[ văn 7 ]đề thi hk2 môn ngữ văn lớp 7 q10 2010-2011

D

dat369852147

Ngữ văn 7 ẩng

Câu 1: Nêu ý nghĩa "GIản dị của bác hồ".
Câu 2: Giải thích ý nghĩa tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" và "Có chí thì nên"

Cũng có thể nó ra như vậy đó.:D:D
 
D

dat369852147

hk2 ngu văn

Câu 1: Nêu ý nghĩa "Văn chương" và 2 câu tục ngữ thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 2: Giải thích ý nghĩa tục ngữ: "Có công mài sắt có ngày nên kim" và "Có chí thì nên"


(jfn :mad:\exists)
 
D

dat369852147

Vừa pháp hiện một đề hk2 ngữ văn

Câu 1; Hãy nêu ngắn gọn cuộc đối thoại giữa Va-ren và Phan bội châu.
Câu 2: Câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây nêu về khái niệm gì và ý nghĩa của bài trên.
Câu 3: Giả thích câu "Bàn tay có thể làm ra tất cả":-SS:-SS:-SS:-SS
 
T

thanhhunghtm

1) đọc kĩ đề và thực hiện yêu cầu sau
a/ chuyển đổi cd-bd chàng kị sĩ buộc con ngựa bên gốc đào
b/ phần nào đc mở rộng
chiếc đồng hồ này có kim giây bị gãy
3/ xác định trạng ngữ
bao giờ cx vậy, ......
 
T

thanhhunghtm

Đề trường mình có 2 câu tự luận ngắn ( năm nay nha):
Câu 1:
a) Nêu ý nghĩa của phần tái bút trong truyện ngắn" Những trò lố hay là Va-ren và PBC" của Ng Ái Quốc?
b)Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật PBC trong truyện ngắn "Những trò lố.."
Câu 2:
Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Em hiểu lời dạy đó của Bác như thế nào?

Đề 2: Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn
Chứng minh từ xưa đến nay nhân dân ta luôn sống theo truyền thống tốt đẹp đó?

Nhớ cảm ơn nha
 
T

thongocthuhien

Phần I. Văn học (2,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ *********, thời ông bỏ tù ********* !
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm...
Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
3. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

Phần II. Tiếng Việt (2,5 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Điền trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau:
a, ............................................................................. cây cối đâm chồi nảy lộc.
b, ....................................................................... thành phố lên đèn như sao sa.

Câu 2 (1,5 điểm). Cho từng đôi câu sau, hãy biến chúng thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào?
a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).
Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.

Đề 2: Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.
 
N

ngocanh173

Những điều mà học sinh cần làm trong nhà truềong là:
1.phải chăm ngoan học giỏi
2.biết nghe lời thấy cô giáo
3.phải lễ phép
4.không nói tục,chửi bậy
5.không đánh nhau
6.không bôi son,đánh phấn
7.không sơn móng tay
8.không được mặc quần áo mốt đến trường.......................................
 
H

hoc_hocnua_hocmai_1999

1-(2đ) nêu 4 câu tục ngữ nói về con người và xã hội
2-(5đ) em hãy chứng minh rằng Phạm Duy Tốn đã thành công trong việc sử dụng nghệ thuật tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay.
( giỏi thì làm đi, lúc thi cầm tờ đề muốn rụng tim)
 
T

thocon2000

Còn đề nào k m.n? Chiều nay thi rồi mà vẫn chưa tìm đc đề phù hợp! :(
 
Last edited by a moderator:
T

thaolovely1412

Bạn tham khảo thử bài này nhé!@@@

"Đoàn kết. Đoàn kết. Đại đoàn kết. Thành công. Thành công. Đại thành công", câu nói của Bác đã bao nhiêu năm nay đã là chân lý. Đúng vậy. Đoàn kết luôn là sức mạnh vô địch. Nếu như ta không đoàn kết nhất trí trong công việc thì sẽ dẫn đến thất bại. Đoàn kết nó là cái gì đó rất gần gủi với chúng ta, hằng ngày chúng ta thường nhắc tới nó, chúng ta hay bảo là "ĐOÀN KẾT LÀ SỨC MẠNH" nhưng chúng ta chỉ nói suông thôi thì không giải quyết được gì. Mà chúng ta phải hành động thiết thực.
Chúng ta hãy đoàn kết lại với nhau. Hãy đoàn kết lại để tạo nên sức mạnh để cùng nhau vượt qua mọi khó khăn như vậy là chúng ta đã hiểu về đoàn kết và chúng ta đã đoàn kết rồi chăng?
Vậy cái gì mới là đoàn kết thực sự và khi nào thì chúng ta mới có thể đoàn kết được với nhau đó mới chính là cái mà cần giải quyết trong vấn đề đoàn kết?
Đoàn kết là khi chúng ta phải hiểu được nhau, chúng ta cùng chung mục tiêu cùng chung cái hướng tới, cả hai bên phải đứng trên lập trường của nhau mà suy xét vấn đề. Không thể đoàn kết khi chúng ta có cùng chung một đích đến nhưng lại có hai cách suy nghĩ trái ngược nhau, hai quan điểm khác nhau và có sự mâu thuẩn giữa hai quan điểm.
Nếu như đã bắt tay đoàn kết hợp tác với nhau rồi, nhưng vì do cái chung ấy luôn có hai luồng tư tưởng trái ngược nhau, thì việc bắt tay hợp tác chỉ là hình thức bề ngoài che lấp đi cái mâu thuẫn nội tại. Lúc đó thì đoàn kết chỉ là cái công cụ thực thi nhiệm vụ mà vốn không phải là của nó!
Cùng một cái chung nhưng bên trong nó lại có hai cái riêng, mang hai tư tưởng khác nhau thì tôi tự hỏi khi mà cùng thưc hiện một công việc chung thì sẽ như thế nào? Khi mà có hai ý kiến trái ngược nhau dẫn tới hai hành động trái ngược nhau, hành động này phủ định hành động kia và ngược lại, bởi bản thân nó không có một hệ tư tưởng thống nhất.
Giả dụ khi cùng thực hiện một chiến lược nào đó mà hai nhà lãnh đạo cùng chung một tổ chức nhưng lại có hai tư tưởng khác nhau vậy thì họ có thể dung hợp với nhau được hay không? Hơn nữa trong một tổ chức thống nhất mà có hai phe cánh thì xem ra đoàn kết lại tạo ra mâu thuẫn cục bộ, từ chỗ đoàn kết lại để phát triển thì nó lại phát triển ngược lại không như ý muốn mà bản chất của hai từ đoàn kết hướng tới. Người bên này chê bai phủ nhận quan điểm của người bên kia, và trầm trọng hơn đó là khinh thường người cùng hợp tác với mình, thì khi đó thử hỏi thái độ của người bên kia có đáp trả lại hay không hay họ sẽ chỉ im lặng?
Và giờ làm như thế nào hay có một phương pháp nào có thể dung hòa hai quan điểm trái ngược nhau, để thực sự khi hợp tác đoàn kết nhau lại thì mới thành công được đúng như cái mà việc cả hai muốn hướng tới. Khi mà đã chọn lựa khái niệm hợp tác, đoàn kết làm phương pháp giải quyết các vấn đề đang tồn tại giữa hai quan niệm ấy đó chính là: sự mâu thuẫn, quan điểm trái ngược nhau, sự khác biết trong hệ tư tưởng, cách suy nghĩ và cách thực hiện và khi mà cả hai không thực sự hiểu nhau?
Thế nên muốn thành công trong mọi công việc ta phải đoàn kết các thành viên trong nhóm. Những quan điểm trái ngược nhau phải cùng nhau tháo gỡ và giải quyết. Khi hiểu ra vấn đề rồi thì mọi mâu thuẫn sẽ hết và các thành viên sẽ hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng một tập thể vững mạnh.
 
Top Bottom