[Văn 8] vb " Quê hương"

T

tiendat_no.1

Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hnah - một tác giả có mặt trong phong trào thơ mới và sau Cách mạng vẫn tiếp tụ sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam thân yêu với những cảm xúc chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dong sông đầy nắng trong những buổi trưa. Bài thơ Quê hương là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tê Hanh, được viết bằng tất cả tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động ần cù và yêu cả cánh buồm căng - một hình ảnh đẹp trong bài thơ:
" Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc của quê hương. Sự so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng thật độc đáo và bất ngờ đã làm nổi bật hình ảnh cánh buồm - một hình ảnh bình dị bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Cnahs buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Bởi hồn làng chính là linh hồn quê hương mà những người dân chài mang theo, là tình cảm, nỗi nhớ, là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh gửi gắm nơi họ, nơi cánh buồm đầy gió. Có lẽ Tế Hanh như cảm nhận được đó chính là biểu tượng của linh ồn làng nên ông không chỉ vẽ ra chính xác cái hình mà còn gợi được linh hồn của cánh buồm trắng và câu thơ trở nên thật bay bổng , lãng mạn và lớn lao.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có tư tưởng chán chường, muốn thoát li thực tại, chìm đắm trong cái tôi như nhiều nhà thơ thời ấy. Tế Hanh là hồn thi sĩ hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hòa vào cánh buồm yêu thương.


hoặc :
Hai tiếng quê hương lúc nào cũng gơi lên trong lòng mỗi con người xa xứ 1 nỗi xúc động khôn tả. Đến với Tế Hanh, ta thấy quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của ông mà QH là baìi thơ mở đầu. Quê hương ông là làng chài mang nồng mặn hương vị biển, là những chiếc thuyền mạnh mẽ ra khơi. " Chiếc thuyền nhẹ hăng, phăng mái chèo, vượt trường giang, cánh buồm giương to .." Những chiếc thuyền tràn đầy sức sống tượng trưng cho những con người nơi đây làm việc quần quật quanh năm nhưng vẫn chứa đựng 1 niềm vui khi chuyến đi biển trở về thành công, thuận lợi. Với làng chài, với ngư dân nơi đây, cánh buồm tượng trưng cho sức đi xa, cho cuộc sống lao động của dân làng. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng"- 1 thứ hồn vía quê hương thân thuộc đến bâng khuâng. Những chiếc thuyền trở về- mệt mỏi- nhưng đó lại là sự hân hoan của dân làng " Khắp dân làng tấp nập đón ghe về"-" CHiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm ..." Tuy xa quê nhưng mỗi khi nhắc đến 2 chữ QH, chắc hẳn nó còn hiện lên rõ mồn một trong tâm tưởng, bởi lẻ ông đã gắn bó vs nó suốt thời thơ ấu của mình " Nay xa cách ... " Đó là tất cả màu sắc , hương vị làng chài ven biển, nơi tuổi thơ tác giả đã từng trải, không sao nhầm lẫn đc " màu nc' xanh ...- tôi nhớ ... " Chính cái tình như chất muối thấm đẫm trong từng câu thơ đã tạo nên vẻ đẹp của QH và làm QH đó có sức hút ng` đọc đến lạ kì

hoặc :
hiếc thuyền như con tuấn mã:
Từ ngữ chọn lọc:hăng, phăng, vượt. Diễn tả khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền, toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng, đầy hấp dẫn.
Cánh buồm = hữu hình
Mảnh hồn làng cụ thể = trừu tượng – vô hình

sự so sánh mới lạ, độc đáo, kết hợp nghệ thuật nhân hoá, bút pháp lãng mạn gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao; nhà thơ vừa vẽ ra chính xác “cái hình”vừa cảm nhận được “cái hồn của sự vật. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm, bút pháp lạng mạn tác giả đã vẽ nên một khung cảnh thiên nhiên tươi sáng một bức tranh lao động đầy hứng khởi thể hiện lòng hăng say lao động.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Chiếc thuyền trở về bến nghỉ ngơi" nghe chất muối mặn thấm dần trong thớ vỏ". Biện pháp nhân hóa thể hiện tình cảm của tác giả đối với con thuyền, người bạn gắn bó thân thương của những người dân chài trong cuộc sống trên biển. Thuyền cũng như người, thấm đẫm vị muối mặn mà, như nghĩa tình sâu nặng. Lời thơ tả thực nhưng hình ảnh con thuyền, cánh buồm ... không chỉ dừng lại tầng nghĩa đó, với biện pháp tu từ nhân hóa, nhà thơ đã chuyển hóa thực thể sự vật sang thực thể sinh vật - con người. Chúng biểu tượng cho sức mạnh vượt sóng to gió cả của của con người làng chài , sức sống của làng chài , vẻ đẹp của con người lao động quê hương.
 
Last edited by a moderator:
P

p3b3o_091098

Bài 1
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Trong hai câu thớ trên, hình ảnh cánh buồm được miêu tả thật đẹp – một vẻ đẹp lãng mạn, độc đáo. Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được ví với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng khi được so sánh với “hồn làng” - chính là linh hồn của quê hương mà ai ít nhiều cũng cảm thấy được, nhất là những con người xa quê như Tế Hanh. Với những dân chài khi ra khơi, cánh buồm đã nâng đỡ tinh thần giúp họ vượt qua sóng to, gió lớn và thâu tóm tất cả những tình cảm của con người ở lại.

Bài 2
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hnah - một tác giả có mặt trong phong trào thơ mới và sau Cách mạng vẫn tiếp tụ sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam thân yêu với những cảm xúc chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dong sông đầy nắng trong những buổi trưa. Bài thơ Quê hương là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tê Hanh, được viết bằng tất cả tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động ần cù và yêu cả cánh buồm căng - một hình ảnh đẹp trong bài thơ:
" Cánh buồm giương to hư mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc của quê hương. Sự so sánh cánh buồm với mảnh hồn làng thật độc đáo và bất ngờ đã làm nổi bật hình ảnh cánh buồm - một hình ảnh bình dị bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và thơ mộng. Cnahs buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp. Bởi hồn làng chính là linh hồn quê hương mà những người dân chài mang theo, là tình cảm, nỗi nhớ, là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hi vọng mưu sinh gửi gắm nơi họ, nơi cánh buồm đầy gió. Có lẽ Tế Hanh như cảm nhận được đó chính là biểu tượng của linh ồn làng nên ông không chỉ vẽ ra chính xác cái hình mà còn gợi được linh hồn của cánh buồm trắng và câu thơ trở nên thật bay bổng , lãng mạn và lớn lao.
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có tư tưởng chán chường, muốn thoát li thực tại, chìm đắm trong cái tôi như nhiều nhà thơ thời ấy. Tế Hanh là hồn thi sĩ hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hòa vào cánh buồm yêu thươ
ng.

Nguồn http://chjpxjnh-chjpkute.blogspot.com/2011/03/cam-nhan-cua-em-ve-ve-ep-cua-canh-buom.html
 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

« HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (Văn 8) – Bài học sinhNHỚ RỪNG (Thế Lữ) – Bài học sinh »
QUÊ HƯƠNG (Văn 8) – Bài học sinh
Tháng Mười Hai 1, 2009 bởi chuyenvanlqd
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Bài thơ được viết theo thể thơ tám chữ phối hợp cả hai kiểu gieo vần liên tiếp và vần ôm đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Quê hương trong tâm trí của những người con Việt Nam là mái đình, là giếng nước gốc đa, là canh rau muống chấm cà dầm tương. Còn quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập. Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đếùn là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Nếu như ở trên là miêu tả vào cảnh vật thì ở đây là đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài. Bên cạnh đó, những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật. Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
Cả đoạn thơ là khung cảnh quê hương và dân chài bơi thuyền ra đánh cá, thể hiện được một nhịp sống hối hả của những con người năng động, là sự phấn khởi, là niềm hi vọng, lạc quan trong ánh mắt từng ngư dân mong đợi một ngày mai làm việc với bao kết quả tốt đẹp:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Những tính từ “ồn ào”, “tấp nập” toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Sau chuyến ra khơi là hình ảnh con thuyền và con người trở về trong ngơi nghỉ:
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói rằng đây chính là những câu thơ hay nhất, tinh tế nhất của bài thơ. Với lối tả thực, hình ảnh “làn da ngắm rám nắng” hiện lên để lại dấu ấn vô cùng sâu sắc thì ngay câu thơ sau lại tả bằng một cảm nhận rất lãng mạn “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” – Thân hình vạm vỡ của người dân chài thấm đẫm hơi thở của biển cả nồng mặn vị muối của đại dương bao la. Cái độc đáo của câu thơ là gợi cả linh hồn và tầm vóc của con người biển cả. Hai câu thơ miêu tả về con thuyền nằm im trên bến đỗ cũng là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền. Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.
Bài thơ đem lại ấn tượng khó phai về một làng chài cách biển nửa ngày sông, lung linh sóng nước , óng ả nắng vàng. Dòng sông, hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi Tế Hanh từ thuở “hoa niên” đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó tấm lòng yêu quê hương sâu sắc, nồng ấm của một người con xa quê:
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ
Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả
Kẻ sớm hôm chài lưới ven sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bến sông
(Nhớ con sông quê hương – 1956)
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
...................................................................................................
 
M

meoconnhinhanh97

Hãy nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.
cánh buồm dương to như mảnh hồn làng
cánh buồm_nó dương to như để đón gió,tác giả đã so sánh cái hữu hình với cái vô hình,dường như linh hồn thiêng liêng và bất tử sáng lung linh giữa vùng đất biển của làng chài đã được gửi vào cánh buồm ấy với biết bao nỗi thương nỗi nhớ có cả nỗi sợ và nỗi lo của các bà các mẹ các em ở nhà mong đợi những người trai tráng bình yên trở về.và hơn thế,trong cánh buồm đang dập dờn trước gió kia nó còn ẩn chứa 1 ước mơ tưởng chừng như giản dị và rất đỗi bình thường nhưng chất chứa cả tấm lòng của những tâm hồn ở nhà hướng về biển cả gửi cho những người đi xa với niềm mong ước mưa thuận gió hòa,cho con thuyền xuôi nhịp bước bình yên trở về.cánh buồm theo gót con thuyền mạnh mẽ ra khơi với những con người dũng cảm,cao lớn và khỏe khoắn.họ ra sức tung tỏa,vùng vẫy nơi biển trời tự do chinh phục biển khơi cao rộng
@@:minh_minh1996:trước khi gửi lời giải em nên đọc lại đề câu hỏi nhé .đề không bảo phân tích bài thơi em nhé:) .
 
Top Bottom