[Văn 7] Văn bản "Cổng trường mở ra".

P

previewchandai

Last edited by a moderator:
T

thuyhoa17

Là 1 bài nói rất sâu sắc về tâm trạng của ngưòi mẹ trước ngày đầu tiên đến trường của con. Mẹ lo lắng nhiều cho đứa con bé bỏng của mình lần đầu tiên rời khỏi vòng tay mẹ để bước những bước chân đầu tiên đến với cuộc sống.
- Đêm trước ngày khai trường:
Mẹ đã không ngủ được, ko tập trung làm được 1 việc gì cả, nằm trên giường và trằn trọc nhiều, lo cho buổi khai trường đầu tiên của con. Trong khi đó, con vẫn ngây thơ nằm ngủ triền miên. Mẹ lo thay cho nỗi lo của con.
Mẹ nao lòng khi biết rằng chỉ ngày mai thôi, con sẽ đến với 1 thế giới mới, một thế giới muôn màu và chứa đựng nhiều điều mà con phải học cách đương đầu với nó. cũng một phần mẹ bồi hồi nhớ đến những ngày trước, ngày khai trường đầu tiên của mẹ.
=> người mẹ hết lòng vì con.
- Buổi khia trường diễn ra.
Trước đó, mẹ nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."
- Mẹ đặt những niềm tin của mình vào ngôi trường đó, nền giáo dục này sẽ giúp chho con của mẹ những bước chập chững đầu tiên ít những vấp ngã hơn.
Cánh cổng kia mở ra là khi tâm hồn mẹ đang trào dâng nhiều niềm xúc cảm: lo lắng, hi vọng, yêu thuơng, tin tưởng.
=> Một người mẹ thương yêu con tha thiết và luôn hết lòng vì đứa con của mình.
 
M

minhtu_kahp

mjnh' thay' bai' nay' cung dc nek
cac pan xem co dc k nha


“Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo” Đoạn văn ấy cứ mãi khắc sâu trong tôi sau khi đọc xong văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lí Lan cùng với bao tâm trạng vui mừng, buồn lo khó tả của người mẹ.
Văn bản này được đăng trên báo yêu trẻ số 116, ra ngày 1 tháng 9 năm 2000 tại TP HCM.
Đây là một bài bút kí ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm trước ngày chuẩn bị khai giảng của con vào lớp một cùng với vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo đục đối với mỗi chúng ta. Không có sự việc, không có cốt truyện theo một chuỗi nhất định nhưng bài văn này đã khá thu hút người đọc bởi mỗi câu văn dạt dào tình cảm với biết bao niềm tâm sự, hồi tưởng kỉ niệm của người mẹ thương yêu con bằng tấm lòng cao cả. Bài văn này đã đưa mỗi chúng ta đến với những rạo rực tinh thần, bâng khuâng khó tả của kí ức tuổi thơ.
Đi sâu vào trong bài ta có thể cảm nhận được từng cảm xúc, câu từ mượt mà với hai luồng tâm trạng trái ngươc. Hình ảnh của người con được miêu tả thật ngây thơ, đáng yêu. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. Mai đã là ngày khai trường, một ngày trọng đại của tuổi thơ cũng như một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời, vẫn tâm trạng như trước một chuyến đi xa, người con chỉ háo hức, lo mỗi việc sáng mai sao dậy cho kịp giờ rồi lại chìm vào trong giấc ngủ dễ dàng như ăn một cái kẹo. Tâm trạng ưu tư đó chính là tâm hồn ngây thơ của người con. Tâm trạng ấy phải chăng một phần cũng do tình thương yêu, sự dạy dỗ, chăm sóc của người mẹ. Trong khi người con đang mơ những giấc mơ đẹp thì người mẹ lại trằn trọc, suy nghĩ. Tâm trạng của mẹ như đang ở ngày đầu tiên khai trường của chính mình. Như ngày thường sau khi con đi ngủ, mẹ dọn dẹp nhà cửa, lượm lặt những đồ chơi mà con bày, dàn trận và làm vài việc riêng của mình. Nhưng hôm nay đã làm xong mọi việc mà mẹ vẫn chưa ngủ. Và thực sự mẹ không lo lắng đến mức không ngủ được. Bao nhiêu kí ức của tuổi thơ tràn về, thôi thúc trong mẹ. Mẹ liên tưởng cảm xúc của con với mình cách đây đã mấy chục năm. Mẹ hồi tưởng lại cái ngày mà bà ngoại cùng mẹ tiến tới ngôi trường với nỗi chơi vơi và sự hốt hoảng khi cánh cổng đóng lại. Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang đậm nét tuổi thơ. Mẹ đã phần nào chập chững bước qua cánh cổng ấy một mình với với ý nghĩ tự lập và tâm trạng vui buồn đan xen. Mẹ cũng tin tưởng, hi vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập trước mắt và con đuờng đời đầy chông gai của chính con sau này. Những âm thanh cứ văng vẳng bên tai mẹ thật ngọt ngào thân thương: “Hằng năm cứ vào cuối thu, mẹ tôi lại âu yếm dẫn tôi trên con đường dài và hẹp”. Mẹ đã trải qua biết bao ngày khai giảng nhưng ngày khai giảng ngày mai là ngày khiến mẹ bận tâm nhất, bận tâm hơn cả ngày khai giảng đầu tiên của mình. Vì đó là cái ngày mà con bắt đầu phải làm quen, bắt đầu phải tiếp xúc với thế giới lạ lẫm, học cách ứng xử với thầy cô, bạn bè. Cái hay của bài văn là bộc lộ cảm xúc qua kí ức, hồi tưởng. Bên cạnh những từ ghép đằng lập thể hiện tâm trạng nhân vật, nhà văn còn dùng những từ ghép chính phụ để miêu tả sự vật và con người khá rõ nét. Những biện pháp nghệ thuật tu từ còn làm tăng sức gợi hình, gợi cảm để khiến cho người đọc như đang lạc vào thế giới của mẹ.
Tất cả những cảm xúc đó mới chỉ là một phần trong ý nghĩa của văn bản. Vai trò to lớn của nhà trường, nền giáo dục đối với mỗi cá nhân là điều rất cần thiết. Trong bài, người mẹ đã cố gửi gắm, tạo cho con những cảm giác thoải mái khi bước vào cánh cổng trường học. Mẹ đã lo cho con đầy đủ hành trang trước ngày khai trường: từ cặp sách, đến quần áo, bút vở. Sau những hồi tưởng và mong ước, người mẹ ấy đã liên tưởng tới một nền văn minh của nước Nhật: “Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Tất cả mọi người đều nghỉ làm và đưa con tới trường học, không có ưu tiên nào lớn hơn nền giáo dục. Mỗi sai lầm trong giáo dục đều ảnh hưởng, làm chệch đi hàng dặm cả thế hệ sau này”.
Toàn bộ bài văn là tiếng nói nội tâm của người mẹ. Mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai, mà mẹ nói với chính mẹ, nói với kí ức, tâm hồn tuổi thơ và cả cảm nhận của mẹ. Đêm nay mẹ không ngủ được, mẹ ngắm nhìn con với những ưu tư, ôn lại những kỉ niệm đẹp đẽ. Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, ý nghĩ, tình cảm của nhân vật. Đó cũng như lời tâm sự nhỏ nhẹ của tác giả đối với bạn đọc một cách tinh tế, thấm thía, lay động, truyền cảm mạnh mẽ tới tư tưởng, suy nghĩ, lập trường của họ.
Nói chung thông điệp của tác giả gửi tới mọi người là vai trò của trường học thông qua những kí ức, tâm sự của người mẹ. Mẹ đã được trải qua những năm tháng chập chững của ngày khai trường và cũng đặt niềm hi vọng của mình vào đứa con thơ. Thế giới kì diệu của người mẹ chính là định hướng cho con một con đường đúng đắn, đó chính là con đường học tập. Con đường này là mơ ước của mẹ cũng là mơ ước của biết bao nhiêu người đặt lên con cái mình. Học tập là nghĩa vụ cao cả của tuổi trẻ đối với gia đình, Tổ quốc, chính vì vậy mà chúng ta cần phải hiểu rằng “Bước qua cánh cổng trường học là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Thế giới ấy chính là chân trời của văn hoá, khoa học”.
 
H

hellohihi

o-+Hepl Help!
Đọc lại bài "Cổng trường mở ra" và phát biểu cảm xúc của em về nỗi lòng người mẹ ở trong bài.

Chú ý cách đặt tiêu đề + viết bài có dấu.

Vào cái đêm trước ngày khai trường của con,người mẹ không ngủ được,nghĩ đến giây phút cổng trường mở ra đón con vào thế giới diệu kì.tình yêu con sâu nặng đã làm mẹ thổn thức ,lo âu trong đêm khuya vắng lặng.ôi!tình mẹ ,tuyệt vời bít bao!!!
 
Last edited by a moderator:
P

previewchandai

Tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm là cái cớ cho tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc .Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể bởi tình cảm, cảm xúc của con người chỉ có thể nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể . Hãy nêu ví dụ .
 
V

vip4ever_angel98

liệt kê hành động ,suy nghĩ,mong muốn của người mẹ tối trước khi con tới trường,nêu ý nghĩa các hành động đó.nêu các biện pháp và nghệ thuật,phương thức như tự sự,biểu cảm lồng trong bài và tác dụng,làm bài văn trở nên giàu cảm xúc.từ những điều trên rút ra người mẹ trong bài yêu thương con hết mực và chuẩn bị hành trang cho con đến trường,chém...mãnh liệt vào!
:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]:]]
 
H

him_meo

là một bài văn biểu cảm, chân thực đã gợi cho ta nhiều cảm xúc từ sâu đáy lòng mình. Bài văn cũng đã nói lên tình cảm của mẹ đối với con. Ngoài ra tác giả đã liệt kê hành động cử chỉ của người mẹ trước ngày khai giảng của con
:) :] :) :]:) :] :) :]
 
A

anhtung_81

văn bản "mẹ tôi"là bức thư của bố dành cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là mẹ tôi?
 
C

conan99

Mình đã chuẩn bị giáo án rất chu đáo cho tiết dạy đầu năm ấy . Thế nhưng giáo án thực chất chỉ là lesson plan, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Mình đã không bắt đầu khâu giới thiệu bài mới như trong giáo án. Nhìn những khuôn mặt háo hức ngước những đôi mắt trong veo lên nhìn mình trong buổi học đầu tiên ấy, mình biết mình không được phép làm các em thất vọng. Thế là, với tâm thế ấy, mình bắt đầu tiết học.

Mình bắt đầu từ kỷ niệm của các em ngày đầu vào lớp 1. Với cô bé lớp trưởng Kiều Duyên thì đó là sự háo hức, hồi hộp đến không ngủ được. Với Thành Đức đó là sự nhút nhát và hơi sợ trước một môi trường mới đến nỗi "mẹ em phải cho em 1 cái kẹo em mới dám vào trường". Với Mỹ Kim, Tấn Linh thì chỉ nhớ được là mình đã rất run!!! Run cũng là một ấn tượng, một kỷ niệm đó các em.

Thế rồi, từ kỷ niệm của các em, mình kể cho các em nghe ngày cánh cổng trường mở ra với mình. Ngày đó cách đây đúng 20 năm (9/1989), mẹ mình lai mình đến trường trên chiếc xe đap Thống Nhất, mẹ mình lúc đó là cô giáo. Mình và các bạn lớp 1 khác phải tập trung ở ngoài cổng trường. Cô Loan chủ nhiệm lớp 1A năm đó phát cho mỗi bạn nữ 1 quả bóng bay, các bạn nam 1 lá cờ nhỏ. Khi nghe thầy Măng đọc lời giới thiệu đón các bạn lớp 1 vào trường từ khu lễ đài, bọn mình con gái nắm tay con trai tiến vào (sau này lớn lên mới biết đó là cái nắm tay khác giới đầu tiên. Thế nhưng vì hồi đó quá nhỏ với lại háo hức khai giảng nên cũng chẳng nhớ nổi bạn nam đó tên gì. nếu bạn nào còn nhớ hãy nhắn tin cho mình nha) . Sau tất cả các thủ tục (năm nào cũng giống năm nào) là đến tiết mục thầy cô giáo trẻ phát biểu. Mình nhớ nhất và ấn tượng nhất là năm đó cô Thu, cô ở xã khác đến dạy ở xã mình mặc bộ áo dài trắng lên phát biểu, mình ở dưới nhìn lên, hôm đó trong đôi mắt trẻ thơ của mình cô như một thiên thần vậy. Sau khi cô phát biểu xong, 2 bạn học sinh ôm 1 bó hoa trắng lên tặng cô. Trong 1 không khí long trọng, thiêng liêng của buổi lễ, hình ảnh cô giáo duyên dáng trong chiếc áo dài ôm 1 bó hoa màu trắng thật thánh thiện làm mình ngưỡng mộ đến mê mẩn. Lúc mẹ lai mình về, ngồi sau lưng mẹ, mình đã nói thật ngây thơ: " mẹ ơi, lớn lên con cũng làm cô giáo như cô Thu vậy". Hình như lúc đó mẹ mỉm cười. Thế rồi, lớn lên, mải mê đi học, mình quên béng ước mơ bột phát ngày vào lớp 1 năm nào. Mình mải mê theo đuổi và phấn đấu cho những ước mơ tuổi trẻ. Ngày nhận tấm bằng cử nhân văn chương mình vẫn cứ ngỡ rằng mình sẽ theo đuổi đến cùng ước mơ: làm báo!

Thế rồi, một ngày tháng 9/ 2008 mình cầm quyết định tuyển dụng của phòng Gd Ninh Hải, mình chợt nhớ lại ngày khai giảng lớp 1, mình biết rằng chỉ có ước mơ đầu tiên mới thành sự thật.
 
D

ducanh.daclac

Mình đã chuẩn bị giáo án rất chu đáo cho tiết dạy đầu năm ấy . Thế nhưng giáo án thực chất chỉ là lesson plan, nó có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Mình đã không bắt đầu khâu giới thiệu bài mới như trong giáo án. Nhìn những khuôn mặt háo hức ngước những đôi mắt trong veo lên nhìn mình trong buổi học đầu tiên ấy, mình biết mình không được phép làm các em thất vọng. Thế là, với tâm thế ấy, mình bắt đầu tiết học.

Mình bắt đầu từ kỷ niệm của các em ngày đầu vào lớp 1. Với cô bé lớp trưởng Kiều Duyên thì đó là sự háo hức, hồi hộp đến không ngủ được. Với Thành Đức đó là sự nhút nhát và hơi sợ trước một môi trường mới đến nỗi "mẹ em phải cho em 1 cái kẹo em mới dám vào trường". Với Mỹ Kim, Tấn Linh thì chỉ nhớ được là mình đã rất run!!! Run cũng là một ấn tượng, một kỷ niệm đó các em.

Thế rồi, từ kỷ niệm của các em, mình kể cho các em nghe ngày cánh cổng trường mở ra với mình. Ngày đó cách đây đúng 20 năm (9/1989), mẹ mình lai mình đến trường trên chiếc xe đap Thống Nhất, mẹ mình lúc đó là cô giáo. Mình và các bạn lớp 1 khác phải tập trung ở ngoài cổng trường. Cô Loan chủ nhiệm lớp 1A năm đó phát cho mỗi bạn nữ 1 quả bóng bay, các bạn nam 1 lá cờ nhỏ. Khi nghe thầy Măng đọc lời giới thiệu đón các bạn lớp 1 vào trường từ khu lễ đài, bọn mình con gái nắm tay con trai tiến vào (sau này lớn lên mới biết đó là cái nắm tay khác giới đầu tiên. Thế nhưng vì hồi đó quá nhỏ với lại háo hức khai giảng nên cũng chẳng nhớ nổi bạn nam đó tên gì. nếu bạn nào còn nhớ hãy nhắn tin cho mình nha) . Sau tất cả các thủ tục (năm nào cũng giống năm nào) là đến tiết mục thầy cô giáo trẻ phát biểu. Mình nhớ nhất và ấn tượng nhất là năm đó cô Thu, cô ở xã khác đến dạy ở xã mình mặc bộ áo dài trắng lên phát biểu, mình ở dưới nhìn lên, hôm đó trong đôi mắt trẻ thơ của mình cô như một thiên thần vậy. Sau khi cô phát biểu xong, 2 bạn học sinh ôm 1 bó hoa trắng lên tặng cô. Trong 1 không khí long trọng, thiêng liêng của buổi lễ, hình ảnh cô giáo duyên dáng trong chiếc áo dài ôm 1 bó hoa màu trắng thật thánh thiện làm mình ngưỡng mộ đến mê mẩn. Lúc mẹ lai mình về, ngồi sau lưng mẹ, mình đã nói thật ngây thơ: " mẹ ơi, lớn lên con cũng làm cô giáo như cô Thu vậy". Hình như lúc đó mẹ mỉm cười. Thế rồi, lớn lên, mải mê đi học, mình quên béng ước mơ bột phát ngày vào lớp 1 năm nào. Mình mải mê theo đuổi và phấn đấu cho những ước mơ tuổi trẻ. Ngày nhận tấm bằng cử nhân văn chương mình vẫn cứ ngỡ rằng mình sẽ theo đuổi đến cùng ước mơ: làm báo!

Thế rồi, một ngày tháng 9/ 2008 mình cầm quyết định tuyển dụng của phòng Gd Ninh Hải, mình chợt nhớ lại ngày khai giảng lớp 1, mình biết rằng chỉ có ước mơ đầu tiên mới thành sự thật
 
Top Bottom