức tranh đẹp của tình đồng chí:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Câu thơ mở đầu bằng lời kể giản dị như đưa ta trở về với núi rừng Việt Bắc năm 1947.
"Đêm nay rừng hoang sương muối"
Không gian là một khu rừng hoang vắng ở núi rừng Việt Bắc vào mùa đông giá rét có sương muối lạnh buốt ,phủ trắng các cành cây,kẽ lá.Trên nền cảnh đó là hình ảnh những người lính:
"Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới"
Câu thơ đấ sáng ngời lên tình đồng chí cao đẹp.Những đêm phục kích chờ giặc họ đứng bên nhau.Tư thế đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới đã thể hiện rõ sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết,vượt lên mọi gian khổ,thiếu thốn của những năm chống Pháp.Đêm ấy trời có trăng và một ý tưởng thơ đẹp đã bất ngờ xuất hiện:
"Đầu súng trăng treo"
Về khuya trăng cũng xuống thấp dần và người lính ngỡ ánh trăng treo lơ lửng trên đầu mũi súng.Ánh sáng của vầng trăng như tạm xua đi cái hoang vắng của núi rừng Việt Bắc.Hình ảnh thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng."Súng"biểu tượng cho sự chiến đấu của những người lính."Trăng"biểu tượng cho sự thanh bình.Các anh chiến đấu cho sự thanh bình của Tổ quốc.Súng và trăng là gần và xa,thực tại và mơ mộng,thi sĩ và chiến sĩ gắn kết hài hoà với nhau.Hình ảnh thơ có sự gắn kết giữa hiện thực và lãng mạn.Nhịp điệu của câu thơ như nhịp lắc của một cái gì đó lơ lửng ,chông chênh trong sự bát ngát.Ngôn ngữ thơ hàm súc ,ngắn gọn,giàu giá trị biểu cảm.Hình ảnh thơ là sáng tạo của thơ ca,mang vẻ đẹp lãng mạn của thơ ca kháng chiến và được Chính Hữu lấy nó đặt tên cho tập thơ.
Khổ thơ đã làm đẹp thêm tình đồng chí ,làm đẹp lên hình ảnh những con người"Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa".Đây là khổ thơ hay nhất của bài "Đồng chí" được viết lên bởi tình cảm trân trọng những người lính-những con người làm nên lịch sử của thơ Chính Hữu
 
H

h2dautay2

cảm ơn bạn đã giúp mình nhé:)!!!iu bạn nhiều we
___________________________________________
Có lẽ t/c của 2 chúng ta chỉ như một bản hợp đồng... Lỡ kí tên rồi... Hết thời hạn rồi... Xé đi, tất cả sẽ chấm hết :)
 
H

hoaitieu

Giới thiệt bài thơ Đồng chí thì làm sao đây ?

hic, mọi người giúp em cái
Đề: Giới thiệu bài thơ Đồng chí-Chính Hữu
Thì đầu tiên là giới thiệu tác giả tác phẩm, vậy tiếp theo có phải phân tích cả bài thơ ra không mọi người ????
 
1

1246

mở bài cậu giới thiệu qua tác qỉa và tác phẩm
thân bài
1.hoàn cảnh sáng tác, bố cục, thể loại
2.giá trị nội dung
3. giá trị nghệ thuật
sau đó bạn khái quát lại một lần nữa
Kết bài
kết bài bạn có thể dựa vào nghi nhớ sgk
 
T

thienthandethuong_minigirl

bài thơ nêu là giới thiệu bài thơ thì đầu tiên mìh nêu tác giả tác phẩm,sau đó nêu nội dung chính và nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ,ko cần phân tích kĩ lắm đâu bạn ạ chỉ cần nêu khái quát thôi :)!
 
V

vuonglinhbee

cai do thi chua biet duoc cu lam dai di duoc bao nhieu diem thi duoc
Bạn nói rất đúng, cái này phụ thuộc vào số điểm của câu hỏi, tuỳ theo số điểm mà ta có câu trả lời ngắn hoặc dài cho phù hợp với yêu cầu và kịp thời gian với toàn bài.

Tuy nhiên, dù được tầm 2/3 điểm hay 5 điểm thì cách làm vẫn phải lần lượt trải qua tất cả các bước: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. Với câu 5 điểm thì điểm khác là phải phân tích cụ thể 2 yếu tố nội dung và nghệ thuật, vậy nhé!:D

Good luck!:)
 
B

betot00

Bài này mà làm trong 1tiết sao đủ.................... chủ yếu là g/t sơ sơ nêu 1 số dẫn chứng -> kết luận
 
C

congchualolem_b

bài làm có thể hoàn thành trong mọi khoảng thời gian nếu bn biết cách lựa chọn cách trình bày và biết cách viết,với thời gian ngắn bn nên làm theo đoạn văn mà mở đoạn giới thiệu sơ về nội dung và nghệ thuật bài thơ, phần thân là phân tích sơ bài văn, còn kết là chốt lại mà thôi
 
B

betot00

congchualolem_b
Uả bạn mới lên bí thư ha~ chúc mưng=>> Nhưng bạn nói:bài làm có thể hoàn thành trong mọi khoảng thời gian nếu bn biết cách lựa chọn cách trình bày và biết cách viết,với thời gian ngắn bn nên làm theo đoạn văn mà mở đoạn giới thiệu sơ về nội dung và nghệ thuật bài thơ, phần thân là phân tích sơ bài văn, còn kết là chốt lại mà thôi, Thì chưa chắc đâu, cái gì bạn làm cũng 'sơ' thì khó mà hay được...!!
 
C

congchualolem_b

ở đây vấn đề hay hay k hay k quan trọng ,quan trọng là đầy đủ ý, vì thời gian có hạn nên ng đọc k thể yêu cầu cao hơn đc, tớ nghĩ khi chấm bài ng ta cũng quan tâm tới lượng thời gian, với 1 đề văn có nhiều ý, cái bn cần thể hịên là ý ,còn hay thì phụ thuộc vào cách trình bày và cách viết mà thôi
 
C

chip_coi244

Mình thấy phần giới thiệu đó có sẵn trong sách giáo khoa hết mà bạn cứ dựa vào SGK mà làm.
Nhưng mình cũng có gợi ý là đầu tiên giới thiệu nó là tác phẩm của tác giả nào, rùi giới thiệu nguồn gốc, thời gian ra đời, ý nghĩa bài thơ, rùi giá trị ND và NT.
Làm bài tốt nha:)>-
 
G

giangnt1996lc

phân tích bài thơ đồng chí

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình " Đồng chí"

Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng
Phải chăng, chất lính đã thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đã hòa dần vào cái thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên,hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hy vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ"Đồng chí", Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:
"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. "Anh" và "tôi", hai người bạn mới quen, đều xuất than từ những vùng quê nghèo khó. Hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họp tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu,họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tổ quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
Họ đến với Cách mạng cũng vì lý tưởng muốn dâng hiến cho đời. "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Chung một khát vọng, chung một lý tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào....Dường như tình đồng đọi cũng xuất phát từ những cái chung nhỏ bé ấy. Lời thơ như nhanh hơn, nhịp thơ dồn dập hơn,câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn:
"Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí !..."
Một loạt từ ngữ liệt kê với nghệ thuật điệp ngữ tài tình, nhà thơ không chỉ dưa bài thơ lên tận cùng của tình cảm mà sự ngắt nhịp đột ngột, âm điệu hơi trầm và cái âm vang lạ lùng cũng làm cho tình đồng chí đẹp hơn, cao quý hơn. Câu thơ chỉ có hai tiếng nhưng âm điệu lạ lùng đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cái cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất. Nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như mảnh mai hơn.. Dường như Chính Hữu đã thổi vào linh hồn của bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu.
Hồi ức của những người lính, nhung ki niệm riêng tư quả là bất tận:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay"
Cái chất nông dân thuần phác của những anh lính mới đáng quý làm sao ! Đối với những người nông dân, ruộng nương, nhà cuarwlaf những thứ quý giá nhất. Họ sống nhờ vào đồng ruộng,họ lớn lên theo câu hát ầu ơ của bà của mẹ.Họ lơn lên trong những "gian nhà không mặc kẹ gió lung lay". Tuy thế, họ vẫn yêu, yêu lắm chứ những mảnh đất thân quen, những mái nhà thân thuộc....Nhưng...họ đã vượt qua chân trời của cái tôi bé nhỏ để đến với chân trời của tất cả. Đi theop con đường ấy là đi theo khát vọng, đi theo tiếng gọi yêu thương của trái tim yêu nước. Bỏ lại sau lưng tất cả nhưng bóng hình của quê hương vẫn trở thành nỗi nhớ khôn nguôi của mỗi người lính. Dẫu răng" mặc kệ" nhưng trong lòng họp vị trí của quê hương vẫn bao trùm như muốn ôm ấp tất cả mọi kỉ niệm. Không liệt kê, cũng chẳng phải lối đảo ngữ thường thấy trong thơ văn,nhưng hai câu thơ cũng đủ sức lay đọng hồn thơ, hồn người:
"Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
Sự nhớ mong chờ đợi của quê hương với những chàng trai ra đi tạo cho hồn quê có sức sống mãnh liệt hơn. Nhà thơ nhân hóa"gieengs nước gốc đa" cũng có nỗi nhớ khôn nguôi với những người lính. Nhưng không kể những vật vô tri, tác giả còn sử dụng nghệ thuật hoán dụ để nói lên nỗi nhớ của những người ở nhà, nỗi ngóng trông của người mẹ đối với con, những người vợ đối với chòng và những đôi trai gái yêu nhau....

Bỏ lại nỗi nhớ, niềm thương, rời xa quê hương những người lính chiến đấu trong gian khổ:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
Câu thơ chầm chậm vang lên nhưng lại đứt quãng, phải chăng sự khó khăn, vất vả, thiếu thốn của những người lính đã làm cho nhịp thơ Chính Hữu sâu lắng hơn. Đất nước ta còn nghèo, những người linha còn thiếu thốn quân trang, quân dụng,phải đối mặt với sốt rét rừng,cái lạnh giá của màn đêm.....Chỉ đôi mảnh quần vá,cái áo rách vai, người lính vẫn vững lòng theo kháng chiến, mặc dù nụ cười ấy là nụ cười giá buốt, lặng câm. Tình đồng đội quả thật càng trong gian khổ lại càng tỏa sáng,nó gần gũi mà chân thực, không giả dối, cao xa....Tình cảm ấy lan tỏa trong lòng của tất cả những người lính. Tình đồng chí:
"Là hớp nước uống chung, năm cơm bẻ nửa
Là chia nhâu một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin n Chia nhau đứng trong chiến hào chặt hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết"
( Nhớ- hồng Nguyên)
Một nụ cười lạc quan, một niềm tin tất thắng, một tình cảm chân thành đã được Chính Hữu cô lại chỉ với nụ cười - biểu tượng của người lính khi chiến đấu, trong hòa bình cũng như khi xây dựng Tổ quốc, một nụ cười ngạo nghễ, yêu thương, một nụ cười lạc quan chiến thắng...
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giác tới"
Nhịp thơ đều đều 2/2/2 - 2/2/3 cô đọng tất cả nét đẹp của những người lính. Đó cũng chính là vẻ đẹp ngời sáng trog gian khổ của người lính. Vượt lên trên tất cả, tình đồng đội, đồng chí như được sưởi ấm bằng những trái tim người lính đầy nhiệt huyết. Vẫn đứng canh giư cho bầu trời Việt Nam dù đêm đã khuya, sương đã xuống, màn đêm cũng chìm vào quên lãng. Hình ảnh người lính bỗng trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn. Đứng cạnh bên nhau sẵn sàng chiến đấu. Xem vào cái chân thực của cả bài thơ,câu thơ cuối cùng vẫn trở nên rất nên thơ:
" Đầu súng trăng treo"

Ánh trăng gần như gắn liền với người lính:
" Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ"
( Ánh trăng- nguyễn Duy)
Một hình ảnh nên thơ, lãng mạn nhưng cũng đậm chất chân thực, trữ tình. Một sự quyện hòa giữa không gian, thời gian,ánh trăng và người lính. Cái thực đan xen vào cái mộng, cái dũng khí chiến đấu đan xen vào tình yêu làm cho biểu tượng người lính không những chân thực mà còn rực rỡ đến lạ kì. Chất lính hòa vào chất thơ, chất trữ tình hòa vào chất Cách mạng, chất thép hòa vào chất thi ca. Độ rung động và xao xuyến của cả bài thơ có lẽ chỉ nhờ vào hình ảnh ánh trăng này. Tình đồng chí cũng thế, lan tỏa trong không gian, xoa dịu nỗi nhớ, làm vơi đi cái giá lạnh của màn đêm. người chiến sĩ như cất cao tiếng hát ngợi ca tình đồng chí. Thiêng liêng biết nhường nào, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội cụ Hồ sát cạnh vai nhau " kề vai sát cánh" cùng chiến hào đấu tranh giành độc lập.

Quả thật, một bài thơ là một xúc cảm thiêng liêng, là một tình yêu rộng lớn, trong cái lớn lao nhất của đời người. Gặp nhau trên cungf một con đường Cách mạng, tình đồng chí như được thắt chặt hơn bằng một sợi dây yêu thương vô hình.

Bài thơ " Đồng chí" với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tim con người. Tình đồng chí ấy có lẽ sẽ sống mãi với quê hương, với Tổ quốc, với thế hệ hôm nay, ngày mai hay mãi mãi về sau....
 
B

boy8xkute

tớ không muốn chỉ trích cậu ngay bài đầu cậu post nhưng thật sự .....

nói thật đừng buồn nhé!

bài của cậu cũng tạm thôi

Không thể phủ nhận cậu dùng từ rất tốt, biểu cảm tốt. Nhưng:

cậu chưa làm nổi bật được 1 vài ý chính mà còn lan man quá

VD: Trong bài này có mấy điểm cần lưu ý:

- Hoàn cảnh sáng tác bài này của Chính Hữu

Tác giả sáng tác bài thơ này trong khi tham gia chiến dịch thu đông năm 47. Chính Hữu là người Hà Nội, gia nhập quân đội rồi lên Việt Bắc. Tại đây, ông đã tiếp xúc với những người lính nông dân. Ông đã hiểu họ và làm ra bài thơ này để tặng họ khi đang bị thương nằm chữa trị (ông chỉ viết trong vòng 3 ngày).

- Cách mạng:
Những câu đầu:
"Quê hương anh đất mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau"

Quê hương những người lính này là cực kì khó khăn, nhưng tại sao họ lại ko chịu ở nhà làm ăn mà lại đi bộ đội
Tất cả chỉ vì : "Cách Mạng"
Cách mạng nghĩa là "đổi đời"
vì thế nên họ đã tham gia quân đội.


- Đồng chí:
Từ đồng chí thực ra trước đây chỉ có những người lính nông dân mới sử dụng, tác giả là người thành phố nên không hề biết, sau này khi lên Việt Bắc, tiếp xúc với những người nông dân thì tác giả mới biết

Nhiều người phân tích từ "Đồng chí" riêng ở giữa bài thơ giống như "eo con ong" hay "chỗ thắt bó lúa"

- Quân đội:

Khi nói về quân đội thì nước nào cũng cố gắng phô trương thanh thế của quân đội nước mình. Nhưng ở đây Chính Hữu lại không như vậy, ông diễn tả quân đội nước ta :

"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán đẫm mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần anh có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"

Ở đây có ý nghĩa: Một đội quân thiếu thốn trang thiết bị chiến đấu lại có thể đánh bại được 2 đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ.

- Đầu súng trăng treo:

Thực ra không phải như bạn nói, nó thật ra rất thật.
Những người lính khi đứng gác mà có trăng lên thì khi nhìn qua đầu súng thấy giống như trăng đang tren đầu súng vậy.
Tác giả đã tâm sự là thật ra khi viết câu thơ này thì tác giả chỉ lấy cảnh thật mà viết thôi.

 
Top Bottom