[văn 8] Đề 4 tập làm văn số 2 lớp 8

B

baihocquygia

nek bạn

ĐỀ SỐ 4:
Hôm nay là một ngày thật đẹp trời tôi đang đi trên con đường làng ra ngoài ao câu cá bỗng tôi gặp lão Hạc. lão Hạc là người làng tôi nhà lão có mấy sào vườn. vở lão chết con lão đi phu ở đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình với con chó vàng. Chợt nhận ra rằng lão đang tất tưởi đi đến nhà ông giáo. Có lẽ có chuyện hệ trọng. tôi bèn theo lão…
Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa vào nhà vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão... lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Tôi cứ tưởng lão nói đùa vì xưa nay ai ai trong làng tôi đều biết lão Hạc chỉ sống môt mình và chỉ có Cậu Vàng làm bạn. Lão quí Cậu Vàng hơn ai hết. Năm lần bảy lượt đều không chịu bán mà giờ đâu lão đã phải bán Cậu Vàng rồi, lão sẽ sóng với ai đây? Lão cố tỏ ra vui vẻ, làm như không có chuyện gì. Nhưng tôi biết tận sâu trng lòng của lão đang nghĩ gì, lão vô cùng đau đớn, tiếc thương cho Cậu Vàng , lão buồn lắm, 2 khóe bắt đầu đỏ hoe, nước mắt từ từ chảy ra,. Kể tới đây lão không còn giữ nổi bình tĩnh nữa. Lão khóc, khóc hu hu như một đứa trè vậy.
Nỗi đau của Loac khiến tôi còn cảm thấy không xót xa. Sau đó ông giáo hỏi:
-Thế nó cho bắt à?
Sau khi nghe ông giáo hỏi lão Hạc bỗng nhiên yên lăng một cách kì lạ. tôi ngước lên nhìn lão. Dù không rõ lắm nhưng hình như lão đang khóc. Những giọt nước mắt đau khổ. Nhìn lão tôi tựa như thấy những nếp nhăn trên mặt của lão xô vào nhau và ép ra từ đó những giọt nước mắt hiếm hoi của một ông già, một người dàn dày trong vất vả, lam lũ. Tôi nghĩ lão khổ lão lại không khóc hơi đi khóc vì một con chó. Lão nói trong tiếng khoc uất ức tức tưởi:
Lão bằng giọng run run:"lúc bị bắt nó biết gì đâu, Cậu Vàng cứ nằm yên rên ư ử như muốn trách móc tôi, như nó trách tôi rằng đã già cả mấy chục tuổi rồi mà còn đi...lừa gạt...một con chó..." và một chửi thề, một lời tự trách , con chó được lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. lão tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nó bị trói chặt cả bốn chân là một lời trách móc nặng nề.: A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?
Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vặn mình lắm.
Ông giáo có vẻ rất thông cảm với lão hạc. ông rót một bát nước rồi khẽ đặt trước mặt lão và an ủi:
-Thôi thì kiếp chó là kiếp khổ, nay ta hóa kiếp cho nó trở thành người để có cuộc sống đầy đủ sung sướng hơn.
Lão chua chát bảo:
- ông giáo nói phải kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.
Phải kiếp người như kiếp tôi và kiếp lão ở thời đó chẳng khác gì một con chó, tôi bỗng thấy đồng cảm với lão. Tôi đứng gần đó, không cầm lòng nổi. Không biết tự bao giờ sống mũi của tôi bắt đầu cay lên, hai hàng nước mắt cứ rơi xuống mà không sao cầm lại được, lão Hạc thật đáng thương. Quả thật tôi là một người hàng xóm sát bên cạnh nhà lão mà tôi vẩn chưa hiểu hết được lão. Lúc trước tôi cứ nghĩ rằng:"lão nôi Câu Vàng là để làm thịt hay bán kiếm tiền chư nhưng không, tôi đã nhầm to, Câu Vàng là cả một cuộc đời sống tinh thần của lão. Ông giáo dường như hiểu được nỗi buồn đó nên đã an ủi cho lão Hạc phần nào. Xong ông giáo mời lão Hạc ở lại uống chén nước chè rồi cũng ăn miếng khoai nhằm an ủi thêm cho lão. Lão buồn lắm và bảo khi khác. Lão chào ông giáo rồi thật thưởi ra về. Ông giáo lặng yên nhìn lão Hạc hồi lâu bằng anh mắt tiếc thương, tội nghiệp cho lão.
Đúng lúc đó tôi chợt nhận ra rằng mặt trời đã lên đỉnh đầu. vậy mà tôi chưa ra bờ ao câu cá về uống với rượu. tôi lửng thững đi ra bờ ao đầu làng với một tâm trạng buồn khó tả….
 
C

cutwindtm

Các bài viết này hay quá, các bạn viết cho tớ vài bài văn lớp 8 kì 2 nha, tớ sắp phải nộp rồi
 
T

thanchemgio

Mấy bài viết hay quá, tự làm hay chép vậy ? Mình có thể chép được không ?
 
T

thanchemgio

hay !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
 
R

rubim

Phía cuối làng tôi là nhà lão Hạc – một căn nhà lá xơ xác và tồi tàn. Lão sống cô đơn một mình bên con chó, cuộc sống đầy vất vả khó khăn. Sở dĩ tôi biết lão rõ như vậy là vì nơi tôi ở, ngay sát cạnh nhà lão, chỉ cách nhau có một bức tường gạch. Lão Hạc sống một mình, già rồi mà chẳng có ai chăm.Tôi thương và muốn giúp lão nhiều nhưng hoàn cảnh nhà tôi cũng chẳng hơn gì lão nên đành ngậm ngùi nhìn vậy, mặc cho tháng ngày trôi đi.
Thế rồi vào một ngày, sáng đó tôi dậy sớm lắm. Mặt trời chưa lên, cả đất trời tối sầm với một màn sương đêm đọng lại. Tôi thong thả bước đi chợ. Nói đi chợ là nói đó thôi chứ tôi muốn đi bộ để tận hưởng cái gió mát đầu ngày.Tôi bước đi trên con đường làng quanh co dẫn đến cuối xóm. Tiếng chó sủa, gà gáy vang lên làm phá đi cái không khí tĩnh lặng lúc nào. Rồi trong tôi bỗng sực nhớ tới một việc. Chả là thế này. Cô Thị vợ Ông giáo có nói với tôi là mắc chứng bệnh đau lưng kinh liên, cô nhờ tôi kiếm giúp chỗ nào chữa tốt thì mách cho cô ấy. Tôi đã tìm ra và định đến trưa sang nhà. Mặt trời mỗi lúc càng lên cao, tôi đến nhà Ông giáo. Đi dưới những lũy tre xanh, tôi cảm thấy dễ chịu và khoan khoái lạ thường. Tôi rảo bước thật nhanh tới nhà. Phía sau cánh cổng nhà Ông giáo là khoảng sân rộng. Thị đang đứng trong bếp, tôi chạy ào vào và mách luôn. Nhưng thật vô tình làm sao tôi nghe được cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa của lão Hạc và Ông giáo. Tôi nghe mà trong lòng thấy rằng cuộc đời này thật là trớ trêu!!!
Tôi đứng dưới sân, dưới ánh nắng gắt của buổi ban trưa, đang mách cho Thị thì thấy lão Hạc tất tưởi, hớt hải chạy vào. Nhìn lão chạy mà tôi thấy buồn cười. Cái dáng đã già vừa thấp lại gù gù của lão nhìn thật khó coi. Những nỗi khắc khổ hiện lên trên khuôn mặt lão khiến ai nhìn vào cũng thấy thương. Nhưng lạ một điều, tại sao lão lại căng thẳng và lo lắng đến vậy. Tôi băn khoăn trong lòng tự hỏi. Lão chạy thằng một mạch vào nhà, vừa thấy Ông giáo, lão bắt đầu ngay câu nói:
-Cậu Vàng đi đời rồi, Ông giáo ạ!
Không khí trong nhà trùng xuống, nặng nề một cách lạ. Ông giáo thốt lên tiếng rồi ấp úng đáp:
-Lão… lão bán con chó rồi sao?
Lão Hạc không nói gì, khuôn mặt hốc hác ấy cúi gằm xuống. Lão trả lời bằng giọng run run:
-Bán rồi, họ vừa bắt xong.
Ông giáo đứng yên như chết lặng, buồn, thương thay cho lão Hạc. Đứng ở ngoài nhìn vào, nghe nhưng tiếng nói chua xót của hai người ấy mà tôi thấy trạch lòng. Chắc lão Hạc phải suy nghĩ nhiều lắm, day dứt lắm khi quyết định bán con chó. Lão và con chó thân nhau lắm. Lúc đầu thấy lão nuôi chó tôi nghĩ chắc lão nuôi để bán lấy tiền hay làm thịt đó thôi. Nhưng giờ thì… Lão Hạc buồn, đau đớn, xót xa, ân hận đến cùng cực. Những nếp nhăn xô lại với nhau, hằn rõ mồn một. Đôi mắt ầng ậc nước của lão ánh lên nỗi buồn đau khôn xiết. Lão bật khóc huhu rồi như trẻ con mếu. Ông giáo nhìn lão Hạc một cách cảm thông, chắc ông ấy hiểu được tình cảm đó. Tôi nhìn vào trong nhà mà xót xa. Lão khóc to hơn, nước mắt giàn giụa chảy ra một cách đau khổ:
-…Ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu!
Ông giáo ngồi nghe mà đau xót. Lão Hạc kể chuyện con chó bị bắt. Trong những lời nói run run ấy, tôi cảm nhận được sự hối hận, xót xa trong lòng lão đến mức độ nào. Rồi bầu không khí ấy bị phá tan bởi giọng nói của Ông giáo:”Mẹ nó à, vào nhà lấy cho tôi cái chõng tre và mang một ấm nước chè pha sẵn cho tôi”. Tiếng gọi với phát ra trong nhà. Nghe thấy vậy, Thị liền làm ngay. Hai ông bạn vẫn tiếp tục nói chuyện một cách chân tình. Ông giáo nói bằng giọng lo lắng:
-Lão Hạc à! Ông không sao đấy chứ? Thôi thì bán nó đi cũng tốt, coi như là ta đã hóa kiếp cho nó, giúp nó đến với một cuộc sống tốt hơn. Lão thấy có đúng không?
Lão nhìn Ông giáo với ánh mắt nặng trĩu nỗi buồn nhưng vẫn cố gượng cười:
-Ông giáo nói phải, thôi thì ta hóa kiếp cho nó vậy.
Tôi nghe mà thương lão Hạc quá. Bán con chó rồi, một mình còm cõi ở nhà lão biết làm bạn với ai. Dẫu biết cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng có bạn ở bên thì sẽ vui hơn nhiều. Nhìn lão Hạc, tôi càng thấy tội nghiệp cuộc sống già cô đơn. Hai khuôn mặt nặng trĩu nỗi buồn. cuộc nói chuyện im lặng một lúc lâu. Họ nhìn nhau như thể thương cảm bằng những con mắt biết nói. Ngoài trời, nắng vẫn chói chang. Từng ngọn gió vi vu xô nhẹ nhưng rặng tre tạo nên tiếng xào xạc lạ kì. Trong bầu không khí im lặng của làng quê nghèo, tiếng lá vẫn reo. Cả hai người ngồi thừ ra, ngẫm nghĩ cuộc đời.
-Lão Hạc ạ! Tôi cũng như ông, đều có những vật mà tôi quý giá vô cùng nhưng rồi cũng phải bán. Lão có biết tại sao không? Chính là do cuộc sống hàng ngày khiến tôi thấy một điều: không bán thì sẽ chết. Cuộc sống không ai có thể lường trước được tất cả, có những việc ta phải chấp nhận và đối mặt với nó. Bởi sở dĩ cuộc sống này là vậy.
Ông giáo nói như phân tích vấn đề. Khuôn mặt nghiêm nghị một cách rất chín chắn. Lão Hạc ngồi gật gù công nhận câu nói ấy của bạn. Tôi đứng ngoài sân, miên man suy nghĩ về nỗi khổ cuộc đời. Lão đã bớt buồn. Nhìn lão Hạc tôi cũng thấy đỡ lo. Hai người vẫn tiếp tục nói nhưng tôi thì phải về. Ông mặt trời đã bắt đầu lặn.
Tôi lững thững bước đi về nhà mà trong lòng miên man một nỗi buồn khó nói
 
R

rubim

Cả cuộc đời Lão Hạc là một chuỗi những bất hạnh liên tiếp, dai dẳng và triền miên: vợ chết, lão sống cảnh gà trống nuôi con, khi con trai lão trưởng thành, phẫn uất vì không đủ tiền cưới vợ cũng đã bỏ đi làm đồn điền cao su lão sống thui thủi trong cảnh già cùng với con chó vàng, mòn mỏi chờ tin con tuyệt vọng.

Cả cuộc đời lão phải gánh chịu những đau thương mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Rồi mất mùa, đói kém. Rồi bệnh tật không có việc làm. Cái nghèo, cái đói cùng sự phẫn uất bế tắc đã đẩy lão đến bước đường cùng. Lão bán con chó vàng, kỉ vật của người con trai để lại. Phải trải qua bao day dứt, đau đớn lão mới thực hiện được quyết định này. Để rồi sau khi bán con chó vàng, lão rơi vào một cuộc khủng hoảng tâm lí – ân hận vì trót lừa một con chó. Nỗi ân hận ấy dễ lí giải bởi vì mất con chó vàng cũng có nghĩa là mật đi chỗ dựa tinh thần cuối cùng trong cảnh già.
Lão Hạc quý con Vàng lắm. Chẳng gì nó cũng là một kỉ vật. Vợ lão mất đi, tất cả những gì yêu thương lão dồn cả vào cậu con trai. Nhưng nhà lão nghèo quá, không đủ tiền cưới vợ cho con, con lão bỏ đi. Cậu Vàng lúc này có khác gì cậu con trai quý tử của Lão. Lão chăm lo cho nó chu đáo lắm. Lão ăn gì cũng cho nó ăn theo. Cậu Vàng lớn nhanh và cũng rất trung thành với chủ. Nhưng rồi những trận ốm nặng khiến lão tiêu hết cả chỗ tiền bòn. Lão đành bán chó. Chuyện tưởng chỉ đơn giản như vậy như người ta bán đi con vật nào đó trong nhà. Nhưng với Lão Hạc, chuyện bán con vàng là to tát lắm.
Tôi hiểu. Tôi biết vì sau khi bán con chó vàng ông đã sang báo tin cho tôi. Lão cố làm ra vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão cứ ầng ậng nước. Lão đau xót thật. Nỗi đau của Lão khiến tôi còn cảm thấy không xót xa bằng năm quyển sách mà tôi cho đó là vật tùy thân hồi trước. Tôi chẳng biết nói gì cả, hỏi cho có chuyện:
-Thế nó cho bắt à?
Không ngờ nó lại đụng đến nỗi đau đang chỉ chực dâng lên và cứ thế là mặt lão tự dưng co dúm lại. Những nếp nhăn xô vào nhau, ép cho nước mắt chảy ra… lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc. Bộ dạng lão trông thật là tội ngiệp. Những giọt nước mắt khó khăn tưởng không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời đã rơi vì thấy mình có lỗi với chú chó vàng. Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng.
Tôi cảm thấy bồi hồi khi ngồi nghe lão kể. Lão kể chuyện bán chó mà thực chất là để tự xỉ vả mình. Lão nói:
- ********… ông giáo ơi..! Nó có biết gì đâu.
Một câu chửi thề, một lời tự trách, con chó được Lão Hạc coi như một đứa con mà mình chẳng khác gì một ông già chuyên lừa lọc. Lão tưởng tượng trong ánh mắt của con Vàng lúc nó bị trói chặt cả bốn chân là một lời trách móc nặng nề:
- A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử vứoi tôi như thế này à?
Lời tự vấn chứng tỏ lão đã dằn vặt mình lắm.
Thế rồi Lão cũng nguôi dần nhờ sự động viên, khích lệ thêm chút an ủi của tôi. Thôi thì đằng nào nó cũng chết rồi. Lão chua chát bảo Kiếp con chó là kiếp khổ, thì ta hóa kiếp cho nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp ngươi như kiếp tôi chẳng hạn.
Câu nói của Lão chua xót biết bao. Chắc gì cái kiếp của lão đã sung sướng hơn kiếp chó. Còn lão vẫn phải sống kiếp người mà nào có ra gì. Và rồi đây, cái chết của lão đâu có nhẹ hơn cái chết của cậu Vàng.
Tình yêu của Lão Hạc đối với cậu Vàng không đơn giản là thứ tình yêu dành cho con vật. Cậu Vàng là kỉ niệm, là nơi duy nhất lão ngày ngày tâm sự chuyện mình. Nói chuyện với cậu, Lão có cảm giác như đang được gần cậu con trai yêu quý. Chính điều kiện này khiến tôi – một nhà tri thức nghèo, và các bạn dễ dàng hiểu được tại sao lão Hạc lại dằn vặt và đau đớn khi bán chó. Đoạn truyện tuy ngắn nhưng đã gợi ra những phẩm chất vô cùng tốt đẹp của lão nông dân, một con người luôn sống vị tha và thương yêu hết mực.
 
Top Bottom