[Văn 8] Đề kiểm tra học kì I <làm thử trước khi thi>.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Chúng ta sắp bước vào 1 kì thi quan trọng là kì thi học kì I.
Cho nên, ở pic này chị sẽ đưa các bài tập dạng đề thi rồi chúng ta cùng thảo luận và làm nó .

Các em vào làm thử để có thể chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới nhé :x

 
T

thuyhoa17

đề 1.

Đầu tiên là 1 đề của :

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯƠNG THỦY
NĂM HỌC 2008 – 2009

Câu 1 (2 điểm).
a. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
b. Hãy kể tên các truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Câu 2 (2 điểm).
Cho đoạn văn :
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.
Câu 3 (2 điểm).
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng.
Câu 4 (4 điểm).
Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.

Các em cùng làm nhé. :x
 
C

cuonsachthanki

em chưa thử làm nhưng nhìn đề dài thế thì kiểu gì em cũng ko thể làm xong trong vòng 90 phút
( vì nếu trường em ra đề này thì kiểu gì cũng cho làm trong 90 phút thôi chị ạ ( nă mnào cũng vậy mà))
Nhưng em cũng thanks chị một cái vì đã cho em biết đc một số dạng đề văn của lóp 8 :)
 
T

thuyhoa17

Có vẻ cái đề này khó quá nhỉ ;))

Chị đưa đáp án luôn nhé.

Câu 1:
a. Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

=> giúp cho việc kể chuện trở nên sinh động, hấp dẫn và sâu sắc hơn.

b. Hãy kể tên các truyện kí Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 8, tập một, có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

=> Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng), Tôi đi học (Thanh Tịnh), Lão Hạc( Nam Cao), Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố)...

Câu 2:
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.



=> Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.
=> Quan hệ bổ sung.

b. Từ tượng hình: móm mém
Từ tượng thnah: hu hu

Câu 3:
Tóm tắt phần trích Lão Hạc bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 dòng

=> Câu này chắc thầy cô cũng nói nhiều rồi, nên các em dựa vào đó làm nhé. :)

Câu 4:
Hãy giới thiệu một loài hoa mà em yêu thích trong ngày Tết.

=> các em có thể tham khảo ở link này: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=76526

hoặc: http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=126006

Lần sau chị sẽ đưa đề tiếp, dễ hơn tí ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Đề tiếp <tham khảo>

ĐỀ TRƯỜNG THCS HỒNG VÂN - THỪA THIÊN HUẾ.

Câu 1. (2đ)
Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố):
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Câu 2. (2đ)
Qua bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng của hình tượng nhà nho yêu nước đầu thế kỉ xx.

Câu 3. (6đ)
Chiếc bút bi là một đồ dùng học tập hết sức quan trọng đối với em. Bằng lời văn của mình em hãy thuyết minh đồ dung học tập này.

các em làm thử câu 1 và 2. :)
 
T

thuyhoa17

Kiểm tra Ngữ văn 8

I. Trắc nghiệm: (3đ) Khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng.
1. Trong các câu sau, câu nào có chứa thán từ:
A. Ngày mai con chơi với ai? B. Con ngủ với ai?
C.Khôn nạn thân con thế này! D. Trời ơi!
2. Các từ tượng thanh và tượng hình thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
A. Tự sự và nghị luận B. Miêu tả và nghị luận C. Tự sự và miêu tả D. Nghị luận và biểu cảm
3. Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao B. Rũ rượi C. Xộc xệch D. Xồng xộc.
4. Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
A. Vi vu B. Lạnh buốt C. Trắng xóa D. Vắng teo
5. Trong các câu sau, câu nào không sử dụng phép nói quá?
A. Đồn rằng ba mẹ anh hiền- Cắn hạt cơm không vỡ, cắn đồng tiền vỡ tư.
B. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.
C. Anh em như thể chân tay- Rách lành đùm bọc dỡ hay đỡ đần.
D. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
6. Câu nào sau đây là câu ghép có quan hệ từ chỉ mục đích?
A. Nếu trời mưa thì lớp tôi sẽ không đi cắm trại nữa.
B. Để cha mẹ và thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập.
C. Vì nhà nghèo nên Lan không thể tiếp tục đến trường.
D. Tuy Hải còn nhỏ nhưng bạn ấy đã làm được rất nhiều việc giúp cha mẹ.
7. Theo em, khi xem xét về phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ mặt nào giữa các vế câu?
A. Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu. B. Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu.
C. Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu. D. Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu.
8. Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Không ai nói gì, người ta lảng dần đi. B. Rồi hắn cúi xuống, tẩn mẫn gọt cạnh cái bàn lim.
C. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.
9. Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép “ Trời trong như ngọc, đất sạch như lau” (Vũ Bằng) là quan hệ gì?
A. Tương phản B. Đồng thời C. Nối tiếp D. Lựa chọn
10. Các quan hệ từ mà, còn, chứ... dùng để chỉ quan hệ gì giữa các vế trong câu ghép?
A. Bổ sung B. Nối tiếp C. Lựa chọn D. Tương phản
11. Khi nào không nên nói giảm nói tránh?
A. Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hóa. B. Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
C. Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình. D. Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật.
12. Ý kiến nào nói đúng mục đích của nói giảm nói tránh?
A. Để bộc lộ thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói.
B. Để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
C. Để người nghe thấm thía được vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo giàu cảm xúc.
D. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng và tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng được nói đến trong câu.
II. Tự luận: (7đ)
Câu 1: Nói quá là gì? (1đ)
Câu 2: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? (2đ)
Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
(Hà Ánh Minh)
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về cây tre trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép. (4đ)
 
P

pingdyb

chỉ sợ mấy cái bài văn thuyết minh, có phải nêu lịch sử loài hoa ra đời ntn ko? Sợ mấy cái lịch sử kiểu đấy lắm! :-s
 
T

thinhlove

Tìm đề thi!!! lớp 8!!

Chị cho em đề thi lớp 8. THCS Lương Hòa Lạc đi!! Em học wá trời bài luôn! Chịu hết nỗi rồi!! :((
 
K

klinh1999hn

Em có đề bài này hơi khó, chị có thể giúp em được không ạ?
Hãy nhập vai cô bé bán diêm trong trong truyện ngắn cũng tên của nhà văn an-đéc-xen rồi kể lại việc em được gặp bà, cùng bà về trầu thượng đế
 
Top Bottom