[văn 7 ]Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "ăn quả nhớ kẻ trồng cây"

  • Thread starter tieuhoalong_102_galucsi
  • Ngày gửi
  • Replies 19
  • Views 127,051

T

tieuhoalong_102_galucsi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.
 
Last edited by a moderator:
N

nhattien113

Bn đọc và rút ra kinh nghiệm cho mình nhé:
Mở bài:
Đi từ chung đến riêng:
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người Việt. Một trong những câu tục ngữ đó là câu " uống nước nhớ nguồn" Câu tục ngữ này nói nên lòng biết ơn đối với những ai đã làm lên thành quả lao động cho con người hưởng thụ .
Đi từ thực tế đến đạo lí:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền ,chùa và lễ hội . Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ rất hay và cô đọng : " uống nước nhớ nguồn"

Thân bài:
*Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc

Kết bài:
Đi từ nhận thức tới hành động:
Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ đạo lí của dân tộc,đạo lí của người hưởng thụ. Hãy sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Kết bài có tính chất tổng kết:
Câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm ý sâu xa, nói về nghĩa vụ của những ai đang hưởng thụ các thành quả
 
D

dethuong4120

Có ai biết giải thích câu "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" ko?

Em chú ý ko dùng chữ đỏ trong bài viết và viết bài có dấu.
 
Last edited by a moderator:
V

vu_hoang_anh

Có chứ sao hok! Nhưng mà phải thank đấy nhé!
Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng nèk !
Uống nước : Hưởng thụ thành quả vật chất ,tinh thần
Nguồn: nguồn gốc, cọi nguồn của tất cả những thành quả bao gồm con người, lịch sử , truyền thống
Nhớ nguồn:Thành quả không tự nhiên mà có , nên người được hưởng thụ phải hiểu biết, tri ân, giữ gìn và phát huy
*Nhận định đánh giá:
Câu tục ngữ nêu nên đạo lí làm người
Câu tục ngữ khẳng định truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Câu tục ngữ khẳng định một nguyên tắc đối nhân xử thế.
-Câu tục ngữ nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với dân tộc
Nhớ nha, nhớ thank cho tui đó!
Chúc bạn học tốt môn văn
 
  • Like
Reactions: Phương Nam 187
V

vu_hoang_anh

Mình quên mất, mình giải nghĩa câu "Uống nước nhớ nguồn" rùi
Mà hok sao đâu Ý giống nhau cả thui, chỉ cần thế vào là được!
hihihihihi
 
S

smalllady

giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nek:
Trong kho tàng văn học dân gian phong phú của nhân dân ta có rất nhiều câu tục ngữ mang đầy ý nghĩa sâu xa, mang dậm bản sắc dân tộc. Trong các truyền thống quý báu được phản ánh đó có truyền thống biết ơn những người có ơn với mình. điều đó được thể hiện rõ nhất trong câu tục ngữ:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
vậy, ta phải hiểu "quả" là ji`. "Quả" là thứ tinh tuý nhất trên 1 cái cây, qua thời gian, mưa nắng, và quan trọng hơn là người chăm sóc cây đó. Chính vì thế khi ta ăn quả thì phải nhớ đến người đã trông nên cái cây đó, chăm sóc cho cây ra hoa và kết trái.
Không chỉ dừng lại ở đó, 1 ý nghĩa sâu xa hơn được những người đi trước truyền lại cho người đời sau. quả ở đây không chỉ là cái tinh tuý của cây mà kòn được hiểu là những ân huệ, những thành quả mà "người ăn quả" được hưởng từ những người "trồng cây"- những người cho ta ân huệ, những người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. qua đó, các bậc xiền bối mún chúng ta phải biết nâng niu và trân trọng những gì mà ta đang có, những gì mà ta được hưởng,....
Câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta phai giữ gìn truyền thống tốt đệp của dân tộc để oy phát huy. Cũng như lời khuyên đó hấy lun :" Uống nứơc nhớ nguồn" nha !
 
S

smalllady

pa` kon ui chiều thi rùi sợ wa' ai help mình đề này đj : giai thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn
 
H

hongduc.1999

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.
 
A

anthuong09

hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhaaaaaaaaayyyyyyyyyyyyyyy!!! !!!!!!!!!!!

dung do,gio minh moi hieu ra*********************************bbbb
 
N

nguyentuyetnu123

Mình có bài này nè !!:-h:-h


Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quantrọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào cóthể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt đểđánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thứctrong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”hay “Uống nước nhớ nguồn” .

Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhânvăn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho chúng ta.

Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồngcây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tớicông sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằmkhuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với nhữngngười đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thểhiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với ngườikhác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đócũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người vớicon người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưngmà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinhtrên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồhôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéoléo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoánghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều,rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đíchphục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâmhuyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục đểngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó.Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành độngđể có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực vềđạo lí mà mỗi con người cần phải có.

Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”.Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hìnhthức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính làngười tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốnchữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nướctrong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờvơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ýnghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với conngười. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhânvăn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùngvĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập chođất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm thángsống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm,bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giànhlấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoáhoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêmsáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ lànhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa lànhững người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tínhtoan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêucon người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc.

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu đượcvề đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi conngười, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩmchất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nókhông tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã cócông dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡchỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩnchứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộcsống trên hành tinh này....




:khi (14)::khi (58):​
 
I

i_love_u_forever

Zen post cho you dàn ý chung của bài văn nghị luận nè

I. MB
- Dẫn dắt vấn đề (nội dung/thể loại/tác giả)
-Trích dẫn câu tục ngữ, ca dao, câu nói
-Khẳng định hướng nghị luận.

II. TB
- Giải thích nghĩa
+Nghĩa đen? (từng từ/cả câu)
+ Nghĩa bóng?
-Trình bày lí l
+Vì sao...?
+Nếu không...thì sao?
-Trình bày dẫn chứng
+Các câu tục ngữ, ca dao, câu nói tương t
+Các tấm gương
+Các câu chuỵên
+các lĩnh vực trong đời sống (chiến tranh, lao động, học tập, xã hội...)
- Mở rộng
-Liên hệ bản thân.

III. KB
-Khẳng định lại vấn đ
-Nêu lời khuyên.

 
N

ngangoac.hp00

chán quá các bạn ơi, sắp thi Hk rồi mà còn nhiều đề văn quá, chả biết ôn tn
 
B

babykuteck

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
 
L

leo345

Đây là ăn quả nhớ kẻ trồng cây
ừ xưa đến nay, lòng biết ơn là một truyền thống đạo lý của dân tộc ta. Ông cha ta đã luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung. Truyền thống đó đã được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây – Uống nước nhớ nguồn”.

Thật vậy, câu tục ngữ đã cho ta một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ta ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào, ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng. Khi ta uống ngụm nước mát trong thì ta phải nhớ tới người đã khơi nguồn, đào giếng. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc ta một vấn đề đạo đức sâu xa: trân trọng, biết ơn những người đi trước tạo ra những thành quả tốt đẹp mà ta đang được hưởng thụ.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả thành quả lao động từ vật chất đến tinh thần mà chúng ta thụ hưởng không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của bao người đã đổ xuống để tạo nên. Lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, một nắng hai sương của người nông dân:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”

Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, kể cả những vật dụng hàng ngày ta sử dụng đều là sự lao động miệt mài của những người công nhân, nông dân. Sáng sáng, ta đi trên đường phố sạch đẹp cũng là sự vất vả cực nhọc của anh chị lao công:

“Tiếng chổi tre chị quét

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ…”

(Tiếng chổi tre – Tố Hữu)

Những thành tựu văn hóa, nghệ thuật, di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động, sáng tạo không ngừng. Chúng ta là lớp người đi sau thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm?

Đất nước ta tươi đẹp như ngày hôm nay là do công lao dựng nước của các vua Hùng. Dù có đi từ Nam ra Bắc, con cháu không quên ngày giỗ Tổ:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Dân tộc ta đã trải qua bao khó khăn, vất vả mới gây dựng nên non sông gấm vóc Việt Nam. Là người thụ hưởng những thành quả đó, chúng ta phải biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung.

Trải qua hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đổ bao xương máu mới có ngày độc lập. Biết bao những người anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống cho non sông.

“Có những phút làm nên lịch sử

Có cái chết hóa thành bất tử

Có những lời hơn mọi lời ca

Có những người như chân lý sinh ra…”

(Hãy nhớ lấy lời tôi – Tố Hữu)

Chính vì thế, ta không thể nào quên được những hy sinh to lớn, cao cả ấy. Nhà thơ Tố Hữu trong bài thơ “Một khúc ca xuân” đã nhắc nhở ta rằng:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả?

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Đoạn thơ trên đã nêu lên một quan niệm sống đẹp. Trong xã hội, ta nhận ơn của rất nhiều người. Lòng biết ơn không phải là một lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta có phong trào đền ơn đáp nghĩa, vận động nhân dân xây dựng ngôi nhà tình nghĩa, tình thương cho gia đình thương binh, liệt sĩ và các bà mẹ Việt Nam anh hùng. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành một bài học giáo dục thiết thực về đạo lý làm người. Cho nên mỗi người phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả ấy, nghĩa là ta vừa ăn quả của hôm nay, vừa là người trồng cây của ngày mai. Cũng từ đó, ta thấm thía hiểu được rằng ông bà, cha mẹ, thầy cô chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy, ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy là ta đã thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp em hiểu rõ đạo lý làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi người. Vì vậy, học sinh chúng ta phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô, với những người đã tạo nên thành quả cho ta hưởng thụ. Câu tục ngữ có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong việc giáo dục nhân cách, tâm hồn mỗi người.
 
L

leo345

CÒN ĐÂY LÀ UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Uong nuoc nho nguon
An tinh an nghia, thuy chung mot long la net dep mang tinh truyen thong cua dao li dan toc, the hien loi ung xu mang ve dep nhan van cua con nguoi Viet Nam qua hang nghin nam lich su.Bai hoc dao li "uong nuoc nho nguon" da thanh tuc ngu, hoa than trong loi hat cau ca, da tham sau vao tam hon hang trieu trieu con nguoi Viet Nam xua nay.
Cau tuc ngu "Uong nuoc nho nguon"co hinh tuong dep, ham chua mot tu tuong, tinh cam dep, mot loi ung xu dep
Chi co bon chu ngan gon ma y nghia sau xa.Uong nuoc la dieu kien, nho nguon la he qua. Nguon la noi phat nguyen nhung nguon nuoc. Nuoc dau nguon thi trong may ngot lanh. Nguon nuoc co bao gio voi can?Nho nguon ma song suoi, ao ho, bien ca co nuoc quanh nam, su song duoc no hoa ket trai.Uong nuoc la duoc huong thu, nho co nguon ma ta duoc uong nuoc. Chu nho trong cau tuc ngu the hien tam long nho on, biet on.
Cau"Uong nuoc nho nguon" neu len moi quan he lich su, xa hoi. Do la huong thu va nghia vu. Cau tuc ngu nhac nho chung ta bai hoc dao duc: Phai nho on, biet on nhung nguoi da dem lai am no, hanh phuc va yen vui cho minh.
Cau tuc ngu da noi len moi quan he tot dep giua con nguoi voi con nguoi, giua bon nghin lop nguoi trong xa hoi ta. No neu len mot quan niem nhan sinh day tinh nguoi, duc ket mot net ve dao li, nhac nho moi nguoi song co tinh nghia, tron ven thuy chung.
Long nho on, bieyt on la mot tinh cam rat dep. Cau tuc ngu giao duc chung ta long biet on to tien, ong ba, cha me. No nhac nho chung ta biet on nhan dan vi dai da dem mo hoi xuong mau xay dung va bao ve dat nuoc. Bat com ta an, mai nha ta o, trang sach, ngon den, ngoi truong soi sang tam hon ta...da tham sau cong on hang trieu nguoi dan cay, nguoi tho, thay giao, co giao...La quoc ki do tham,dat nuoc doc lap thanh binh...la do xuong mau cua biet bao anh hung liet si.Giang son gam voc hom nay la do nguon thieng ong cha, nhu mot nha tho da ca ngoi:
Ganh vac phan nguoi di truoc de lai
Dan do con chau chuyen mai sau
Hang nam an dau lam dau
Cung biet cui dau nho ngay gio to...
(Dat nuoc-Nguyen Khoa Diem)
Long biet on khong chi duoc khac sau trong tam hon ma con phai the hien bang hanh dong cu the. Con chau hieu thao voi ong ba cha me. Tuc cung le gio tet voi nen huong thom toa khoi tren ban tho gia tien. Con cai cham hoc, cham lam, song tot dep lam ve vang cho dong ho, biet san soc ong ba cha me khi gia yeu.Ngay 27/7 va ngoi nha tinh nghia la su the hien long biet on cua toan dan doi voi thuong binh liet si. Hoc sinh biet ton su trong dao...Do la hanh dong biet"Uong nuoc nho nguon".
De giao duc long biet on, nhan dan ta da sang tao nen nhung cau tuc ngu, bai ca dao dam da, y dep loi hay da tham sau vao mau thit va hon nguoi:
An qua nho ke trong cay

Ai oi bung bat com day
Nho cong hom som cay cay cho chang?

Con nguoi co to co tong
Nhu cay co coi, nhu song co nguon.
O doi, nguoi nhan hau lam on khong bao gio nghi toi chuyen tra on. Ho coi viec cuu giup moi nguoi la nghia vu cua luong tam. Long biet on luon nhac nho chung ta vua nho toi coi nguon, nho toi the he di truoc, dong thoi phai nghi toi nhung lop nguoi mai sau. Biet nho nguon con phai biet khoi nguon la vay.
Cau tuc ngu"Uong nuoc nho nguon" la bai hoc lon day ta biet lam nguoi. No goi nho trong long ta mon no sau nang:
Com cha, ao me, chu thay
Nghi sao cho bo nhung ngay uoc ao.
 
V

vinhhang6alon

Sống chết mặc bay thể hiện trước hết là bản chất "lòng lang dạ thú" của viên quan đi hộ đê.Thái độ bàng quang, vô trách nhiệm trước mạng sống của bao người lúc con đê sắp vỡ.
 
C

cuongcut0xu

đen thật đấy mình đã bỏ hết công sức để viết bài này là bài khảo sát đầu năm thế mà lại đc có 7 đ thật buồn :)|
 
B

behe0kute45

Đề bài: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây";"Uống nước nhớ nguồn"
Bài làm
Từ xa xưa đến nay, tinh thần yêu nước đoàn kết, nhân ái,…đều là những phẩm chất, yếu tố quan trọng làm nên nhân phẩm của con người. Lòng biết ơn cũng là một trong số đó. Để khuyên dạy con cháu về lối sống ân tình, chung thuỷ, ghi nhớ công lao mà người khác để giúp đỡ mình vì vậy ông cha ta có câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta,đã nói lên một chân lí rằng khi ăn một quả chín mọng ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó đồng thời ca ngợi lối sống ân tình thuỷ chung.
Chúng ta phải biết ơn những người xung quanh, những người đã giúp đỡ ta, những người tạo ra hạnh phúc cho ta hưởng thụ. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: tại sao mình lại có mặt trên đời này? Đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ chỉ để cho chúng ta hạnh phúc. Không chỉ có ba mẹ mà thầy cô những người cha người mẹ thứ hai của chúng ta, họ cũng không quản khó khăn, vất vả để nuôi chúng ta nên người, luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức của nhân loại mà ta chưa biết, để rồi chắp cánh cho ước mơ của chúng ta, dẫn chúng ta đến con đường thành công, trở thành người có ích cho xã hội sau này. Ngoài ra chúng ta còn bạn bè những người cùng trang lứa đã không biết bao lần chia sẻ khó khăn, niềm vui khi không có ba mẹ, thầy cô bên cạnh.Những người bạn ấy đã cùng chúng ta học tập và vui chơi, giúp cho ta hiểu thêm những điều mà ta chưa biết Bên cạnh đó , công ơn của các chú bộ đội, các cô thanh niên xung phong cũng rất to lớn. Không có họ, làm sao chúng ta được hưởng sự bình yên, hạnh phúc như ngày hôm nay, được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè. Họ những người tài giỏi đã hi sinh, cống hiến mình để làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh. Vì vậy, hằng năm, nhà nước ta vẫn luôn nhớ đến công ơn của những người đã tạo ra thành quả cho chúng ta được hưởng thụ, điều đó rất hợp với tình người bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ các công lao, công ơn của các vị anh hùng như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,...hay là tu sửa các di tích lịch sử, dựng các tượng đài của vị anh hùng như Lê Lợi, Bác Hồ,.. ở những nơi công cộng. Thậm chí họ còn tổ chức những ngày kỉ niệm. Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi không quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam …Nhà nước còn cho phát động phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ, chăm sóc những người mẹ Việt Nam anh hùng. Dù khác nhau nơi việc làm nhưng những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước đều thể hiện đạo lí ân tình, thuỷ chung. Nên ông cha ta thườn có những âu ca dao, tục ngữ như:
"Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần"
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta. Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hết lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa.
 
Top Bottom