[Văn 7] Tả loài cây em yêu

M

manhxxx

tham khảo rồi viết nha

Lộp bộp! Lộp bộp! Trời bắt đầu mưa! Cây phượng vĩ dang tay đón lấy những hạt mưa rào đầu hạ. Chỉ ít phút sau, mưa ngớt dần, ánh nắng chan hòa về với nơi đây. Cây phượng vĩ lại hồn nhiên hong mình dưới nắng ở góc sân trường em.

Giữa cái nắng chói chang đầu mùa hạ, cây phượng vươn mình, khoe một màu đỏ kiêu sa, đẹp đẽ. Lúc này, trông phượng vĩ như được khoác trên mình một bộ dạ hội đỏ thắm, vô cùng lộng lẫy. Tuy thân hình phượng vĩ thật khẳng khiu, chỉ một vòng tay ôm của em bé là đã đủ rồi, nhưng phượng vĩ rất thích tạo dáng với đất trời.

Vào mỗi buổi trưa hè nắng nóng, tán phượng xanh mát xòe ra bốn phía, che bóng mát ở một góc lớn trên sân trường để chúng em vui chơi. Phương vĩ như một người chị hiền hậu, khẽ thả xuống cho chúng em những bông hoa đẹp nhất. Vừa có cơn gió nhẹ lướt qua, phượng vĩ xào xạc như muốn mời gọi giá cùng đùa giỡn. Nhìn phượng vĩ đung đưa, em như được dẫn dắt vào thế giới huyền ảo của các loài hoa sắc hồng rực rỡ, xinh đẹp tỏa hương. Nào là nữ hoàng Hồng Nhung mùi hương thoang thoảng; nào là công chúa Đỗ Quyên - loài hoa em yêu thích, luôn khoác một màu áo hồng tím điệu đà...

Bỗng tiếng xe máy nổ giòn ngoài cổng trường làm em bừng tỉnh giấc mơ.

Đối với em, phượng vĩ chính là người bạn đồng hành thân thiết dẫn dắt em vào thiên đường các loài hoa yêu thích.
 
M

manhduyhy2000

Ngay từ nhỏ, tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Đề 1 MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu hoa phượng-loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB: Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
KT: Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương.
Đề 3 Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
 
M

manhduyhy2000

Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.
 
Last edited by a moderator:
M

manhduyhy2000

hoa phuong

MB : “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu” Câu hát của nhà thơ Xuân Diệu đã làm tui nhớ đến sự đẹp đẽ, mạnh mẽ của hoa phượng.Tôi yêu hoa phượng-loài hoa biểu tượng cho tâm hồn của mỗi người học trò chúng tôi.
TB: Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút.
Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá
phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất.
Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng.
Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây
từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm?
KT: Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng- hoa học trò thân thương.
 
B

boyvip98

Mấy bạn ơi giúp mình với . lập dàn ý đề văn biểu cảm tả \bigcap_{}^{}:khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204):
 
B

boyvip98

Các bạn ơi giúp mình đi:khi (139)::Mrunintears::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (139)::khi (204)::khi (204)::khi (204)::khi (204):
 
B

boyvip98

________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Văn của tui đó chép đi tui viết hơi nhanh nên như thế này đây
 
P

pekeo_00

MB: Đêm nay rơm rạ đã mùa
Cốm thơm hương nếp đón chờ trăq lên
Trăng vàng đương đợi ngoài hiên
Hoa quỳnh nàng hãy ngoan hiền bước ra.
Mỗi khi đọc những câu thơ trên, chắc hẳn ai cũng biết đến cây hoa quỳnh ,loài hoa đk mệnh dah là"Nữ hoàng bóng đêm"K chỉ vì vẻ đẹp kiêu sa, quyến rũ mà còn là một loài hoa huyền bí,kỳ diệu. Tôi k biết từ bao h cây hoa quỳnh trước cửa nhà ngoại đã in dấu trong tâm hồn tôi.
TB:....thân bài của mk dài lém! bạn có thể lên mạng tìm ảnh hoa quỳnh oy tả! ở đây mk gợi yk cko bạn 1 số câu
-Vào những đêm giữa mùa hè hoa quỳnh khoe sắc troq màn đêm huyền ảo.Hoa k rức rỡ như những ả hồng nhuq và nhữq c mai vàng mà hoa traq nhã, thánh thiện như gương mặt người con gái chân quê...
-Ai mà biết đk ban ngày hoa xoàng xĩnh tầm thường nhưq ban đêm lại là nữ hoàng của muôn hoa...
-Vào ban ngày , hoa quỳnh k nở rộmaf chỉ chụm thành từng nhánh nhỏ.
-lá hoa dài độ 1 gang tay,rộng bằng 3 ngón tay
-Nhưq~ chồi non mọc ra từ kẽ lá nối lá nọ vs lá kia thành 1 khóm
-Từ chập tối , nụ hoa đã no tròn,chúm chím như nhưq~ dấu hỏi lộn ngược vắt vẻo trên cây......
-Trong lòng hoa, những chiếc nhuỵ xinh xinh đội mũ vàng trạng nguyên.
....Bạn có thể thêm 1 số đoạn tả vào....
Hoa quỳnh mở lòng trinh bạch làm xao xuyến lòng người.Có lẽ k có mau trắng nảo sánh đk vs màu trắng cánh hoa quỳnh.
........
Hoa nở thắm , hết mk , lặng lẽ duới bóng đêm u huyền
Hương quỳnh nhẹ nhàng, man mác ,đi sâu vào lòng người cái mùi thơm quyến rũ đến nhẹ nhàng.

KB:Hoa quỳnh đẹp là vậy, thơm là vậy .Tôi rất y nó , y mùi hương ngọt ngào, nhỏ nhẹ như hơi thở của bà , nhan sắc, tuyệt vời như gương mặt của của mẹ.Lúc nào cũng vậy, tôi thầm hứa " mk sẽ sống giản di, thanh bạch như loài hoa đáng y này.
 
N

ngoc_nghiem123

Ngay từ khi mới bước vào sân trường này, em đã thấy "bác" phượng già đứng sừng sững giữa sân rồi. Không hiểu vì một lí do nào đó mà em rất thân thiết với nó. Sau đây là một số đặc điểm của nó.
Nhìn từ xa, cây trông như một cái ô xanh khổng lồ. Thân cây to, xù xì như da cá sấu. Nhưng hiếm ai biết trong lớp vỏ xấu xí ấy, một dòng nhựa đang chảy để nuôi cây. Rễ cây dài, nổi lên trên mặt đất trông như những con trăn nằm nghỉ dưới gốc cây. Cành cây dài, khẳng khiu, dang rộng ra như bàn tay mẹ che chở cho con. Lá phượng nhỏ, xanh như lá me non. Khi có ngọn gió thổi qua, lá phượng rụng như bay. Mùa hè đến là lúc những chú ve kêu và cũng là lúc để hoa phượng nở. Phượng nở đỏ rực cả một vùng trời rộng.Nụ phượng từng ngày uống sương đêm và tắm nắng mai, từ từ nở dần. Cánh hoa mịn màng, bên trong lốm đốm vàng. Giờ ra chơi, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Tiếng người và ve hoà với nhau tạo nên một bản đồng ca mùa hạ.
 
H

hongngam_29

tôi đã từng được nghe nói nhiều về tre về trúc, mà sao tôi trưa thấy chúng ngoài đời thường bao giờ, chúng xuất hiện trên những bức tranh, quyển sách mà tôi mua. ‘’Có lẽ mình chỉ biết lợi ích và hình của chúng qua sách thôi’’- tôi đã từng nghĩ như thế khi đọc xong quyển sách về loài cây được coi là biểu tượng của dân tộc VN này. Qua những câu hỏi đó, tôi càng muốn hiểu hơn về chúng, càng yêu quý chúng hơn qua từng lợi ích, vẻ đẹp của loài cây này.
Nhưng những câu hỏi như thế chấm dứt khi tôi được về quê và bất ngờ thây. Đúng là ‘’trăm nghe không bằng mắt thấy’’ vẻ đẹp của loài tre mọc thành từng bụi này lại mọc xung quanh nhà ngoại tôi. Tôi biết ngay lúc đó là mình sẽ có nhiều cơ hội tìm hiểu về loài cây này hơn. Cái cảm giác háo hức, nôn nao cứ thúc tôi nhanh chóng đi tìm hiểu về chúng ngay khi vừa đặt chân xuống mảnh đất này.
Ngay trước mặt tôi là một bụi tre to lớn chừng sáu, bảy cây tre tụm vào nhau như thể hiện sự đoàn kết vĩnh cữu của dân tộc Việt Nam. Bên dưới là những bụi tre là những măng non đang mọc lên làm tôi nhớ đến hình ảnh cuộc thi ‘’Búp măng non’’ mà mình thường được nghe đến, mãi bây giờ mới hiểu đó chính là hình ảnh của một búp non tuy nhỏ nhưng sau này sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước xinh đẹp này. Tre mọc khắp đồng quê, tuy không đẹp nhưng chúng gắn bó với người dân ở đây hơn cả những loài cây như: hoa giấy, hoa hồng,.. suốt đời chỉ biết làm đẹp để khoe mình cho đến chết. Tre tuy khẳng khiu một màu xanh và ngày càng vàng đi khi nhìn thấy các búp măng lớn lên, nhưng chúng không phải là vô ích, chúng có thể là vật liệu để làm nên những chiếc giường, những chiếc tủ và vô vàn thứ khác mà ta từng thấy. Đối với người nông dân, còn gì tốt hơn sau nhiều giờ làm việc dưới các nóng gây gắt của ánh Mặt Trời thì được ngả lưng dưới bóng tre tươi mát Lúc này, tôi lại khám phá ra chính những chiếc diều mà tôi thường hay chơi lại có khung được làm từ tre. Sự ngạc nhiên ngày càng dâng cao khi chính tay tôi có thể dùng tre làm nhiều thứ mà mình không còn cơ hội làm khi quay lại thành phố. Nhưng có lẽ thứ mà bọn trẻ làng quê sợ nhất cũng chính là tre, ở đây đứa nào cũng sợ chiếc roi tre mắc đầu giường của bố mẹ mình mà chúng thường bị đánh khi mắc lỗi.
‘’Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Truyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…’’
Nhà thơ Nguyễn Duy từng nói thế, hình ảnh của tre quá quen thuộc với các bạn nhỏ qua hình ảnh nhân vật Thánh Gióng khi gẫy chiếc gậy sắt đã lấy bụi tre bên đường đập tan bọn giặc. Hình ảnh cây tre trăm đốt trong truyện cùng tên và hình ảnh đó ngày càng mở rộng ra khắp các lĩnh vực từ văn học đến những bộ phim như : ‘’ Cây tre Việt Nam’’.
‘’…Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi..’’
Qua 2 câu thơ đó, tôi càng khâm phục tre hơn, rõ ràng tre đã gắn bó với dân tộc ta suốt nhiều năm dài bị các nước khác xâm chiếm. Tre dựng lũy, dựng thành chống quân giặc, tre làm vũ khí cho nhân dân, tre làm những bãi chông ngăn bọn lính dù,… Tre luôn tiên phong trên con đường mở ra đến sự tự do và hạnh phúc của dân tộc ta.
‘’…Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chất dồn lâu hoá nhiều…’’
Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất.Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng:
’’Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ, bấy nhiêu cần cù’’.
Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăm trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng của tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

Nguồn Bài: http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109734#ixzz0L0JRcgNu
 
S

sola_lucky

minh cho dan y khai quat ne van bieu cam loai cay ne
A Mở bài
-Giới thiệu loài cây em yêu
-Lý do, tại sao em yêu quý nó
B Thân bài
1 Miêu tả để nêu phẩm chất của cây
-Tìm những đặc điểm gợi cảm của cây để miêu tả để nêu ra phẩm chất
Nhận định phẩm chất của cây
Tình cảm, suy nghĩ của em về những phẩm chất đó

2 Vai trò của loài cây trong cuộc sống con người
-Kể ra những tác dụng mà cây mang đến cho cuộc sống của chúng ta
Qua những tác dụng đó cây có vai trò như thế nào qua cuộc sống của con người nói chung
Tình cảm của con người dành cho loài cây đó

3 Loài cây ấy trong cuộc sống của riêng em
-Cây gợi cho em những kỉ niệm gì
-Với riêng em, cây đã cho em những gì
Khẳng định mối quan hệ giữa em với cây
Tình cảm em dành cho cây

C Kết bài
-Nhớ lại tình cảm gắn bó với cây
-Tình cảm ấy mai sau như thế nào
:khi (19)::khi (19)::khi (19)::khi (19)::khi (19)::khi (19):


Có chí thì nên!!!!!


mem không viết mực đỏ nhé!
 
Last edited by a moderator:
I

ilovee_1110

tham khảo ha
Thời thơ ấu khi còn học ở tiểu học, đấy chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến những kỉ niệm ấy, trong tôi lại hiện hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà tôi yêu quý và kính trọng nhất, loài cây mà đã gắng bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với một cái tên thân thương cây “ hoa học trò”.
Nhìn từ xa, cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù to tướng che mưa nắng. Mỗi khi tôi đi học về, tôi đều đứng nép vào chiếc dù ấy chời ba má dẫn về. Cây đứng cao khoảng năm sáu mét, nó xoè ra những vòm lá cao hơn nóc trường làm cho người nhìn vào liên tưởng tới hình ảnh gà mẹ dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con. Càng tới gần, tôi lại được thưởng thức cái không khí trong lành, cái màu xanh mươn mướt của cây xanh. Bên dưới, chim muôn tha hồ làm tổ, chúng chuyền từ cành này sang cành khác trông thật ngộ nghĩnh. Dưới bóng mát của cây cũng là điểm hẹn của chúng tôi những ngày trưa hanh nắng.
Vào những giờ ra chơi, tôi đều ngồi dưới góc phượng, ngồi ôn lại bài hoặc kể cho phượng nghe về những chuyện vui hoặc buồn. Tôi cũng không hiểu sao, trong những lúc này tôi cảm nhận như tiếng của phượng thì thầm bên tai để an ủi hoặc vui mừng cùng tôi.
Khi những búp hoa phượng gần nở, cũng là lúc báo hiệu cho chúng tôi mùa thi sắp đến. Cây phượng như vui vẻ khi thấy những đứa học trò của nó chăm chỉ học hành nhưng nó cũng không thể giấu kín về tâm trạng khi sắp phải chia tay chúng tôi. Ba ngày…Hai ngày… Một ngày… Thôi rồi bây giờ là ngày cuối cùng của chúng tôi đến lớp. Hoa cứ nở, cứ rơi, rơi lên tóc, rơi trên vai mỗi người như đang gửi một kỉ niệm đặc biệt cho mỗi cô cậu học trò.
Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chẳng ai ngắm nhìn nó. Chỉ còn một mình nó trong theo hình bóng của mỗi học sinh. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỉ niệm buồn vui dưới góc phượng. Dù đi đâu, ở đâu tôi sẽ mãi luôn nhớ về ngôi trường này, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
 
A

aivi_chamhoc

Thời thơ bé dưới mái trường tiểu học là quãng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Mỗi khi nhớ về thời thơ ấu, quá khứ lại gợi lên trong tôi ấn tượng bạn bè, thầy cô mái trường tha thiết và một loài cây mà tôi vô cùng quý mến, trân trọng. Loài cây ấy đã khá quen thuộc với tuổi thơ của mỗi người. Một nhà văn đã gọi nó với cái tên khá thân mật: cây hoa học trò.
Ngay từ khi đặt chân vào nấc thang học đường đầu tiên tôi phải bỡ ngỡ rụt rè e sợ nhưng cũng hòa vào đó là sự ngây ngất trước vẻ đẹp của trường. Ngay từ lúc ấy tôi đã cảm nhận được nơi này chính là nơi mà tôi tin tưởng có thể gửi cả cuộc đời tôi vào đây. Ở đây tôi có nhiều bạn mới cô thầy mới, trường lớp mới đã trở thành cô bé chững chạc hơn nhiều. Nơi đây có hàng cây xanh rì. Cây me tây những tán cây to vươn lên che cả bầu trời.Ngồi dưới tán cây một cảm giác mát dịu,chính từ thiên nhiên ban tặng. Nhưng tôi có thể thốt lên rằng: tôi không yêu cây me tôi chỉ yêu cây phượng. Cây phượng gắn cả quãng đời tôi là một người bạn tri ân tri kỉ không riêng gì tôi mà cả các bạn khác. Dáng cây nhỏ nhắn xnh xắn chỉ có vài cành to, nhưng trong thân cây và cành cây đó nó chứa đựng biết bao nhiêu kỉ niệm. Kỉ niệm vui buồn khác nhau. Mùa đông cây đứng im lìm không khoác được chiếc áo rậm rạp đỏ rực, cũng không mặt được chiếc áo xanh non ấm áp bao trùm lên cơ thể.Trơ trụi cành lá chỉ còn vỏ thân xù xì, nó cũng ghen tị với các loài cây me tây nhiều lắm. Nó ao ước rằng được như những người bạn khác. Khi bàn tay tôi chạm vào những chổ xù xì của nó, nó đau lắm nhưng cũng cố lay động cùng chị gió. Đó là một nụ cười mà cây dành cho tôi. Tôi vui lắm. Cây phượng là thế đó nó trải qua nhiều kỉ niệm vui buồn lắm. Nó phải tận mắt chứng kiếm cảnh học sinh nghỉ hè, cả trường vắng lặng, chỉ có nó là thắp lên ngọn lửa đỏ cháy bỏng của sân trường. Chúng tôi hòa vào những ngày vui của gia đình còn nó thì lẻ loi cô đơn nhưng nó cũng tự hào lắm, xung quanh trường chỉ có nó là ầm áp ngọn lửa đỏ mùa hè. Hè về học sinh nghỉ, trống nghỉ, trường nghỉ sau một thời gian làm việc mệt mỏi. Cây phượng vẫn ung dung làm việc của mình làm cho sân trường nhộn nhịp hẳn lên bởi chính màu hoa của nó. Sự cuốn hút của hoa màu đỏ như nhung mịn như bột đã làm cho mọi vật trong trường bừng giấc. Hè về những chú ve là dàn đồng ca mùa hạ ẩn nấp vào thân cây phượng tấu lên bản nhạc của mùa hè thật réo rắc và nhộn nhịp. Hoa phượng hàn chứa kỉ niệm vui đầy ắp. Những cánh hoa tụi con gái chúng tôi tách ra tạo thành những chú bướm thật là đẹp, thật dễ thương và đầy nụ cười. Mỗi khi tôi lật trang vở trắng có hình chú bướm tôi ngồi ngắm rồi một nụ cười lại hiên ra trên môi. Chợt một suy nghĩ hiện lê tâm trí tôi với một tấm lòng thật và chân thành tại sso cây hoa phượng lại là cây hoa học trò tôi đã cố suy nghĩ và để rồi câu trả lời chính xác là bởi vì cây hoa phượng nó gắn vời hàng nghìn cảm xúc của học sinh kỉ niệm vui buồn. Những bạn nam lấy hoa phượng chơi chọi gà cùng với tiếng hò reo í ới, tiếng cổ vũ nồng nhiệt xen vào đó lòng buồn rời rợi vì mình thua. Nhưng dù thắng hay thua thì trò chơi chọi gà vẫn không thể thiếu vào ngày chơi hè của chúng tôi. Lại một mùa đông nữa đến mùa hè trôi qua chắc có lẽ cây phượng trở lại thời xưa của nó. Hoa bắt đầu rụng xuống gốc cây chúng tôi cầm chổi ra quét như thu gom lại những kỉ niệm của mình rồi đây những kỉ niệm đó được vùi đống đốt thành tro. Kỉ niệm đã tan thành mây khói cùng với một năm học trôi qua năm học mới đến nhưng trong tôi vẵn còn đọng lại nhứng ấn tượng khó phai về một mùa phượng.
Cây phượng lúc nào cũng đẹp nhưng không bao giờ đẹp như lúc này. Mai đây dẫu có đi bất cứ nơi nào thì hình ảnh của cây phượng vẫn còn vĩnh hằng trong trái tim tôi như ngọn nến không bao giờ tắt. Giờ đây tôi không biết phải cảm ơn thầy cô và mái trường như thế nào để thầy cô tha thứ cho những lỗi lầm mà tôi đã gây ra. Tôi không biết phải im lặng bao nhiêu lần để suy nghĩ về những tình cảm của tôi dành cho cây phượng, thầy cô mái trường. Tôi không biết tôi sẽ ra sao nếu như tôi không được đi học. Còn bây giờ tôi chỉ biết nói rằng: tôi yêu cây phượng, tôi quý cây phượng và những thứ thuộc về mái trường.
Nho thanks nha
 
Top Bottom