[Văn 6] Soạn bài Lượn và Mưa

G

gaidau0123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SOẠN BÀI Lượm và Mưa

Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
.
 
Last edited by a moderator:
H

hiensau99


Lượm
1/ Tác giả - Tác phẩm:
+Tác giả: Tố Hữu ( 1920-2002), quê Thừa Thiên-Huế. - là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của dân tộc, của văn học hiện đại Việt Nam
+ Tác phẩm: sáng tác 1949 in trong tập thơ Việt Bắc (1954)

2/ Thể loại:+ Thơ 4 chữ tự do-thể thơ dân tộc
+Phương thức biểu đạt:
+Tự sự+miêu tả+biểu cảm

3/Bố cục:
Chia 3 phần:
P1: 5 khổ đầu: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm
P2: 8 khổ tiếp: Sự hi sinh anh dũng của Lượm
P3: còn lại: Hình ảnh Lượm sống mãi

4, Tìm hiểu văn bản:
a/ Hình ảnh chú bé Lượm:
* Dáng điệu:
-Loắt choắt
-Chân thoăn thoắt
-Đầu nghênh nghênh
->Từ láy gợi hình
=> Nhanh nhẹn, nhí nhảnh, tinh nghịch

* Trang phục:
-Xắc xinh xinh
-Ca lô đội lệch
~> Ngộ nghĩnh

* Cử chỉ:
-Huýt sáo
-Như chim chích
-Nhảy trên đường vàng
-Cười híp mí
Sử dụng So sánh
->Hồn nhiên, vui tươi, yêu đời

* Lời nói:
-Cháu đi liên lạc
-Vui lăm chú à
-Ở đồn …
-Thích hơn ở nhà
=>Tự nhiên, chân thật, xuất phát từ niềm say mê công tác kháng chiến

b/ Sự hy sinh của Lượm và tình cảm của tác giả:
-Ra thế
-Lượm ơi !
-Câu thơ gãy đôi, từ ngữ bộc lộ cảm xúc
=>Ngỡ ngàng, đau xót

-Vụt qua mặt trận ,đạn bay vèo vèo vèo vèo
=> Nguy hiểm

-Thư …” thượng khẩn “
=>Sợ chi hiểm nghèo

- Gan dạ, dũng cảm
- Cháu nằm… giữa đồng.
=> Hoá thân vào thiên nhiên, trở thành bất tử.


Mưa
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở Hải Dương. Năng khiếu thơ được bộc lộ rất sớm (từ khi học tiểu học) ; tập thơ đầu tay được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.
2.Tác phẩm :Bài “mưa” được rút ra từ tập thơ đầu tay “ Góc sân và khoảng trời” của tác giả.

II. Phân tích :
1. Nội dung :
a. Cảnh thiên nhiên :
*. Trước cơn mưa :
- Mọi việc đều khẩn trương, vội vã.
*. Trong cơn mưa :
- Chớp rạch.
- Mưa rơi lộp độp, chéo mặt sân, mù trắng nước.
- Cây lá hả hê.
=> Cảnh tượng của một cuộc ra trận dữ dội. Với bức tranh thiên nhiên sống động
b.Hình ảnh con người :
- Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
=> vẻ hiên ngang lớn lao của con người trước thiên nhiên hiện lên mạnh mẽ, đẹp đẽ .

2.Nghệ thuật :
- Sử dụng thể thơ tự do câu ngắn, nhịp nhanh .
- Sử dụng các phép nhân hóa tạo hình ảnh sống động về cơn mưa .
- Khắc họa hình ảnh người cha mang ý nghĩa biểu trưng lớn lao, mạnh, đẹp của con người trước thiên nhiên .
- Quan sát và miêu tả hồn nhiên, tinh tế và độc đáo .




3. Ý nghĩa: (ghi nhớ)
a) Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo của Trần Đăng Khoa .
b) Bằng việc sử dung rộng rãi phép nhân hóa , với thể thơ tự do, nhịp thơ ngắn và nhanh .

 
Last edited by a moderator:
M

minh_minh1996

IẾT: 99
(TỐ HỮU)
I. Giới thiệu tác giả-tác phẩm:
1. Tác giả:
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920-2002)quê ở Thừa Thiên-Huế.

Nêu hiểu biết của em về tác giả?
Nhà thơ Tố Hữu và bài thơ cuối cùng
2.Tác phẩm:
Bài thơ được sáng tác năm 1949
Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào?
II. Tìm hiểu văn bản:
Nghe đọc diễn cảm văn bản
1. Cấu trúc văn bản:
Bài thơ được viết theothể thơ gì?
Thể thơ năm chữ.
Bố cục:
Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
Ba đoạn.
Đoạn 1:Ba khổ thơ đầu
Đoạn 2 : Năm khổ thơ tiếp theo
Đoạn 3 : Còn lại
Nội dung:
Em hãy nêu nội dung chính của từng đoạn?
Đoạn 1 : Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
Đoạn 2: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hy sinh của Lượm.
Đoạn 3: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.
2. Nội dung văn bản:
a. Hình ảnh Lượm:
Trang phục:
Em có nhận xét gì về ttrang phục của Lượm?
Giống như trang phục của các chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp.
Chiếc mũ ca lô đội lệch thể hiện dáng vẻ hiên ngang, hiếu động của tuổi trẻ.
Em hãy nhận xét về dáng điệu, cử chỉ, lời nói của Lượm?
Dáng điệu:
Nhỏ bé nhưng tinh nghịch
Cử chỉ:
Rất nhanh nhẹn, hồn nhiên, yêu đời.
Lời nói:
Tự nhiên, chân thật.
Nhịp thơ và nghệ thuật dùng từ trong đoạn thơ thứ nhất có tác dụng gì?
Nhịp thơ nhanh, dùng nhiều từ láy thể hiện hình ảnh Lượm- Chú bé liên lạc hồn, yêu đời.
b. Cảm xúc của tác giả:
Nhận xét của em về cách ngắt nhịp câu thơ “ Ra thế, Lượm ơi”? Tác dụng của nghệ thuật đó?
Câu thơ: “Ra thế, Lượm ơi” bị ngắt làm đôi như một tiếng nấc nghẹn ngào diễn tả sự đau xót của tác giả.
Những câu thơ tiếp theo tác giả hình dung ra điều gì?
Cũng như bao lần trước, Lượm dũng cảm, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ và Lượm đã anh dũng hy sinh.
Hình dung ra cảnh tượng đau đớn đó, cảm xúc của tác giả như thế nào?
Tác giả như chứng kiến cảnh tượng đau đớn đó và đã thốt lên “ Thôi rồi, Lượm ơi”.
Tác giả có dừng lâu ở nỗi đau đó không ? Vì sao?
Tác giả đã không dừng lâu ở nỗi đau vì Lượm hy sinh cao cả như thiên thần bé nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương.
c. Hình ảnh Lượm sống mãi:
Em cảm nhận được điều gì qua câu thơ “Lượm ơi, còn không?”
Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” vừa đau đớn vừa ngỡ ngàng như không muốn tin Lượm không còn nữa.
Trong hai khổ thơ cuối, hình ảnh Lượm hiện lên như thế nào?
Tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên như sự khẳng định Lượm vẫn sống mãi với quê hương đất nước.
3. Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập :
Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Lượm?
MỘT SỐ HÌNH Ảnh ĐẸP
CẢNH ĐỆP BIỂN
MỘT SỐ CẢNH ĐẸP CỦA ĐÀ NẴNG
 
Top Bottom