trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza di chuyển theo chiều nào?

R

rainbridge

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza di chuyển
a. theo chiều 5'-->3' và cùng chiều với mạch khuôn
b. theo chiều 3' -->5' và ngược chiều với mạch khuôn
c. theo chiều 5'--> 3' và ngược chiều với mã mạch khuôn
d. ngẫu nhiên

giải thích rõ rõ giúp mình nha :)
 
M

minh_minh1996

Theo các bạn chọn câu nào? Đáp án là D ,vậy ADN polimeraza di chuyển theo chiều của enzim cắt à, nếu vậy thì mạch mới có còn theo chiều 5'->3' không?
---> Câu hỏi này nêu lên 1 vấn đề rất cơ bản trong phần DT học ở cấp độ phân tử,nhưng chưa phải ai cũng nắm rõ về nó @-) Tui xin đưa ra ý kiến của tui về vấn đề này,bạn nào xem thấy chỗ nào chưa đúng thì góp ý dùm he :)
---> Đầu tiên cần nhắc lại 1 số qui tắc chính của quá trình nhân đôi ADN :
+ Mỗi mạch mới luôn đc tổng hợp theo chiều 5'-->3' ở SV nhân sơ lẫn SV nhân thực
+ Enzym ADN-Polymeraza luôn chỉ nhận biết (gắn vào) đc đầu 3'-OH

---> Trên mạch gốc (mạch khuôn trước) của ADN,enzym ADN-Polymeraza gắn vào đầu 3'-OH và di chuyển theo chiều 3'-->5' trên mạch đó,đoạn mạch mới đc tổng hợp liên tục theo chiều tháo xoắn của ADN,hướng vào phía trong chạc chữ Y .Như vậy chiều di chuyển của enzym này trên mạch khuôn trước là 3'-->5'

---> Trên mạch khuôn sau,quá trình tổng hợp diễn ra phức tạp hơn.Đầu tiên enzym primase gắn đoạn mồi ARN,tiếp theo enzym ADN-polymeraza nối theo đoạn mồi tổng hợp nên đoạn Okazaki theo hướng ngược với chiều phát triển của chạc chữ Y (hướng ra ngoài chẻ ba).Enzym ADN-polymeraza cứ tổng hợp các đoạn Okazaki theo cách "nối dài đoạn Okazaki cho đến khi gặp đoạn mồi phía trước thì dừng lại,lùi ra sau và tổng hợp nên đoạn Okazaki khác từ ARN mồi mới đc tạo nên gần chẽ ba sao chép". Như vậy khi di chuyển để tổng hợp các đoạn Okaz thì enzym ADN-pol theo chiều 3'-->5' trên mạch khuôn sau (để tạo nên cách đoạn Okaz có chiều 5'-->3' ) , nhưng sau khi tổng hợp xong một đoạn Okaz thì nó lại lùi về phía sau gần chạc 3 (đang phát triển) để tiếp tục tổng hợp đoạn Okaz mới ---> Như vậy chiều di chuyển của enzym này trên mạch khuôn sau vẫn theo hướng tiến vào chạc 3,cũng tức là theo chiều 5'-->3' trên mạch khuôn sau

---> Vậy đáp án D là chính xác @-)
---> Chiều di chuyển của enzym này trên mạch khuôn trước (đc tổng hợp xong trước) thì hoàn toàn dễ hiểu.Nhưng chiều di chuyển của nó trên mạch khuôn sau (đc tổng hợp chậm hơn---> hoàn thành sau) thì khá phức tạp @@ để hình dung đc quá trình đó cần nắm chắc kiến thức về phần đó kèm theo hình vẽ minh hoạ :-SS
---> Nếu có phim minh hoạ hoặc trực tiếp vẽ hình cho bạn thấy thì dễ hiểu hơn :D hi vọng giúp đc bạn ^^
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-56903.html
..........................................................................
 
M

mrtori

Ý kiến về câu hỏi trên

Trên mạch 3'-5': Ta luôn nhớ rằng ADN polymeaze chỉ chạy tử 3' đến 5' ngược chiều với mạch khuôn 5' - 3' do đó mạch được tổng hợp có chiều 5' - 3'
Trên mạch 5'-3' : sự kéo dài chuổi diễn ra không liên tục dưới dạng các đoạn Okazaki dài từ 1000- 2000 nu. Quá trình này đòi hỏi sự mồi hóa nhiều lần và có tính chu kì. trình tự như sau:

- Primaza tổng hợp đoạn mồi RNA
- DNA polymeraze III hoàn chỉnh kéo dài đoạn Okazaki theo chiều 3'-5' của mạch khuôn
- DNA polymeraze I cắt bỏ dần các nuleotide của đoạn mồi vừa lấp đầy các khoảng trống bằng cách kéo dài đoạn Okazaki theo sau theo chiều 3'-5'
- DNA ligaze hàn liền khe hở còn lại của hai đoạn Okazaki kề nhau bằng một liên kết 3',5'- phosphodiester

Quá trình cứ luân phiên liên tục như vậy

Hi vọng cách giải thích này bạn thấy hài lòng
 
  • Like
Reactions: Quỳnh2308
Top Bottom