văn 8 Đề: Thuyết minh một thể loại văn học

S

stary

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

images

Nguyên văn bởi stary

1. Mở bài
Giới thiệu thể loại văn học:............................. (thường bằng một câu định nghĩa: qui thể loại được định nghĩa vào loại của nó hoặc chỉ ra đặc điểm).
2. Thân bài
- Nêu các đặc điểm của thể loại văn học:
- Đặc điểm 1:.............................
- Đặc điểm 2:.............................
- Đặc điểm 3:.............................
- Đặc điểm 4:.............................
3. Kết bài: Vị trí của thể loại trong nền văn học.



Đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:
"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​
- Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​
- Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít.
"Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​
- Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
 
D

deltafoce11

Thơ lục bát là một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy việt nam.
Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng ,số câu không hạn định.
Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần, tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu của câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau, như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6 8 ,lại có cả vần lưng trong câu tám:
Thành tây có cảnh Bích Câu
Cỏ hoa họp lại một bầu xinh sao
Đua chen thu cúc xuân đào
lựu phun lửa hạ , mai chào gió đông
(Bích Câu kì ngộ)
Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu ,thứ tám phải là bằng,nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thay đổi chút ít,trước hết là số chữ có thể tăng thêm , và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ
ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông
Về phối thanh, tiếng thứ hai có thể là thanh trắc,nhất là ở câu sáu có tiều đối:
dù mặt lạ , đã lòng quen
(bích câu kì ngộ)
Ngoài ra có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó cũng thay đổi:
tò cò mà nuôi con nhện
ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
vần lưng có thể ở tiếng thứ hai,nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi qua thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
thằng tây mà cứ vẩn vơ
có hổ này chờ chôn sống mày đây
( tố hữu, phá đường)
núi cao chi lắm ai ơi
núi che mặt trời chẳng thấy người thương
thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng việt,với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
 
N

nguyenthithuyvy8a@gmail.com

thuyet minh tho luc bat

;););)nhu nay moi goi la viet thuyet minh tho luc bat:
chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.
Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.
Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…
Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.
Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.
2.Thân bài:
a.Định nghĩa:
Lục Bát là loại thơ Sáu Tám, một câu sáu và một câu tám. Bài thơ lục bát luôn đươ.c bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát. Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất, vì cách làm và gieo vần tương đối đơn giản.
Lục= sáu chữ --- chữ 2 Bằng, 4 trắc, 6 Bằng
Bát= tám chữ --- chữ 2 bằng, 4 trắc, 6 bằng, 8 bằng

Trong thơ lục bát, chữ thứ sáu của câu Lục, vần với chữ thứ sáu của câu Bát. Chữ thứ tám của câu Bát vần với chữ thứ sáu của câu Lục kế tiếp và cứ theo quy luật đó cho đến hết bài thơ.

x B x T x B(v)
x B x T x B(v) x B(v)

v= vần

ví dụ:
Ngồi chờ hết cả đêm nay(v1)
Chỉ mong anh được xuân này(v1) bình yên(v2)
Cớ sao anh lại không lên(v2, 3)
Vô tình anh lại bõ quên(v3) tim này


Những giai đoạn sau, trong bước phát triển nào của thơ, người ta cũng luôn thấy sóng đôi hai phong cách này. Ví như đầu thời Thơ mới, là cặp Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải, đằng nghiêng về cổ điển, đằng nghiêng về dân gian. Giữa thời Thơ mới là cặp Nguyễn Bính - đượm chất dân gian và Huy Cận - đậm màu cổ điển… Đến thời sau này thì hai phong cách ấy thường hoà vào nhau, mà chất dân gian thường trội hơn, đồng hoá cả chất cổ điển. Nổi lên nhiều cây bút sáng giá: Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Trần Đăng Khoa, Lê Đình Cánh, Phạm Công Trứ… Cứ thế, qua các thời, lục bát luôn như một dòng sông, mà các dòng chảy của nó cứ sóng sánh và quyện hoà để làm giàu cho nhau, làm nên cái diện mạo bền bỉ mà luôn mới mẻ của lục bát.

e.khuynh hướng sử dụng thơ lục bát:
Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Họ vội cho rằng lục bát chỉ biểu hiện được những cảm xúc quen thuộc của người Việt truyền thống. Còn tâm sự đầy những suy cảm tinh vi phức tạp của người hiện đại thì lục bát khó chuyển tải. Họ lầm tưởng rằng lục bát sẽ khó theo kịp nhịp biến hoá đầy bấn loạn của tư duy thơ hiện đại. Thậm chí, có người còn coi lục bát như một rào cản đối với những lối tư duy nghệ thuật tân kì. Và, họ từ chối lục bát để một mực chạy theo những thể khác. Thực ra, mọi vẻ đẹp cùng bíến thái mơ hồ nhất của thiên nhiên, mọi biến động phức tạp khôn lường của đời sống, mọi tầng sống sâu xa huyền diệu nhất của tinh thần cá thể, mọi khuynh hướng tư duy nghệ thuật, dù truyền thống hay tối tân, đều không xa lạ với lục bát. Vấn đề là người viết có đủ tài để làm chủ được lục bát hay không.
Vì thế mà có xu hướng ngược lại, nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát. Họ ý thức rõ, từ xưa đến nay, lục bát luôn là thể thơ đầy thách thức. Sự gò bó có thể là một khó khăn bất khả vượt đối với ai đó, nhưng lại là một thách thức đầy hấp dẫn đối với những tài năng thơ thiết tha với tiếng Việt, thiết tha với điệu tâm hồn Việt. Họ nâng niu, chăm chút. Họ làm mới, họ cách tân, để gửi gắm tấc lòng của con người hôm nay vào thể thơ hương hoả của cha ông. Họ dùng lục bát như một phương tiện tâm tình gần gũi, để nói những gì sâu sắc nhất của tâm tư. Trong thực tế, lục bát với người này là sở trường, với người kia là sở đoản. Nhưng, về thái độ, thì sẽ là không quá lời khi bảo rằng: trân trọng lục bát cũng là một thước đo về văn hoá thơ với một người thơ Việt.
Nhờ những tấm lòng và tài năng ấy mà thế kỉ XX vẫn chứng kiến một cuộc chạy tiếp sức hào hứng không biết đến mệt mỏi của lục bát. Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại.

3.kết bài:
khẳng định lại sức sống mãnh liệt của thơ lục bát:
Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.
Lục bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt.
Chừng nào thế giới còn chưa thấu tỏ vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy họ chưa thực sự hiểu vẻ đẹp của thơ Việt.
Và, chừng nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy nền thơ Việt vẫn còn chưa thực sự làm tròn sứ mạng của mình.

những tư liệu trên mình lấy từ bài bình luận về thơ lục bát của tiến sĩ Chu văn sơn

mình chỉ mới đưa các í đó vào các luận điểm
bạn nên chắt lọc ra để có dc bài viết hay
 
V

vanhoc_2000

I - Thơ Lục Bát

A - Sơ lược.

Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, nó rất phổ biến, có từ lâu đời, phàm là người Việt Nam thì đã từng ít nhân một lần đọc qua nó. Đó chính là những bài ca dao rất thân quen như "con cò mà đi ăn đêm...". Thơ lục bát dễ đi vào lòng người bởi vì nó mang âm điệu du dương, âm điệu nhẹ nhàng của quê hương. Thơ lục bát có ít nhất là 2 câu gọi là một cặp câu, và nhiều nhất là không giới hạn (ví dụ: có những bài ca dao 2 câu, Truyện Kiều có 3254 câu lục bát, Truyện Lục Vân Tiên có hơn 2700 câu lục bát...) Mỗi câu trong một cặp câu có số chữ khác nhau, câu trên gốm 6 chữ (gọi là câu lục), câu dưới gồm 8 chữ (gọi là câu bát). Bài thơ thường kết thúc ở câu bát.

B - Luật phối thanh.

Trước khi nói luật phối thanh ta nói tới các loại thanh:
Thanh Bằng (bình) gồm có hai tiếng đó là tiếng mang dấu huyền (Trầm bình thanh) và tiếng không mang dấu (ngang) (Phù bình thanh).
Thanh Trắc gồm có các tiếng mang dấu còn lại.
Trầm thượng thanh: dấu hỏi
Phù thượng thanh: dấu ngã
Phù khứ thanh : dấu sắc
Trầm khứ thanh: dấu nặng ------------riêng cho các tiếng
Phù nhập thanh: dấu sắc ---------------tận cùng là các phụ
Trầm nhập thanh: dấu nặng ------------âm c,ch,t,p

Thơ lục bát có cách phối thanh theo nguyên tắc "Nhất-tam-ngũ bất luận, Nhị-tứ-lục phân minh". Nghĩa là các tiếng ở vị trí lẻ của câu thơ không ràng buộc về thanh, nhưng các tiếng ở vị trí chẵn thì bị ràng buộc.
Thanh của một cặp câu trong thơ như sau:
Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6)
Bằng(1) - Bằng(2) - Trắc(3) - Trắc(4) - Bằng(5) - Bằng(6) - Trắc(7) - Bằng(8).

Ví dụ:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
(Kiều - Nguyễn Du)

Ngoài ra, đôi khi còn có thể biến chữ thứ hai của các câu thơ từ thanh bằng thành trắc cũng được. Ta gọi đó là lục bát biến thể

Ví dụ:
... Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con...
(Ca dao).

Hoặc là câu bát có thể theo luật phối thanh như sau (chỉ tính các tiếng chẵn)
Trắc(2) - Bằng(4) - Trắc(6) - Bằng(8).

Ví dụ:
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.
(ca dao)

Người ta gọi thơ lục bát không theo quy luật phối thanh trên là lục bát biến thể.

Ngoài cách phối thanh trắc bằng ra, thì trong câu bát của bài thơ lục bát còn có tiểu đối giữa hai thanh là thanh của tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 (hay thanh của tiếng thứ 4 và thứ 8 trong lục bát biến thể) đó là nếu tiếng này là phù bình thanh thì tiếng kia phải là trầm bình thanh và ngược lại. (Xem lại các ví dụ trên)

C - Cách gieo vần

Thơ lục bát được gọi là thể thơ liên vận (tức là gieo vần liên tiếp nhau khác với thơ độc vận (1 vần) của các loại thơ khác. Trong thơ lục bát gồm có yêu vận(vần lưng) gieo ở giữa câu và cước vận (vần chân) gieo cuối câu. Và vần được chọn gieo trong thơ lục bát thường là vần mang thanh bằng.

Vần là các tiếng đọc giống nhau. Ví dụ như:
Vần Giàu: là các tiếng có vần giống nhau như : tà - mà - xa..., linh - kinh - xinh...
Vần nghèo: là các tiếng đọc gần giống nhau như: hoa - tà - qua..., thinh - thành - lành...

Các tiếng được chọn để gieo vần trong thơ lục bát gồm có: tiếng thứ 6 của câu lục, tiếng thứ 6 và thứ 8 của câu bát.
Khi gieo vần, tiếng thứ 6 của câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu bát trong cặp câu của nó. Và tiếng thứ 8 của câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 của câu lục trong cặp câu kế tiếp.

Ví dụ:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng...
(Kiều - Nguyễn Du).

Trong lục bát biến thể nói trên, tiếng thứ 6 của câu lục đôi khi hiệp vần với tiếng thứ 4 của câu bát

Ví dụ:
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
(ca dao).

D - Cách ngắt nhịp

Ngắt nhịp trong thơ là cách ngâm thơ. Cách ngắt nhịp đôi khi diễn tả rõ được tâm trạng của tác giả qua bài thơ, khi đọc thơ thì cách ngắt nhịp giúp người đọc cảm nhận được tứ thơ rõ ràng hơn. Thông thường thì bài thơ lục bát ngắt theo nhịp chẵn tức là nhịp 2/2/2(/2). Nghĩa là khi đọc một câu thơ lục bát thường đọc hai chữ liền nhau. Ví dụ:

Trước đèn/ xem chuyện/ Tây Minh
Gẫm cười/ hai chữ/ nhân tình/ éo le
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu).

Tuy nhiên, cũng có đôi khi cách ngắt nhịp được thay đổi đi theo một dụng ý nào đó của tác giả. Từ nhịp chẵn trở thành nhịp lẽ. hay nhịp 2/2/2 trở thành nhịp 3/3.
Ví dụ:
Người lên ngựa/ kẻ chia bào,
Rừng phong/ thu/ đã nhuốm màu/ quan san
(Kiều - Nguyễn Du).


Trên đây là một số luật trong thơ lục bát của dân gian Việt Nam, để hiểu thêm về thể thơ này các vị có thể tìm đọc các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du, Truyện Lục vân Tiên của Đồ Nguyễn Đình Chiểu, Bần Nữ Thán của Nguyễn Du, Các truyện dân gian như Trinh Thử, Truyện Trê Cóc... hay các bài ca dao...
 
Top Bottom