[Văn 12] Phân tích bài thơ "cảnh khuya" của Hồ Chí Minh

C

cuthattha

Last edited by a moderator:
Q

quansuquatmo

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Hai câu thơ như vẽ bức tranh thủy mạc: Có cây, có hoa, có trăng và xa xa có suối (Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa). Cảnh vật hiện ra trong vòm cây cổ thụ giữa đêm khuya, tỏa bóng xuống thảm hoa trong một đêm trăng đẹp. Hai câu thơ tuyệt tác, tạo cho người đọc một tâm hồn thơ đầy xúc cảm:

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Cảnh khuya như vẽ nên có người còn chưa ngủ, đang thao thức với một tâm tư chưa bộc lộ cùng ai… Đó là tác giả bài thơ: Bác Hồ của chúng ta.

Bài thơ được viết trong năm 1947, sau lời kêu gọi nhân dân tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Theo lời Bác, toàn dân rút vào nơi rừng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo căn cứ, thành lập cơ sở cho cuộc kháng chiến lâu dài với một hậu phương vững chắc và an toàn cho cuộc cách mạng. Trong một đêm nào đó, Bác Hồ thong thả dạo chơi quanh vùng, thưởng thức cảnh đẹp của đêm trăng, Bác ngâm lên một bài thơ tả cảnh với tâm tư lo lắng nỗi nước nhà đang bước vào cuộc kháng chiến chống xâm lược của toàn dân. Hai câu thứ ba và bốn nói lên xúc cảm thiêng liêng của hồn nước chỉ gói gọn trong câu thơ lặp lại “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

Cả bài thơ bốn câu tả cảm xúc của Bác trước cảnh đẹp thiên nhiên dưới trăng khuya. Người chưa thể ngủ vì còn trăm thứ phải lo. Vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đâu có thể yên tâm mà ngắm cảnh.

Cùng với hồn thơ lâng lâng còn xúc cảm. Với nỗi lo việc nước, việc dân. Bao nhiêu việc đã khiến Người chưa ngủ. Và hồn nước thiêng liêng giờ đây đã đến với Người khi tạm lắng hồn thơ để lo việc nước.
 
T

tieuho0101

Bài thơ ciết vền phong cảnh!
tuy nhiên ko đơn thuần là như vậy!
khi phân tích bạn nên nhấn mạnh một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh đẹp thiên nhiên của Người!
qua đó nói lên tình yêu thương quê hương đất nước nữa nhá! đặc biệt Bác viết tác phẩm nì ngay sau khi Ngưòi bàn xong việc nước với mọi người trước khi ngủ! Như vậy thể hiện một con tim yêu quê hương đất nước nồng nàn nhất trong những giờ phút tĩnh tâm thật hiếm hoi nì
 
T

trinhluan

bài thơ ra đời vào thời điểm những năm đầu kháng chiến chống pháp tại núi rừng việt bắc nơi mà Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống thực dân pháp. giữa chiến khu việt bắc vào cái đêm ánh trăng sáng tỏ ấy năm 1947 bài thơ đã được ra đời.


cảnh thiên nhiên của một đêm trăng nơi chiến khu việt bắc:
được thể hiệnâm thanh:tiếng suối
tác giả dã dùng biện pháp so sánh âm thanh róc rách của những tiếng suối chảy như tiếng hát trong trẻo du dương trong lòng người
gợi một không gian yên tĩnh vắng vẻ của núi rừng tây bắc
- ánh trăng đã được nhà thơ sử dụng từ "lồng" cho thấy cảnh thiên nhiên hài hoà đan xít vào nhau tạo không gian ba chiều rất đẹp, chứng tỏ đây ;à một đêm trăng đẹp, thơ mộng có sự hài hoà ấm áp.
-tâm hồn của thi nhân đắm say với cảnh vật hoà mình với đất trời rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên của ánh trăng 1 chiến sĩ biết vượt lên khó khăn của hoàn cảnh để tìm thấy nét đẹp thi vị của thiên nhiên nơi chiến khu việt bắc
*hình ảnh con người được hiện lên qua hai câu cuối:
hiện lên trong không gian: thơ mộng xuất hiện m,ột con người chưa ngủ
vì sao chưa ngủ?"vì phải lo nỗi nước nhà"
>nếu như trong thơ xưa cảnh đẹp ẩn dật thi sĩ lãnh mình trong trần thế xa lánh cõi đời thì trái lại ở đây lại hài hoà giữa con người với thiên nhiên, không phải là con người thoát tục mà là con người biết lo lắng cho nhân dân cho đất nước
>>>>bài thơ vừa có tính hiện đại vừa có tính cổ điểm.
"cổ điển được thể hiện"thơ đường luật, hình ảnh thiên nhiên đã tạo nên>>>bài thơ
"hiện đại"thể hiện ở hai câu cuối xuất hiện một nhân vật trữ tình biết lo lắng cho dân cho nước.

bài thơ chiều tối của bác cũng xuất hiện hình ảnh con người lao động
"cô em xóm núi xay ngô tối
xay hết lò than đã rực hồng"

-đánh giá và khái quát chung về nội dung và hình thức bài thơ


bài thơ có sự hài hoà giwuax tâm hông nghệ sĩ và ý chí kiên cường của người chiến sĩ
 
D

dondi1234

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc, nhà cách mạng tài ba, nhà văn hóa uyên thâm... Người còn là một nhà thơ kiệt xuất!
"Cảnh khuya" là một trong số nhiều bài thơ ngẫu hứng của Người. Bài này Người ứng tác khi đang còn làm việc lúc đêm đã khuya.

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ở một nơi nào đó trên miền rừng núi, đêm đã khuya rồi. Mọi thứ thanh âm hỗn tạp của ban ngày đã lắng lại. Nhưng không phải vì thế mà đêm yên lặng hoàn toàn. Có một thứ âm thanh rù rì từ xa vẳng lại nghe sâu lắng lạ thường, nó trong trẻo như một tiếng hát ru: tiếng suối! Cái tiếng róc rách của nước chảy nghe được vào ban đêm nó mới kỳ diệu làm sao:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa...

Cái trầm lắng của ban đêm đã khiến các giác quan của con người có dịp "đua nhau" hoạt động. Nên từ "nghe xa", ta đã được "nhìn gần" để thấy được sự huyền ảo của ánh trăng. Thứ ánh sáng dát vàng lung linh lọt qua tán cổ thụ tạo nên những khoảng sáng tối đan xen làm nền cho một bức tranh sống động. Dưới tán cổ thụ, không phải chỉ có sự tương phản sáng tối, nơi ấy còn có những khóm hoa. Màu sắc của hoa ban đêm tuy không rực rỡ lắm, nhưng chúng đã nhuộm màu cho ánh trăng thêm kỳ diệu:

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa...

Trăng, cổ thụ và hoa, tuy chỉ là những cái bóng, nhưng chúng không độc lập với nhau mà hòa quyện nhau hư hư thực thực làm ngây ngất con mắt thi nhân.
Bức tranh thiên nhiên tuyệt vời ấy sẽ chưa thể hoàn hảo nếu thiếu một chi tiết đặc biệt: con người.
Có một người đang ngồi ngắm bức tranh, nhưng người ấy không ở ngoài bức tranh. Người ấy chính là một phần của bức tranh!

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ...

Rất may, có một người chưa ngủ đã "nhìn" thấy bức tranh tuyệt tác ấy. Nhưng "người chưa ngủ" không phải vì để ngắm bức tranh, mà vì người ấy còn đang suy tư nỗi nước nhà.
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là phần thu nhỏ của đất nước mến yêu. Non sông thanh bình hoa lệ thế nhưng còn chưa độc lập. Dân tộc còn đang lao khổ bởi ngoại xâm. Chiến tranh còn đang đe dọa cuộc sống của đồng bào... Thế là từ một cảnh đẹp giản dị, tác giả đã dẫn người đọc đến với tình cảm yêu thương quê hương đất nước dường bao.
Bài thơ tứ tuyệt gọn gàng, thi tứ chân phương với ngữ điệu nhẹ nhàng nhưng mang sắc thái của một thi nhân xuất chúng.
Nếu không phải là tầm nhìn của một lãnh tụ, không phải là tình cảm của một vĩ nhân, dễ gì có được cảm quan bao quát và thi hứng tinh tế đến nhường ấy.:):):):):):)
 
D

dondi1234

Cảm nghĩ về bài “Cảnh Khuya” của Hồ Chí Minh
Trăng là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao nhiêu thi nhân từ xưa cho đến nay, ánh trăng ko chỉ mang lại vẻ đẹp cho thiên nhiên đất nước mà hơn thế có những lúc ánh còn trở thành người bạn trhi kỉ. để mỗi có thể chia sẻ buồn vui, có lúc trăng như dòng suôí mát làm tan đi những ưu phiền, mệt mỏi sau những giờ phút căng thẳng. bác Hồ của chúng ta sau những giờ phút vất vả cũng tìm đến trăng để tạm quên đi những vất vả. Biết bao nhiêu công việc bề bộn. Thế nhưng khi đọc bài thơ Cảnh Khuya của Bác, ta vẫn thấy hiên lên một bức tranh thiên nhiên đẹp.Bài thơ cho em hiuể rõ hơn về bác, đó là một con người ko chỉ có tình yêu đối với nhân loại mà còn có một tình yêu sâu đậm với thiên nhiên. Bài thơ hiện lên như một bức tranh:
tiếng suối .....nước nhà.
Đọc hai câu thơ này ta cảm nhận được một không gian tĩnh lặng, đó là vào một đêm khuya trong khu rừng của chiến khu Việt Bắc, nơi đang diễn ra một cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt của quân và dân ta trong 9 năm chống quân Pháp xâm lược. Giữa bề bộn công việc ấy,Bác Hồ của chúng ta vẫn dành một khoảng thời gian để tìm đến với thiên nhiên hiện lên như một bức tranh phong cảnh thật đẹp. Ta có thể thấy tất cả như đang chìm đắm say sưa trong khung cảnh thiên nhiên của đất trời. Cảnh vật như ngừng lặng, chỉ nghe đâu đây tiếng suối chảy rì rầm và nghe văng vẳng như tiếng hát cất lên nhẹ nhàng trong trẻo, lan toả, ngân vang khắp núi rừng. Đặc biệt là âm thanh càng trở nên nhẹ nhàng, ngân vang khi nó được cất lên dưới ánh trăng vàng. Ánh trăng sang chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Hình ảnh trăng lồng hoa này khiến ta gợi nhớ đến câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm Khúc:
Thế nhưng bức tranh của thơ xưa đọc lên ta thấy đượm buồn và ko thể hiện đc rõ nét vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo của thiên nhiên. Và có một sự khác biệt nữa là bức tranh của Bác Hồ có sức sống hơn hơn khi giữa khung cảnh đó ta còn nghe tiếng suối chảy như tiếng hát xa vọng lại. Tiếng hát khiến cho không gian của đêm khuya vắng lặng như chợt tỉnh, ở đây Bác Hồ đã sử dụng nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy tiếng suối để gợi tả sự yên tĩnh, vắng lặng của đêm khuya ở chiến khu Việt Bắc.;);););););););)
 
D

dondi1234

Gửi để bạn tham khảo và hoàn chỉnh bài viết của mình.
Ban ngày vì lẫn trong muôn nghìn tạp âm khác, ta rất khó nghe tiếng suối chảy, nhưng ban đêm, nhất là càng về khuya, tiếng suối mới hiện ra rõ rì rầm như cơn mưa từ xa đang đến.
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Với Bác, tiếng suối như tiếng hát. Cách ví ấy vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm bạn bè thân thiết giữa con người với thiên nhiên.
Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ :
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao; ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải.
Bức tranh có cái đẹp kì vĩ, lẫn cái đẹp tinh tế. Hai câu mà có đủ : nào rừng, nào suối; nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết lá một ánh trăng rất sáng, sáng lắm mới chiếu rõ được hoa rừng : trăng về khuya.
Tiếp đến câu thứ ba tổng kết hai câu trên và chỉ ra một hệ quả :
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ.
Vâng, ai có thể nỡ ngủ cho đành trong cảnh rừng trăng rất đẹp. Nhưng không, với Bác chỉ đơn giản là do : Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Với câu kết này tinh thần bài thơ đã hoàn toàn đổi mới . Nhà nghệ sĩ cốt cách phương Đông đã hiển nhiên thành nhà cách mạng hiện đại.o-+o-+o-+o-+o-+o-+o-+
 
Top Bottom