[văn 7]Những câu hát than thân

C

cchhbibi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Em hiểu cụm từ "thương thay" như thế nào?Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này trong bài 2.
2. Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong bài 2.
3. Hình ảnh so sánh ở bài 3 có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
 
Y

yumi_26

Câu 1: Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
*Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

Câu 2: Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

Câu 3: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

mềnh ko nhớ câu đó nod thế nào

nhăc lại coi đi bạn

để mềnh cảm nhận cho :))
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
1. Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

2. Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thuơng thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

3. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.​
 
N

nhansieu97

Câu 1: Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
*Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay" dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức
Câu 2: Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
Câu 3: Bài 3 nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng, thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
__________________
 
B

baotrana1

Câu 1: Thương thay là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao
Câu 2:con tằm -->phải nhả tơ :suốt đời bị bòn rút sức lao động
con kiến -->kiếm mồi :nghèo khổ
con hạc -->cuộc đời phiêu bạt +con cuốc --> kêu ra máu :thấp cổ bé họng (không có địa vị trong xã hội)
Câu 3:Hình ảnh so sánh: người phụ nữ như trái bần trôi.Bần trôi thể hiện thân phận nghèo khó bập bênh ko biết dựa vào đâu
Bài ca dao nói lên cuộc đời,thân phận bé nhỏ,đắng cay của nguời phụ nữ trong xã hội phong kiến
 
K

kindaichi184

1_ thân em như hạt mưa xa
hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
2_ gánh cực mà đổ lên non
cong lưng mà chạy cực còn theo sau
3_ con cò mà đi ăn đêm
đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
ông ơi ông vớt tôi nao
tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng cò con
 
T

truongtrang12

1)Muống than thân muống
Trứt đọt nấu canh,
Anh than thân anh.
Vợ con chưa có.
Người nói lòng nọ,
Kẻ nói lòng kia.
Liều mình như súng bắn bia.
Biết làm sao cho đặng sớm khuya cùng nàng.
Khuyên em có bấy nhiêu lời,
Thủy chung như nhất là người phải nghe.
Mùa đông lụa lụa the the.
Mùa hè bán bạc hoa sòe sắm khăn.
Sắm gối thì phải sắm chăn.
Sắm gối thì phải sắm chăn.
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu.
Sắm cho em: đôi lược chải đầu.
Cái ống đựng sáp vuốt đầu cho xinh.

2)Năm canh ngủ lấy hai canh
Ba canh thao thức, nhớ bạn lành khổ chưa


3)Năm canh thì ngủ lấy ba
Hai canh coi sóc cửa nhà làm ăn


4)Năm canh trằn trọc xốn xang
Lăn qua lộn lại nghĩa vàng không nguôi


5)Năm canh chỉ ngủ có ba
Hai canh lo lắng để mà làm ăn

6)Năm canh thở vắn than dài
Gieo mình xuống sạp lại ngồi lên muị
Nhìn sông chỉ thấy sông dài
Nhìn non non ngất, trông người mù tăm.
Năm con ngựa bạch sang sông
Năm gian nhà ngói đèn trong đèn ngoàị
Đèn yêu ai mà đèn chẳng tắt
Ta yêu mình nước mắt nhỏ rạ


7)Ngó lên hương tắt đèn lờ
Tấm thân đơn bạc biết nhờ cậy ai

8)Ngán thay cái kiếp phong trần
Biết bao giờ hết nợ nần đã vay ?

9)Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay,
Ai làm cho biển kia đầy
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

10)Thân em như bông cúc trên trang
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên

11)Khổ ơi là khổ em cam phận khổ
Lên non đốn củi, đụng chỗ đốn rồi,
Xuống sông gánh nước,
Đụng chỗ cát bồi, khe khô!
 
Last edited by a moderator:
T

truongtrang12

12)Nước đường (đục) mà đựng chậu thau
Cái mâm chữ triện đựng rau thài lài.
Tiếc thay con người da trắng tóc dài
Bác mẹ gả bán cho người đần ngụ
Rồng vàng tắm nước ao tù
Người khôn ở với người ngu nặng mình.

13)Thân em như cúc mọc bờ rào
Kẻ qua ngắt nhụy, người vào bẻ bông.

14)Ai làm cho cải lên ngồng
Cho dưa hôi khú, cho chồng em chê

15)Trông trăng mà thẹn với trời
Soi gương mà thẹn với người trong gương
Thân này đáng giá nghìn vàng
Bắt đem giải nắng dầm sương bấy chầy
Sao lòng nhiều nỗi đắng cay
Bấy lâu thảm chất sầu xây nên thành

16)Trách ai trồng chuối dưới bàu
Trái ăn, lá rọc, bỏ tàu xác xơ

17)Trách ai rào chắn ngõ sau
Không cho trầu lộn với cau mộn vườn

18)Trách trời sao lắm bất công
Giàu nghèo khó sống, sinh lòng hại nhau
 
Last edited by a moderator:
N

ngoi_sao_huyen_bi

nho cum on nghe:thuong thay con co:số phận bấp bênh cua ng lao động phải chịu nhiều khó nhọc
con tằm:số fan con ng bị áp bức của cải ,ăn o đủ no
kiến:chắt chiu tằm tiên ma o đủ ăn
chim:cuộc đời nhiều phong ba , bão táp mà o đc yên thân
cuốc:chỉ hạng người thấp bé cổ họng ,bị nhiều ap bức than thân mà chẳng ai để ý ,lắng nghe
thân em :chi người con gái o có quyền quyết định cuộc đời mình ,luôn dựa dẫm vào người khác
 
S

sujuelfsapphireblue

bài1: trong ca dao, người nông dân thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thận phận của mình. Hãy sưu tầm một số bài ca dao để chứng minh điều đó và giải thích vì sao?
Thanks!
 
C

chuotbachkute

1_ thân em như hạt mưa xa
hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
2_ gánh cực mà đổ lên non
cong lưng mà chạy cực còn theo sau
3_ con cò mà đi ăn đêm
đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
ông ơi ông vớt tôi nao
tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
có xáo thì xáo nước trong
đừng xáo nước đục đau lòng cò con

sai chính tả nhé, mưa sa đấy. Cô mình nói nếu viết sai chính tả thì khi phân tích bài ca dao có thể sẽ bị lệch hướng
 
Top Bottom