[Văn 11]-Cuộc gặp gỡ của Thị Nở và Chí Phèo

T

thangkunghichngom

Last edited by a moderator:
S

seagirl_41119

Chí Phèo - một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.

Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng... Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.

Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong caí xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ.

Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.

Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang… Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải…mặc dù chỉ là mơ hồ.
- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.

Trong truyện ngắn Chí Phèo , quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người - những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất .nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. CP ngạc nhiên ,xúc động khi TN bê bát cháo hành sang cho CP.Hương vị cháo hạnh là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, CP đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiên, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của CP.
Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn…
 
P

phaodaibatkhaxampham

Theo em cuộc gặp gỡ với Thị Nở có ý nghĩa như thế nào với cuộc đời của Chí Phèo?
Phân tích những gì diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó.
[/SIZE]

Nam Cao là nhà văn hiện thực suất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo .ông sáng tác trên 2 chủ để chính là người nông dân nghèo và người trí thức nghèo.Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao là kiệt tác văn xuôi Việt Nam thời hiện đại .Truyện là tiếng kêu thống thiết của những người nông dân nghèo dưới đáy cùng của xã hội với nỗi khổ bị áp bức bj xô đẩy vào con đường tội lỗi ,đồng thời tác giả cũng khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân nghèo ngay cả khi họ bị chà đạp đến biến chất .Nam cao đã đặt ra vấn đề hoàn lương .Để đưa người nông dân bị chà đạp đén khốn cùng chí phèo ra bến bờ thiện lương Nam cao đã sáng tao một tình huống truyện độc đoá:Chi phèo gặp thi Nở .Chí phèo gặp thị Nở là tình huống có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời Chí phèo ,tình huống truyện đã mở ra những khia cạnh tâm hồn chí phèo chưa từng xuất hiện trước đây.
Ý 1 : Cuoocj gặp gỡ giữa thị nở và chí phèo có ý nghĩa là bước ngoạt cuộc đời nhân vật chí phèo .Từ đây Chí phèo đã thức tỉnh và khao khat sống lương thiên
-tỉnh rượu :những cảm nhận về không gian:"mặt trời chắc đã lên cao và những ánh nắg chắc là rực rỡ.,chiếc lều ẩm, thấp .."những cảm nhận về cuộc sông xung quanh ,về âm thanh"tiếng chim ríu rit ,tiếng cười nói của người đi chợ" về tình trạng sống thê thảm của bản thân "tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc "
-tỉnhngộ
tỉnh rươu Chí phèo ddax nhận ra những điều twù trước đến nay hắn chưa tg cảm nhân đc (tuwj phan tích nha đặc biệt là chí phèo nhận ra sự cô độc còn đáng sợ hơn đói rát ,ốm đau_
-Chi tiết chí buồn đến phát khóc là dấu hiêu nhân tính trở về ,trở về trong "con quỷ dữ của lang vd"
Tiểu kết :như vậy cuộc gặp gỡ đã đánh thức tri giác ,cảm giác ,cảm xúc giúp cho Chi tự nhận ra và ý thúc hoàn cảnh của mình và nhận thức thế giới xung quanh
Ý 2 :tình người của Thị nở đã làm biến đổi tâm lí chí phèo .Phân tích chi tiết bát cháo hành đẻ thấy đcj bat cháo hành đã đánh thức tính ngwười trong lòng chí (ăn bát chao hành "hắn thấy mắt mình ươn ướt " "băng khuâng" "toe toet cươif" "vừ vui vừ buồn" ,mọi giác quan của mộ người nông dân hiền lành chân chất dương như được nở ra dướ tình người ấm áp của thij nở .Chí sông slại bản tính lương thiện lâu nay bị vùi dập .phân tích chi tiêt :chí phèo khóc đẻ thấy rõ nhân tính trở về
Ý 3:Cuộc gặp gỡ này ddax đánh thức tình người tình yêu mộc mạc cho hai con người khốn khổpp .Truyền cho họ ngọ lửa của niềm tin và hi vọng .Phân tích chi tiết :chí phèo hình dung và tương lai sống cùng Thi nở 2 trông đợi Thị Nỏ về xin phép bà cô .
Nhân tích của chí phèo đc thể hiện mạnh mẽ ở khát khao lương thiện và niềm hi vọng .
Ỹ Nam cao đã xây dựng thành công tình huống truyện này với mục đích j ,thể hiện đièu j ?thể hiện bút pháp miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật leen tớ rất mực tài hao với nhân vật Chi Phèo



mình dg phân vân có nên nói tiếp doạn sau hay không ,nhưngh chắc là có nói thì cũng chỉ là diễn biến tâm lí của chí phèo thôi bạn tự làm đi nhé
 
0

0914255888

- Đau khổ từ khi còn nằm trong bụng mẹ: hoang thai. Đẻ ra thì bị mẹ hắn vứt ra lò gạch cũ. Một vật cho không. Một món hàng từ tay người đàn bà goá mù qua tay ông phó cối. Bơ vơ, làm thuê, bị vợ ba Bá Kiến lợi dụng, bị bỏ tù oan uông 7, 8 năm trời.

- Không người thân thích. Không một mái ấm nương thân. Một nông dân lương thiện bị nhà tù thực dân biến thành một tên đầu bò. Bá Kiến đã biến Chí thành kẻ đâm thuê chém mướn. Đến nhà Bá Kiến lần đầu sau 8 năm đi tù về, Chí bỗng nhiên “có họ” với Lý Cường! Cụ Bá sai Chí đi đòi nợ đội Tảo, đòi được nợ, Chí Phèo kiêu hãnh nghĩ: “Anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”. Khi đã ngoài 40 tuổi, cái mặt Chí Phèo như mặt một con vật lạ” vàng vàng mà lại muốn xạm màu gio”, vằn dọc vằn ngang biết bao nhiêu là sẹo! Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại… Hắn ăn và ngủ trong lúc say, đập đầu, rạch mặt, chửi bới trong lúc say, để rồi say nữa, say vô tận,… Hắn đã bị cướp mất cả hình người lẫn linh hồn. Hắn đã thành quỷ dữ.

- “Cuộc tình” của Chí với Thị Nở, bát cháo hành và sự săn sóc của thị đã đánh thức bản tính người bị tước đoạt, bị che lấp hơn mười năm nay, làm cho Chí “thèm lương thiện”, “muốn làm hòa” với mọi người! Hắn sống lại mơ ước bình dị thời trai trẻ. Hắn biết đón nghe mọi âm thanh đời thường. Hắn muốn cùng thị Nở làm thành một cặp rất xứng đôi. Bà cô thị Nở và thị đã chối từ quyền làm người của Chí. Cái dùi của thị Nở làm ngã lăn khoèo Chí Phèo, đã đẩy Chí Phèo chìm vào đáy bi kịch, Chí càng uống càng tỉnh. Chỉ còn một con đường một cách đâm chết Bá Kiến và tự sát vì “ai cho tao lương thiện!... Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”.

Sau tiếng kêu và những nhát dao của Chí Phèo, cánh cửa trần gian đã đóng chặt, cửa ngục âm ti mở toang đẩy hai con quỷ dữ làng Vũ Đại vào hỏa ngục! Cái chết của Chí Phèo là cái chết đáng thương!

Nam Cao miêu tả bi kịch cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo hết sức tinh tế và sâu sắc như là một quá trình tự vận động của tính cách. Từ lương thiện bị biến thành lưu manh, từ kẻ đâm thuê chém mướn bỗng thèm lương thiện, bị cự tuyệt quyền làm người thì trả thù kẻ làm hại đời mình rồi tự sát.

Nam Cao vừa vạch trần cái xã hội thối nát, độc ác, ông như vừa cất tiếng kêu thương: Hãy chặn đứng tội ác! Hãy xoá bỏ cái xã hội thực dân phong kiến! Hãy cứu lấy dân nghèo lương thiện! Nhân vật Chí Phèo là một nhân vật điển hình về người nông dân bị lưu manh hóa.

Kết luận

Truyện “Chí Phèo” là một truyện ngắn độc đáo, thấm nhuần tinh thần nhân đạo sâu sắc. Khắc họa tính cách nhân vật, phân tích chiều sâu tâm lý và bi kịch nhân vật, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn là những thành công đặc sắc của Nam Cao. Truyện “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền văn học Việt Nam hiện đại.[/B]
 
K

kiuctuoi20

theo mình các bạn nên lam ro mấy vấn đè sau 1:
1/ nguồn gốc xuất thân của nhân vật chí phèo
2/khái quát quá trình tha hoá thật ngắn gọn
3/nhận xet ki về nhân vật Thij nớ( nguoonf gốc,hình hài) rồi rút ra nhận xét "neeus thị nở không xấu như vậ ,không mạc bệnh hay ngủ và hay hâm hâm thì liệu có giao tiếp dược với 1Chí không?
Giải
quyết tốt các vấn đề trên là đã hoàn thiện ý nghĩa rồi đó
 
K

kold.gem

Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.


cô giáo tớ giảng là Chí Phèo không bị Bá Kiến đẩy vào tù vì ghen tuông , mà là nguyên nhân khác . Cái này cần phân tích bản chất gian hùng của Bá Kiến để hiểu thêm :)
 
T

thuyvinh93

kể từ khi gặp thị nở con người chí đã hoàn toan bước sang một trang mới, ko còn như xưa suốt ngày chỉ biết say xỉn và ăn vạ. Như vậy chính thị nở đã giúp chí hiểu ra rằng cuộc sống quyanh mình vẫn tốt đẹp. Với người dân vũ đại thì thị nở "xấu như ma chê quỷ hờn" nhưng với chí thì thị trở nên đẹp và đc tôn trọng hơn...từ bát cháo hành của thị nở đã khiến chí hoàn toàn thức tỉnh, hắn đã bắt đầu lắng nghe và quan tâm hơn về cảnh vật và những người xung quyanh, nói như vậy thì có nghĩa thị nở vừa là ân nhân và cũng vừa là tội nhân. Ân nhân ở chỗ chính thị đã cứu cuộc đời chí nhưng vừa là nạn nhân là sau khi chí tỉnh ngộ cần một ng bên cạnh thì thị lại bơ chí mà đi khiến cuộc đời chí rơi vào bế tắc.
 
C

chjcbjbj

Hãy đặt Thị bên cạnh Bá Kiến. Bá Kiến một tên ác bá đã đẩy một người nông dân hiền lành chất phác đến bến đường cùng, cùng hơn cả cùng. Còn Thị, một ả xấu đến mức cái mặt đó giống như địa ngục, lại có thể chìa bàn tay cùng bát cháo hành kéo cái kẻ với nhân dạng của quỷ trở lại làm con người. Ả đã thổi lên ngọn lửa con người nhem nhóm dưới cái linh hồn đã méo mó ấy lên, bieens chí trở lại làm con người.
Và rồi chính Thị đã khiến Chí là giai cấp bị trị đứng lên chống lại giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị vẫn còn ấy nhưng vẫn còn một thằng chí con, hai giai cấp sẽ đấu tranh đến cùng.
 
Top Bottom