[văn 8]Trong Lòng Mẹ ( Trích Những ngày thơ ấu )

B

boyagpro9x

Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng

Bạn phại dựa vào bài văn này để trả lời câu hỏi.jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj
 
T

tuvidat

Văn bản: Trong lòng mẹ
Trích “Những ngày thơ ấu”-Nguyên Hồng​
I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:Nguyên Hồng (1918-1928)
tên khai sinh là
Nguyễn Nguyên Hồng,
quê ở thành phố Nam Định
-Trước cách mạng ông sống
chủ yếu ở thành phố cảng
Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo
- Nguyên Hồng hướng ngòi bút đến những người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em



II.Phân tích:

1. Bố cục
Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”
=>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
Phần 2: Còn lại
=>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
*Hoàn cảnh của bé Hồng:
-Gần đến ngày gỗ đầu của thầy
-Mẹ ở Thanh Hóa chưa về
-Ở với họ hàng
->Hoàn cảnh đáng thương mồ côi bố, sống xa mẹ
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc

*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
b. Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ


* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở

Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt

III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
I.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả:Nguyên Hồng (1918-1928)
tên khai sinh là
Nguyễn Nguyên Hồng,
quê ở thành phố Nam Định
-Trước cách mạng ông sống
chủ yếu ở thành phố cảng
Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo
- Nguyên Hồng hướng ngòi bút đến những người lao động nghèo đặc biệt là phụ nữ và trẻ em


II.Phân tích:

1. Bố cục
Bố cục: 2 phần
Phần 1: Từ đầu đến “Người ta hỏi đến chứ”
=>Cuộc đối thoại giữa người cô và chú bé Hồng
Phần 2: Còn lại
=>Cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và mẹ
*Hoàn cảnh của bé Hồng:
-Gần đến ngày gỗ đầu của thầy
-Mẹ ở Thanh Hóa chưa về
-Ở với họ hàng
->Hoàn cảnh đáng thương mồ côi bố, sống xa mẹ
* Thái độ của người cô
Gọi tôi đến bên cười hỏi:
-Hồng mày có muốn vào Thanh Hóa với ****** không?
Giọng ngọt:
-Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu
Vỗ vai tôi cười mà nói rằng:
-…Bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ
Đổi giọng nghiêm nghị…chập chừng nói tiếp
Thánh tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày còn phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ
=>Giả dối, mỉa mai, cay độc

*Thái độ của bé Hồng khi nghe câu chuyện của bà cô về mẹ
Toan trả lời…cúi đầu không đáp
Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa ở cằm và ở cổ
Cười dài trong tiếng khóc
Cổ họng nghẹn ứ khóc không ra tiếng
=>Tâm trạng đau đớn tủi cực
Cảm nhận của bé Hồng về câu chuyện của bà cô
-Nhận ra những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô
Những rắp tâm tanh bẩn
Những cổ tục
=>Hiểu rõ bản chất của người cô, đó là con người có tính cách hẹp hòi, tâm địa cay độc tàn nhẫn.=> Là nhân vật thể hiện những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn đối với người phụ nữ trong xã hội cũ
Cảm nhận của em về câu văn “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi
Câu văn dài kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc: So sánh “ những cổ tục… là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ”, điệp từ “Mà” cùng các động từ mạnh:vồ, cắn, nhai, nghiến cùng nằm trong cùng một trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức căm giận của nhân vật về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người phụ nữ là người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
b. Tình cảm của bé Hồng với mẹ
Khi nghe những lời cay độc từ bà cô:
-Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến
->Tình yêu thương và sự kiên định trong suy nghĩ về mẹ
-Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách dấu giếm
>Sự trưởng thành trong suy nghĩ
-Giá những cổ tục…..vồ lấy, mà cắn, mà nhai, mà nghiến ->Tình yêu thương và lòng căm phẫn =>mong muốn hành động được đấu tranh bảo vệ cho mẹ


* Khi gặp mẹ:
Tôi chợt thấy thoáng một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ tôi. Tôi liền đuổi theo, gọi bối rối
-Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!...
=>Tiếng gọi tha thiết khát khao tình mẹ
“ cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”
=>Đây là một giả thiết mà cậu bé tự đặt ra – giả định là một hình ảnh so sánh độc đáo => hi vọng tột cùng- thất vọng- tuyệt vọng tột cùng
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân…..òa khóc nức nở
=> Tình yêu thương, nỗi xúc động bàng hoàng, niềm sung sướng và cả sự tủi thân nghẹn ngào vỡ òa trong tiếng khóc nức nở

Trong lòng mẹ:
-Được nhìn thấy mẹ: Gương mặt mẹ…tươi sáng, đôi mắt trong và nước da mịn, màu hồng của hai gò má
Được ngồi trong lòng mẹ: đùi áp đùi mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, cảm giác ấm áp… mơn man khắp da thịt….hơi thở thơm tho
Cảm nhận về tình mẹ: Người mẹ có một êm dịu vô cùng
=> Cảm nhận niềm hạnh phúc, thiêng liêng của tình mẫu tử
Bằng lời văn chân thực giàu cảm xúc, đoạn trích cho ta thấy bé Hồng là chú bé số phận cay đắng đau khổ nhưng có lòng yêu thương, sự kính trọng và niềm tin mãnh liệt về người mẹ của mình. Đoạn trích là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
III.Tổng kết:
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
__________________
 
V

vitconxauxi_vodoi

Nội dung:

Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng.
 
D

darkslayerhn

Giúp mấy câu trong bài ''Trong Lòng Mẹ '' với
1,Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.Nên hiểu như thế nào về nhận định đó?
Qua đoạn trích ''Trong Lòng Mẹ'' em hãy chứng minh nhận định trên
2,Qua đoạn trích ''Trong Lòng Mẹ'' hãy chứng mình Nguyên Hồng giàu chất chữ tình
 
V

vitconxauxi_vodoi

Giúp mấy câu trong bài ''Trong Lòng Mẹ '' với
1,Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.Nên hiểu như thế nào về nhận định đó?
Qua đoạn trích ''Trong Lòng Mẹ'' em hãy chứng minh nhận định trên
CHỨNG MINH NGUYÊN HỒNG LÀ NHÀ VĂN CỦA PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM QUA ĐOẠN TRÍCH TRONG LÒNG MẸ



Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.


Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.


Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.


Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.


Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.


Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.


(Sưu tầm)

2,Qua đoạn trích ''Trong Lòng Mẹ'' hãy chứng mình Nguyên Hồng giàu chất chữ tình
Chất trữ tình
a-Về phương diện nội dung :

- Tình huống , hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con bé Hồng.

- Dòng cảm xúc tinh tế phong phú của bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô và khi gặp mẹ trên đường đi học về.

b- Cách kể của tác giả :

-Kết hợp giữa kể và bộc lộ cảm xúc trong quá khứ.

-Xây dựng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo đầy ấn tượng.

-Giong văn thiết tha, say mê.
 
Last edited by a moderator:
K

khoctrongmua1999

Tiểu thuyết "Những ngày thơ ấu" của nhà văn Nguyên Hồng là một tác phẩm hay, cảm động, rất lôi cuốn người đọc. Được trích ra từ tiểu thuyết, văn bản TRONG LÒNG MẸ thấm đẫm chất trữ tình bởi nó đã phần nào cho ta cảm nhận được nỗi buồn đau của bé Hồng vì bị mọi người ruồng rẫy, khinh miệt; ta cảm nhận niềm khát khao được ở bên, yêu thương mẹ đến cháy bỏng của cậu bé đáng thương. Người cô độc ác, khô héo cả tình thương máu mủ luôn mang dã tâm gieo rắc vào đầu cậu bé những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy người mẹ tội nghiệp, đáng thương. Nhưng "ngọn lửa" của tình mẫu tử thiêng liêng vẫn không bao giờ tắt trong trái tim đa cảm của Hồng. Để rồi, khi gặp mẹ, Hồng đã khóc nức lên vì vui sướng được ở trong lòng mẹ sau bao tháng năm xa cách. Trong những giây phút sung sướng, rạo rực ấy, những lời miệt thị của người cô hiện ra trong đầu bé Hồng nhưng rồi tan biến nhanh chóng để nhường chỗ cho những ngày tháng tươi đẹp, hạnh phúc của tình mẫu tử sẽ đến với cậu bé.

thanks nhiu nka hjhj
 
C

culcul99

minh can biet cam nghi ve hinh anh dua tre mồ côi trong doan trich trong long me ,có so sánh vs hiện tại thì trẻ mồ côi có như Hồng không .cầ gấp thứ 7 nộp rồi ( 8/9/2012)
 
B

bengok_1999

bài viết trong lòng mẹ

mình chỉ tóm tắt thôi chứ không làm từng chi tiết ra, chỉ cần nắm ~ ý chính và dựa theo sgk là hiểu ngay ak`

trong lòng mẹ đã được tác giả nguyễn nguyen hồng sáng tác, bài văn này là thuộc thể loại hồi kí, kể lại quá khứ đau lòng của tác giả (chú bé hồng)giũa 1 đất nước lạc hậu.đoạn văn thì gồm 2 phần
phần 1 : cuộc nói chuyên giũa chú bé hồng và người cô(với giọng nói ngọt và khuôn mặt lúc nào cũng cười vẻ tài nhẫn người cô luôn muốn gieo giắt vào đàu chú bé hồng vẻ khinh miệt và câm ghét mẹ mình vì đã bỏ con mà ra đi khi chồng chưa mãng tang(vì tục lệ người xưa là chồng chết vợ phải ở vậy nuôi con trưởng thành)còn chú bé khi nghe ~ lời ấy cậu rất mún trả lời nhưng hiểu được tâm độc ác của ng` cô nên im lặng và cuối đầu . Khi nghe những lời khinh bỉ mẹ của ng` cô cậu đẫ khó rất nhiều và câm ghét những cổ tục xưa đẫ đay đọa mẹ em, chú mún nó như cục thủy tinh hay vụn gỗ để cậu cắn nghiền nát nó.
ph an2:khi được gặp mẹ(khi tan trường chú bé hồng đã thấy người ngồi trên xích lô giống mẹvaf chạy theo gọi, cậu bé nghĩ nếu đó không phải mẹ cậu cảm thấy thẹn và tủi cực như 1 ng` bộ hành ngã ngục trên xa mac thấy cái ảo ảnh của dòng nước trong dưới bóng cây râm).và đó chính là mẹ cậu bé vui mừng, khóc nức nở và không nhớ mẹ đã hỏi và mình đã trẵ lời gì nữa.
_qua 1,2 phần trên ta thấy được lòng yêu mẹ tha thiết nên ghét ~ cổ tục xưa.
từ hai phần trên ta chú ý có hai lần chú bé khóc 1 là trong cuộc trò chuyện giữa hai cô cháu: khó ấy là khóc của sự đau khổ , đau lòng trước sự tàn nhẫn của ng` cô đối vs mẹ. còn lần khóc thứ hai là sự mừng rỡ vì được gặp mẹ .
 
K

kun_k0n

Trong Lòng Mẹ
_Nguyên Hồng_
I/ Tìm hiểu khái quát văn bản
1.Tác giả: SGK
2.Tác phẩm:
-Trích “Những ngày thơ ấu” (Hồi kí) gồm 9 chương
- Trong lòng mẹ là chương thứ IV.
3.Đọc, tìm hiểu chú thích
a/ Đọc, tóm tắt
b/chú thích từ
4. bố cục : 2 phần
II/Đọc ,tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Nhân vật bà cô
-Cử chỉ : cười nói, rất lố bịch (giả dối).
-Giọng nói ngọt ngào
-> Giả dối, độc ác
- lời nói mỉa mai cay độc
=> bà cô là người độc ác tàn nhẫn
* Nghệ thuật:Tương phản, 2 tính cách trái ngược nhau.
Bà cô: hẹp hòi tàn nhẫn
Bé Hồng: trong sáng, giàu tình cảm
=> Làm nổi bật tính độc ác của bà cô.
=> Lạnh lùng, độc ác
2. Nhân vật Bé Hồng
a/Những cảm xúc ý nghĩ của bé hồng khi trả lời bà cô
- phản ứng thông minh xuất phát từ tìh yêu thương mẹ
+ cúi đầu, không đáp.
+ cười, không đáp lại
- Lòng thăt lại khóe mắt cay cay, nước mắt chảy ròng ròng
=> bảo vệ mẹ xuất phát từ tình yêu thương mẹ mãnh liệt
b/ càm giác sung suong khi gặp lại mẹ
- đuổi theo chiếc xe với cử chỉ vội vã
khi lên xe khóc nức nở
ngập tràn lòng sung sướng, rạo rực, ấm áp
=> bé hông có nội tâm sâu săc có tình yêu mệ
III. Tổng kết
 
P

phonghotboy

Phần đọc hiểu văn bản có 2 ý chính cần phân tích kĩ đó là câu hỏi 1 và câu hỏi 2, mình sẽ trả lời 2 câu này nhé
Câu 1: Nhân vật người cô trong cuộc đối thoại với chú bé Hồng:
- Cử chỉ đầu tiên của người cô là đến bên Hồng cười và nói, tỏ vẻ quan tâm đến chú bé. Điều đáng quan tâm ở đây không phải là quan tâm, lo lắng, hay thông cảm mà nói( chú ý cái cười, một cái cười vô cùng giả dối, "rất kịch"). Thực ra chỉ là hành động đánh vào tâm lí trẻ con( xa mẹ đã lấu thì tất nhiên muốn gặp mẹ), để hàm ý khinh miệt mẹ Hồng
-Người cô liên tục hỏi, giọng vẫn ngọt. Bà ta đã cố tình nhấn mạnh chữ "phát tài" và ngân dài hai tiếng "em bé" để khắc sâu vào lòng Hồng, nỗi đau xa mẹ, cố ý để Hồng ruồng rẫy người mẹ của mình
-Khi thấy Hồng đã bật khóc nức nở, bà ta vẫn cứ "tươi cười kể chuyện" về người mẹ "ăn mặc rách rưới,..."cùng túng,... cố ý làm cho cháu mình phải đau khổ vì người mẹ.
=>Người cô là người lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm, tàn nhẫn đến khô héo cả tình ruột thịt. Người cô chính là hiện thân của bất công trong thời xưa và những định kiến của xã hội.
Câu 2: Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh:
a).Khi đối thoại với người cô:
-Khi thấy người cô nói có muốn vào chơi với mẹ không. Chus đã tưởng đến khuôn mặt rầu rầu của mẹ, chú rất thương mẹ, toan trả lời là có. Nhưng vốn nhạy cảm Hồng đã nhận cái cái cười "rất kịch" của người cô. Không muốn mẹ mình bị khinh miệt, bị những "rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến" chú bé đã kìm lòng và trả lời vô cùng tự tin.
-Rồi khi người cô cố tình khinh miệt mẹ chú qua lời lẽ ngọt ngào, Hồng đã bật khóc, nước mặt chảy ròng ròng. Không phải vì người mẹ đã bỏ chú mà sinh nở với người khác mà là thương mẹ sao lại sợ cái định kiến độc ác của xã hội.=> Người cô càng cô ý khinh miêt mẹ chú bao nhiêu, chú càng thương mẹ đến bấy nhiêu.
-Khi nghe người cô kể về người mẹ cùng túng, khổ cực Hồng đã nghẹn ứ khóc không nên tiếng. Và tình yêu mẹ đã lên đến đỉnh điểm của sự uất ức. Qua chi tiết " Giá những cổ tục...nát vụn mới thôi".
b) Khi đã gặp mẹ và ở trong lòng mẹ:
-Thoáng thấy mẹ, Hồng đẫ bối rối gọi.Hồng bối rối, run, lập cập, vội vã, vì đó chỉ là linh cảm, vẫn chưa biết xác thực đó có phải mẹ hay không. Hồng luôn khát khao tình mẹ, "như một người bộ hành ngã gục giữa xa mạc" khát khao gặp dòng suối mát.
-Khi gặp mẹ và ngồi trong lòng mẹ, sự sung sướng của Hồng đã lên đến cực đỉnh. Hồng đa oà khóc, những giọt nước mắt có chút tủi hận và cả sự sung sướng, mãn nguyện. Vì nỗi khao khát bao lâu đã được giải toả, được vỡ oà trong tiếng khóc. Hồng cảm nhận đc vẻ đẹp tuyệt vời của mẹ lúc bấy giờ. Hồng sung sướng đến mê man, mụ mị, cảm giăc bấy lâu mất đi mơn man khắp da thịt. Những câu nói mỉa mai của người cô tan đi, chìm nghỉm ngay tức khắc trước tình mẫu tử mãnh liệt.
*) Những rung động cực điểm của một linh hồn thơ dại.
=>Tình yêu thương bất diệt, thiêng liêng của Hồng đối với người mẹ bất hạnh.
 
N

nhoconbmt

I. Tìm hiểu chung :

1. Đọc : Giọng biểu cảm, phù hợp với tính cách nhân vật.

2. Tác giả - Tác phẩm :

a) Tác giả :

- Ông tên thật là Trần Hữ Tri ( có tài liệu ghi là Trần Hữu Trí).

- Ông sinh năm 1915 nhưng theo giấy khai sinh ghi thì là ngày 29/10/1917. Trên đường đi công tác, ông bị quân Pháp phục kích và bắn chết vào ngày 28/11/1951 (30 tháng Mười âm lịch), tại Hoàng Đan (Ninh Bình) do bị đối phương phục kích. Sau khi ông mất, mộ phần bị thất lạc.

- Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

- Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói,nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945,đấy mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của ông.

- Thời gian đầu lúc mới cầm bút, chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần, Ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động; chính vì vậy, Ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.



b) Tác phẩm :

- "Lão Hạc" là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943

- PTBĐ : Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm

- Bố cục :

+ Phần 1 : Từ đầu đến "ông giáo ạ!" : Giới thiệu sự việc

+ Phần 2 : Tiếp đến "Binh Tư hiểu" : Sự việc bán chó của Lão Hạc.

+ Phần 3 : Còn lại : Kết thúc sự việc, Lão Hạc chết đi nhưng vẫn cố gắng giữ mảnh vườn cho con.

- Tóm tắt :

Lão Hạc vì quá túng thiếu nên đành phải bán con chó của con trai mình mua đi. Bán xong, Lão gượng cười khi nói với ông giáo nhưng rồi cuối cùng lại bật khóc khi mình đã nhẫn tâm lừa một con chó. Nhưng dù có túng thiếu đến mấy lão cũng không chịu bán đi mảnh vườn mà vợ ông đã dành dụm để lại cho con lão, lão chỉ sống qua ngày bằng khoai, hết khoai thì lại củ chuối, sung luộc,... Cuối cùng, lão Hạc vì ân hận mà chết đi, để lại đứa con và mảnh vườn cho ông giáo giúp lo liệu.

II) Phân tích :

Câu 1 : Diễn biến tâm lý của lão Hạc :

- Qua nhiều lần lão Hạc nói đi nói lại ý định bán "cậu Vàng" với ông giáo, có thể thấy lão đã suy tính, đắn đo nhiều lắm. Lõa coi việc này rất hệ trọng bởi cậu Vàng là người bạn thân thiết, là kỷ vật của anh con trai mà lão rất yêu thương.

- Sau khi bán "cậu Vàng", lão Hạc cứ day dứt, ăn năn vì nỡ đánh lừa mọt con chó. Cả đời này, ông già nhân hậu đã nỡ lừa ai.

Câu 2 :

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát. Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám.

- Nhưng xét ra, nếu lão Hạc là người ham sống, lão còn có thể sống được, thậm chí còn có thể sống lâu là đằng khác vì ông vẫn còn 30 đồng bạc và cả một mảnh vườn. Nhưng ông để 30 đồng bạc lại cho ông giáo để đề phòng sau này khi ông chết đi thì không phiền đến làng xóm, còn mảnh vườn thì ông nhất quyết để lại cho con trai. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, lòng tự trọng mà đáng kính.

câu 3 : Thái độ, tình cảm của nhân vật "tôi" đối với lão Hạc : thương lão vì lão thương con, không muốn làm phiền đến người khác khi lão chết. Cho đến chết lão Hạc vẫn thể hiện là một con người chân chất, lương thiện, trung thực, giàu lòng tự trọng đáng quý.

Câu 4 :

- Trong truyện ngắn này, chỉ tiết lão Hạc xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng. Nó chứng tỏ ông lão giàu lòng thường là lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng. Nó có ý nghĩa "đánh lừa " - chuyển ý nghĩa tốt đẹp của ông giáo và người đọc về lão Hạc sang một hướng trái ngược. "Cuộc đời quả thật cứ ngày một thêm đáng buồn", nghĩa là nó đã ẩy những con người đáng kính như lão Hạc đến con đường cùng, nghĩa là con người lâu nay nhân hậu, giàu lòng tự trọng đến thế mà cũng bị tha hóa.

- Cái chết đau đớn của lão Hạc lại khiến cho ông giáo suy nghĩ về cuộc đời. Cuộc dời chưa hẳn đã đáng buồn bởi ngay cả ý nghĩ trước đó của mình đã không đúng, bởi còn có những con người cao quý như lão Hạc. Nhưng cuộc đời lại đáng buồn theo nghĩa : con người có nhân cách cao đẹp như lão Hạc mà không được sống, sao ông lão đáng thương, đánh kính như vậy mà phải chịu cái chết vật vã, dữ dội đến thế này.

Câu 5 : câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật "tôi" (ông giáo). Vì thế :

- Làm câu chuyện gần gũi, chân thực. Tác giả như kéo người đọc cùng nhập cuộc, cùng sống, chứng kiến với các nhân vật.

- Câu chuyện được dẫn dắt tự nhiên, linh hoạt.

- Giúp truyện có nhiều giọng điệu : vừa tự sự vừa trữ tình, có khi hòa lẫn triết lý sâu sắc có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực với trữ tình.

Câu 6 :

- Đây là lời triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao.

- Nam cao đã khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo.

- Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người : ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.

Câu 7 : Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ là vô cùng khổ cực, nghèo nàn, khốn khố nhưng phẩm chất của họ thì lại lương thiên, chân chất, có lòng tự trọng cao và biết nghĩ đến người khác. Cuộc đời thật trớ trêu thay!
 
Last edited by a moderator:
L

lethu_0310

“Con suốt đời vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Câu thơ này của Tố Hữu à. Đó là 2 câu thơ trong bài "Con cò" của Chế Lan Viên chứ
 
A

anhsangvu44@yahoo.com.vn

Mình vừa mới học bài trong lòng mẹ .Bạn chỉ cần có cảm nhận 1 chút là đc .Lên google tìm thông tin về Nguyễn Nguyên Hồng .Từ những bi kịch từ thởi thủa bé,ảnh hưởng lớn đến tác phẩm của ông,đồng thời do tình yêu thương dành cho mẹ .Do đó ông được nhận xét là nhà văn của nhi đồng và phụ nữ .Ở đây mình chỉ sơ lược,bạn cần tìm hiểu thông tin về cuộc đời của Nguyễn Nguyên Hồng.Từ đó suy ra tính cách và phong cách của ông(cái này tự cảm nhận)ảnh hưởng và khiến ông có phong cách viết hướng đến nhi đồng và phụ nữ
Cám ơn bạn:khi (24):
 
Top Bottom