{ văn 8 } đề cương ôn thi văn! Giải giúp mình nha!!!!11

M

mychau_128

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân tích, bình giảng 2 câu thơ đầu bài Quê hương của Tế Hanh
2. Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn văn sau trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn :" Ta thường tới bữa quên ăn... vui lòng"
3. Phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng chim trong bài thơ Khi con tu hú
4. Kết cấu 2 câu thơ cuối bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh độc đáo ở chỗ nào, hãy phân tích dụng ý nghệ thuật của tác giả?
5. Nội dung yêu nước được thể hiện như thế nào qua 2 câu thơ " việc nhân nghĩa cốt ở... lo trừ bạo"
6. Ghi lại trình tự lập luận trong văn bản Bàn luận về phép học. Nêu nhận xét của em về cách lập luận của nhà văn.
7. Tên tác giả, tác phẩm, giá trị nghệ thuật và nội dung chính của các văn bản từ VB Nhớ rừng... đến...VB Đi bộ ngao du.
8. Chức năng của mỗi thể loại: hịch, cáo, chiếu, tấu?
Các pác giúp e nhanh giùm nha, sáng thứ 6 e cần dùng rùi. Pác nào giải đcj câu nào e thanks câu ấy or giải tất thì e càng mừng...thanks liền... Nhanh lên nha:D:D:D

chú ý tiêu đề topic cần có { văn 8 } trên đầu mỗi pic ! đã sửa

kira_lawliet !
 
Last edited by a moderator:
C

congchuateen258

bạn ơi
mấy cái bạn hỏi bạn học ở phần ghi nhớ ấy kết hợp với trong sách là ok thui
còn câu chức năg của mỗi thể là ở phần chú thích các của các bài chiếu dưòi đô, hịch tướng sĩ , nước đại việt ta đó
bạn học thế đảm bảo 10 lun
nói thế thui cũng tuỳ nhưng học thế là sẽ lèm được bài đó bạn
 
H

hachiko_theblues

1. Phân tích, bình giảng 2 câu thơ đầu bài Quê hương của Tế Hanh
Hai câu thơ đầu cô giáo mình không phân tích nhiều. Theo mình thì hai câu đầu giới thiệu gắn gọn "Làng tôi". Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm. Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một làng chài trên cù lao sông Trà Bồng.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn văn sau trích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn :" Ta thường tới bữa quên ăn... vui lòng"
Đây là một đoạn văn đặc biệt xúc đọng:
- Muốn khơi thức lòng căm thù giặc và tinh thần chiến đấu của tướng sĩ, trước hết người viết phải bày tỏ, bộc bạch thái độc của chính mình. Trong đạon văn này, lòng yêu nước của tác giả được biộc lộ hết sức cụ thể: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa", bày tỏ thái độ mạnh mẽ: "căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù" ; sẵn sàng chấp nhận mọi sự hi sinh vì Tổ quốc: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói tong da ngựa, ta cũng vui lòng".
- Giá trị nghệ thuật: sự xuất hiện liên tiếp của các vế gồm bốn từ (tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa) nhằm nhấn mạnh nỗi đau đớn, cách diễn tả lòng căm thù giặc cao độ thông qua các động từ gây ấn tượng mạnh ( xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu) và câu văn có quan hệ "dẫu cho...ta cũng vui lòng" nhằm khẳng định tinh thần "Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Sử dụng phép liệt kê tăng cấp.
=> Ở đây, khi bày tỏ những tâm sự đó, tác giả đã nêu một tấm gương yêu nước bất khuất có đọng viên to lớn đối với các tưỡng sĩ.

3. Phân tích ý nghĩa của chi tiết tiếng chim trong bài thơ Khi con tu hú
-Tiếng chim tu hú là tiếng hiểu của mùa hè rực rỡ yêu thương, của khung trời tự do rộng mở. Tiếng chim tu hú gọi bầy đã bắt nhịp, mở ra tất cả. Tiếng chim tác động mạnh mẽ đến nhà thơ vì tiếng chim tu hú là âm thanh của cuộc sống tự do dội vào lòng người, gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp đối lập hẳn với chốn lao tù bức bối, ngột ngạt. Điều đó khiến cho lòng nhiệt huyết cách mạng, khao khát tự do thêm sôi sục.
- Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là hình ảnh tiếng chim tu hú nhưng tâm trạng cuar người chiến sĩ cách mạng lại khác nhau rõ rệt.
+ Mở đầu gợi ra cảnh mùa hè đẹp đẽ, tràn đầy nhựa sống, khơi dậy lòng khao khát tự do.
+ Kết thúc: tiếng chim khiến nhà thơ bực bội, khổ đau, day dứt.
=> Tuy vậy, cả hai lần tiếng chim đều vang lên những tiếng gọi của tự do.

4. Kết cấu 2 câu thơ cuối bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh độc đáo ở chỗ nào, hãy phân tích dụng ý nghệ thuật của tác giả?
Hai câu cuối sử dụng phép đối bao gồm cặp đối và tiểu đối.
Nhân >< Nguyệt
Nguyệt>< thi gia
nhân>< nguyệt
minh nguyệt >< thi gia
Ngoài ra hai từ song và khán ở hai câu và cùng vị trí thứ ba và thứ năm đã tạo nên sự hô ứng giữa trăng và người.
=> Hiệu quả nghệ thuật:
+ Sự hô ứng, cân đối của hai câu thơ diễn ta mối quan hệ gắn bó, tri kỉ giữa trăng và người, cả hai cùng hướng về nhau, say nhau.
+ Tạo nên không gian đối lập. Con người đang hướng về trăng tức là hướng khung cảnh thơ mộng, bầu trời tự do.

Các câu còn lại mình nghĩ học sách giáo khoa với vở ghi văn bản là được:D
 
Top Bottom