[văn 7] Soạn văn

K

khoi582

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Soạn văn bài cổng trường mở ra
mẹ tôi
mình cần ngay bây giờ tí quay lại xem
minh thanks đó
Chú ý : Mem post đúng khu vực + chú ý tiêu đề ghi cho đầy đủ
Đề nghị khi chuyển tới nơi mod Văn 7 sửa lại !Thân ~ caoson8a~
 
Last edited by a moderator:
C

chienkute_1999

Giáo án của bài''Cổng trương mở ra''

Bài 1
Kết quả cần đạt:
Cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của cha mẹ đối với con cái; thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
Nắm được cấu tạo và ý nghĩa của các loại từ ghép
Hiểu rõ về liên kết văn bản, một trong những tính chất quan trọng nhất của VB


Tiết 1 - ĐỌC HIỂU VĂN BẢN :
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA


I.Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh hiểu được tâm trạng của người mẹ khi đứa con lần đầu tiên đến trường, qua đó thấy được tình cảm và tấm lòng của người mẹ dành cho con.
II.Chuẩn bị đồ dùng :
Sách bài tập,Sách Giáo khoa ,Bảng phụ.
III.Các bước lên lớp:
1.Ổn định
2.Kiểm tra: vở ghi, vở soạn và SGK của HS
3.Bài mới
Giới thiệu bài: Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình, hãy kể lại cảm tưởng ...
Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc và chú thích .
? VB này có cách đọc ntn?
Em hãy đọc văn bản.
? Văn bản có xuất xứ ntn ?
H – Giải nghĩa từ: nhạy cảm, háo hức, khai trường ...
? Những từ đó thuộc lớp từ nào đã học
Hoạt động 2 – Tìm hiểu nội dung VB
? VB này là lời của ai? Nói về điều gì?
? Tìm những chi tiết miêu tả việc làm, cử chỉ của mẹ vào đêm trước ngày khai trường
? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của mẹ?


? Vì sao mẹ có những tâm trạng như vậy?

? Qua đó em thấy mẹ là người thế nào?
? Em có biết 1 câu ca dao, danh ngôn hay 1 bài thơ nói về tấm lòng người mẹ
- “Con là mầm đất tươi xanh
Nở trong tay mẹ, mẹ ươm mẹ trồng
Hai tay mẹ bế mẹ bồng
Như con sông chảy nặng dòng phù sa
Mẹ nhìn con đẹp như hoa
Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời
Sao tua rua đã lên rồi
Con ơi có cả đất trời bên con
Cho dù đạn réo mưa bom
Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng
Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng
Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi”
? Người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không?Theo em người mẹ đang nói với ai?
? Cách viết này có tác dụng gì?




? Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ?
? Hiểu được tqtrọng đó, mẹ đã định nói với con ntn trong buổi ngày mai khi con đến trường?
? Em hiểu “TG kỳ diệu” đó là gì?
? Đọc xong VB, em hiểu thêm điều gì về mẹ và vai trò của nhà trường?
? Tại sao VB có tựa đề “Cổng trường mở ra”-? VB này có cốt truyện và có 1 chuỗi sviệc như ở lớp 6 không?
H- Quan sát đoạn VB nói về ý nghĩ của mẹ về giáo dục nước Nhật
Thảo luận:
- TG của điều hay, lẽ phải, của tình thương và đạo lý làm người
- ... ánh sáng tri trức nhân loại
- ... tình bạn, tình thầy trò cao đẹp
- Vô cùng quan trọng
* Khái quát: Qua VB, em hiểu được sự quan tâm, chăm lo của mẹ dành cho con, hiểu được tqtrọng vô cùng của ngày đầu tiên đến trường – mốc qtrọng của cuộc đời con --> chăm lo về trí tuệ.
-Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:Hướng dẫn luyện tập

IV.HDVN:
- Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.Soạn văn bản “Mẹ tôi”.
Hoạt động của trò

Đọc, tóm tắt ND, chú thích
Tình cảm, nhẹ nhàng
Khai trường: mở trường buổi đầu tiên

Từ mượn, từ HV


Lời của mẹ nói với con trai ;
Ngắm nhìn con ngủ, nghĩ về những việc con làm, không tập trung trằn trọc, ko ngủ được, nhớ về ngày ktrường đtiên của mình
- Vì mẹ rất yêu con, quan tâm đến con, bởi mẹ đã được hưởng tình yêu thương ấy từ bà ngoại, tình cảm ấy là 1 sự tiếp nối thế hệ, là truyền thống hiếu học.


- “Không có mặt trời thì hoa không nở, không có người mẹ thì cả anh hùng và nhà thơ đếu không có” M.G.



~ Chúc học tập tốt~
 
X

xuancuthcs

Mình cũng cần bài này bạn làm ơn
theo đúng yêu cầu của chủ pic là soạn bài
trả lời các câu hỏi cuối bài đó
thank bạn nhiều
 
N

ngocvuitinh226

Mẹ Tôi

Nhớ thanks nha
Tiết 2: MẸ TÔI
ÉT-MÔN-ĐÔ ĐƠ A-MI-XI

A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sơ giản về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi. Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, có lí và có tình khi con mắc lỗi. Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư.
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư. Phân tích một số chi tiết liên quan hình ảnh người cha và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
3. Thái độ: Giáo dục KNS: Tự nhận thức và xác định được tình thương và trách nhiệm cá nhân với gia đình. Biết ơn và kính trọng cha mẹ.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, tài liệu CKTKN
2. Học sinh: Soạn bài
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu vào bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
- Nêu vài nét về tác giả.
- Văn bản này được trích từ truyện nào.
- Xác định thể loại và PTBĐ?
- GV hướng dẫn cách đọc, gọi HS đọc.
- Văn bản kể lại chuyện gì? Hãy tóm tắt văn bản “Mẹ tôi”.
Bài văn kể lại việc En-ri-cô đã phạm lỗi với mẹ khi cô giáo đến thăm. Người cha gửi thư cho En-ri-cô và bộc lộ thái độ buồn bã, tức giận đồng thời nói đến công lao to lớn của mẹ cậu bé và ông đã đưa ra lời khuyên rất chân tình sâu sắc đối với con trai.
- Tại sao văn bản là 1 bức thư của người bố gửi con nhưng tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?
Xuyên suốt văn bản ta thấy hiện lên hình tượng 1 người mẹ cao cả và lớn lao. Người mẹ không xuất hiện trực tiếp nhưng qua tình cảm, thái độ quý trọng của bố đối với mẹ ta thấy được những gian khổ hy sinh mà người mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình. Điểm nhìn ở đây xuất phát từ người bố, qua đó thấy hình ảnh phẩm chất của mẹ.
- Nguyên nhân người bố viết thư cho con?

- Thái độ của bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ ntn? (Buồn bã, tức giận).
- Dựa vào đâu mà em biết được.
- Lời lẽ trong bức thư mà ông viết cho con.
- Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư thể hiện rõ điều đó.
"Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậy; Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con; Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Thật đáng xấu hổ và nhục nhã".
- Theo em lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy.
En-ri-cô đã vô lễ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Hành vi vô lễ ấy của En-ri-cô khiến ông không thể ngờ được.
- Trình bày đánh giá của em về thái độ của người cha? (dứt khoát)
- Người cha đã chỉ cho con thấy vai trò to lớn của người mẹ như thế nào?
- Trong thư người cha bắt con phải thực hiện gì để nhận lỗi ?

- Trong truyện có những chi tiết, hình ảnh nào nói về người mẹ của En-ri-cô?
Mẹ đã phải thức suốt đêm…mất con! Mẹ sẵn sàng bỏ hết…cứu sống con ).
- Qua đó em hiểu mẹ En-ri-cô là người ntn?

* HS thảo luận (2'): Theo em, điều gì khiến En-ri-cô “Xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố. Em hãy chọn những lý do mà em cho là đúng trong các lí do sau. Đánh dấu (X) vào ý em cho là đúng.
1. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
2. Vì En-ri-cô sợ bố.
3. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
4. Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.
5. Vì en-ri-cô thấy xấu hổ.
Đáp án: 1, 3, 4.
- Ngoài những lí do trên, có còn lí do nào khác không?
- Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp mà lại viết thư?
Vì viết thư vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm cho En-ri-cô mất lòng tự trọng.
Đây là cách ứng xử rất tế nhị, do đó nó cũng là bài học cho ta về cách ứng xử trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
Hoạt động 3
- Nêu nội dung chính của văn bản?




- Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật gì?


- HS thảo luận: Qua văn bản, em rút ra được bài học gì.

Hoạt động 4
- Gọi HS đọc yêu cầu → trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Từ trước đến nay có lần nào em lỡ gây ra 1 sự việc khiến mẹ (bố) buồn phiền chưa. Hãy kể lại lỗi lầm đó. Hãy cho biết em đã làm gì để chữa lỗi lầm đó.
- HS phát biểu, trao đổi.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, hoàn cảnh sáng tác:
a.Tác giả: Ét-môn-đô đơ A- mi-xi(1846- 1908), nhà văn I-ta-li-a.
b. Hoàn cảnh sáng tác: Văn bản được trích từ Những tấm lòng cao cả 1886.
2. Thể loại : Văn viết thư.
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm

II. HIỂU VĂN BẢN















1. Nguyên nhân bố viết thư:
En-ri-cô phạm lỗi với mẹ.

2. Thái độ của bố và lời khuyên:
- Buồn bã, tức giận.
- Cảnh cáo nghiêm khắc lỗi lầm của en-ri-cô.














- Gợi lại hình ảnh lớn lao, cao cả của người mẹ và làm nổi bật vai trò của người mẹ trong gia đình.
- Yêu cầu con sửa chữa lỗi lầm.


3. Hình ảnh người mẹ qua thư bố:

- Hết lòng yêu thương con, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con.


4. En-ri-cô:
- Xúc động trước lời khuyên bảo của bố, hiểu được tấm lòng cao cả của mẹ.





















III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung: Phần lớn nhất của câu chuyện là bức thư khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng”. Mỗi dòng thư đều là những lời tâm huyết của người cha muốn giúp con nhận ra và sửa chữa lỗi lầm.
2. Nghệ thuật: Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục.
3. Ý nghĩa văn bản: Người mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong gia đình.

IV. LUYỆN TẬP
Bt 2 sgk/12
4. Củng cố:
- Từ hình ảnh người mẹ của En-ri-cô, em có cảm nhận gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung? (Thương con vô bờ bến, hy sinh tất cả vì con). GD cho HS KN trình bày suy nghĩ.
- Em hiểu được gì qua lời khuyên của người bố? (Không nên làm điều gì sai trái khiến mẹ phải đau lòng. Nếu lỡ sai lầm cần phải biết xin lỗi).
GV liên hệ, giáo dục: Khi chúng ta mắc lỗi cần phải biết xin lỗi thì chắc chắn người mẹ sẽ bỏ qua tất cả, mẹ chính là người rất bao dung, độ lượng, sẵn sàng tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta.
5. Dặn dò:
- Học bài cũ, sưu tầm những bài thơ, ca dao ca ngợi về mẹ.
- Chuẩn bị bài Từ nghép.
 
L

linh13903

mình rất cần phần soạn văn này :confused::confused::confused:
chứ ko phải là giáo viên soạn . Phần Đọc hiểu Vb ak:confused::confused:
 
L

linh13903

1. Tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?

Đọc kỹ đoạn trích ta thấy điểm nhìn từ người bố, bộc lộ những tình cảm và thái độ đối với người mẹ. Người đọc thấy hiện lên hình tượng người mẹ cao cả lớn lao. Vì vậy tác giả lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

2. Thái độ của người bố? Dựa vào đâu mà em biết? Lí do mà ông có thái độ đó?

Qua bức thư của người bố gửi En – ri – cô, người cha đang buồn bã và tức giận về đứa con đã thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm.

3. Những hình ảnh chi tiết nói về người mẹ? Mẹ của En – ri – cô là người như thế nào?

Qua bức thư người mẹ En – ri – cô là người thương con hết mực:

“Cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ và khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con”! Có lúc người mẹ có thể “bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đớn đau”. “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con”.

4. Điều gì khiến En – ri – cô xúc động? Lí do?

Thái độ của người bố vừa thiết tha, vừa nghiêm khắc lại vừa chân tình.
Qua đó ta thấy người mẹ của En – ri – cô ngoài lòng thương con hết mực, còn biểu hiện là người phụ nữ đôn hậu, đảm đang, cao cả và giàu lòng vị tha.

5. Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà lại viết thư?

Văn bản viết dễ bộc lộ cảm xúc một cách đầy đủ.

- Những tình cảm kín đáo, tế nhị nhiều khi khó nói trực tiếp được.

- Qua thư, đứa con đỡ bị tự ái, xấu hổ.

- Người cha muốn tạo điều kiện cho con đọc nhiều lần để thấm thía sâu sắc hơn.

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn, nhằm tôn vinh người mẹ và nhắc nhở con.

6. Nghệ thuật:

Tác giả đã chọn hình thức viết thư lồng vào tình huống đặc biệt để thể hiện chủ đề của văn bản. Ở đây chứng tỏ tác giả có tài nắm bắt tâm lí nhân vật và hiểu rõ qui luật tình cảm con người, khuyên răn với một cảm xúc rõ ràng.

Dưới hình thức viết thư, tác giả đã diễn đạt bằng nhiều kiểu câu rất linh hoạt khi dùng câu trần thuật, khi dùng câu cảm thán và câu nghi vấn.
:D:D:D:)>-:)>-:)>- nhớ tks nha
 
T

thuongkute2306

Soạn văn bài cổng trường mở ra
mẹ tôi
mình cần ngay bây giờ tí quay lại xem
minh thanks đó

1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
S.T​
 
Top Bottom