Trao đổi về đề thi thử đại học môn Vật lí tháng 3 tại hocmai.vn 2013

  • Thread starter ngaynanglen1184
  • Ngày gửi
  • Replies 66
  • Views 29,246

T

tt2hlk2010

câu 33 mình cũng tính giống bạn forever_aloner_95 nhưng mình chỉ ra có 3,61 thui. các bạn giúp mình với
cả câu 28 mình cũng chỉ ra 3/400 nhưng ko thấy đáp án
 
H

hoanggiap931994

cho e hoi cau 10 voi
cho mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần và một tụ điện có điện dung thay đổi được. khi điện dung của tụ là C1 thì chu kì của mạch là 10. khi điện dung của tụ là C2 thì chu kì của mạch là 20. khi tụ điện có điện dung là C3 = C1 + 2C2 thì chu kì của mạch là bao nhieu:
a.30 b.15 c.14,1 d.22,2
e tính ra được 30 nhưng đáp án lại là 15. e không biết sai ở đâu. mọi người giúp e với
 
T

tuantu123lkjh

cho em hỏi câu số 5

con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà xung quanh vị trí cân bằng có tần số 0.5 Hz và biên độ 10 cm. tại thời điểm t, động lượng của vật bằng 0,0628 kg.m/s và lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào vật có độ lớn 0,148 N. Khối lượng của vật là ?

câu này sao em chẳng biết tính, mong được chỉ dẫn.
 
X

xuyenvray

=))=))muốn chịu đựng được cơn mưa thì bạn hãy tin chac sẽ có cầu vòng!:p
 
L

lankitten

bạn đưa vấn đề từ từ thôi, nhiều quá dễ choáng.
Câu 16 trc nhé
dựa vào phương trình sóng dừng thôi
sóng dừng có đầu B cố định do đó biên độ là: [TEX]2A.sin (\frac{2\pi .x}{\lambda })=a[/TEX]
giải phương trình ra ta sẽ có hai khoảng cách gần nhất đó là:
[TEX]\frac{\lambda }{12}[/TEX] và [TEX]\frac{5.\lambda }{12}[/TEX]
vậy khoảng cách sẽ là:
[TEX]\frac{\lambda }{3}[/TEX]

Hình như bạn bị nhầm, mình nghĩ 2 điểm này đối xứng nhau qua B thì khoảng cách sẽ ngắn nhất. Khi đó khoảng cách là lamda/6??????
 
H

hoangviethung001

ho minh hoi co phai buoc song anh sang ti le nghich voi chiet uat moi truong dung k
 
L

linh110

ho minh hoi co phai buoc song anh sang ti le nghich voi chiet uat moi truong dung k
Lần sau đánh bài có dấu nhá , đọc ko hiểu gì cả bạn à
Bước sóng ánh sáng ko có tỉ lệ nghịch với chiết suất mt , bạn phải hiểu từ tỉ lệ ở đây tức là lamda=k/n ( n là chiết suất ) => nhưng điều này hoàn toàn ko có
Nếu bạn nói bước sóng càng nhỏ , thì chiết suất lớn thì chấp nhận được
 
C

connhochp1994

Mọi người giúp mình mấy câu trong đề thi thử tháng 4 này với, chi tiết thì càng tốt. Tks cả nhà trước @@

Câu 11: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có biên độ cực đại là 4cm. Tại 2 điểm P và Q cách nhau 9cm có biên độ song dừng như nhau và bằng 2cm, các điểm nằm trong khoảng PQ dao động có biên độ lớn hơn 2cm. Biết tần số sóng là 12 Hz, tốc độ truyền sóng là:
4,32 m/s B. 3,24 m/s C. 6,48 m/s D. 12,96 m/s
Câu 15: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần và hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1=3µF, C2=1,5µF. Biết hiệu điện thế trên tụ C1 và cường độ dòng điện qua cuộn dây ở thời điểm t lần lượt là √3V; 1,5mA. Sau đó đến thời điểm t’ thì các giá trị này lần lượt là √2 V và 1,5√2 mA. Độ tự cảm L của cuộn dây là:
A. 3H B. 4H C. 0,5H D. 0,3H
 
N

nhatviettt

CÂU 16 bài này nếu hiểu bản chất thì rất dễ!!!!
có 2 cách giải bài này
- cách 1(hiêu theo bản chất): như chúng ta đã biết 1 lamđa tương ứng với 1 chu kì T. máu chốt ở chỗ B là điểm nút cuối \Rightarrow 2 điểm có biên độ = 1 nửa biên độ cực đại sẽ nằm trên cùng 1 bó sóng (ở đây chính là bó sóng cuối) và ĐỐI XỨNG NHAU QUA ĐIỂM BỤNG
Xét cung trên của bó sóng. (cung dưới cũng đc) (mình gọi là cung vì suy nghĩ 15' mà chẳng biết gọi nó bằng gì :( ) các bạn tưởng tượng nó đang đi qua góc phần TƯ đến góc phần NHẤT của vòng tròn lượng giác với trục hoành là trục biên độ (cũng có thể xét góc 2 đến góc 3 nếu xét cung dưới) \Leftrightarrow khoảng cách ngắn nhất chính là [tex]\frac{A}{2}[/tex] đến A rồi đến [tex]\frac{A}{2}[/tex] = 2 (A đến [tex]\frac{A}{2}[/tex] )= 2 . [tex]\frac{T}{6}[/tex] = [tex]\frac{T}{3}[/tex] \Leftrightarrow [tex]\frac{\lambda}{3}[/tex]
- cách 2 sử dụng CT gọi M, N là 2 điểm gần nhau nhất có biên độ = 1/2 biên độ cực đại. gọi cho vui thế thôi chứ chả cần gọi làm gì :D
Ta có A(M) =A(N)= 2Acos( [tex]\frac{2pi.d}{\lambda}[/tex] + [tex]\frac{Dentaphi}{2}[/tex] ) = A (2A chính là biên độ cực đại, A chính là 1 nữa biên độ cực đại và do 2 điểm có cùng biên độ \Rightarrow cùng pha \Rightarrow đentaphi=0) giải ra đc d1 = - [tex]\frac{\lambda}{6}[/tex] + K.PI hoặc d2 = [tex]\frac{\lambda}{6}[/tex] +K.PI vì 2 điểm ngắn nhất \Rightarrow k = 0 \Rightarrow khoảng cách là d2 - d1 = [tex]\frac{\lambda}{3}[/tex]
 
Last edited by a moderator:
C

cctcvn

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1 kg và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo dãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10 m/s2. Sau khi rời khỏi giá đỡ, vật m dao động điều hoà với biên độ xấp xỉ bằng
A. 6,08 cm. B. 9,80 cm. C. 5,74 cm. D. 11,49 cm.
 
L

linh110

Mọi người giúp mình mấy câu trong đề thi thử tháng 4 này với, chi tiết thì càng tốt. Tks cả nhà trước @@

Câu 11: Sóng dừng trên sợi dây đàn hồi có biên độ cực đại là 4cm. Tại 2 điểm P và Q cách nhau 9cm có biên độ song dừng như nhau và bằng 2cm, các điểm nằm trong khoảng PQ dao động có biên độ lớn hơn 2cm. Biết tần số sóng là 12 Hz, tốc độ truyền sóng là:
4,32 m/s B. 3,24 m/s C. 6,48 m/s D. 12,96 m/s
Câu 15: Mạch dao động điện từ gồm cuộn cảm thuần và hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1=3µF, C2=1,5µF. Biết hiệu điện thế trên tụ C1 và cường độ dòng điện qua cuộn dây ở thời điểm t lần lượt là √3V; 1,5mA. Sau đó đến thời điểm t’ thì các giá trị này lần lượt là √2 V và 1,5√2 mA. Độ tự cảm L của cuộn dây là:
A. 3H B. 4H C. 0,5H D. 0,3H

Câu 11 : Vẽ hình ra , theo đề gọi O là trung điểm PQ , O dao động với biên độ cực đại , trong khoảng PQ có biên độ luôn lớn hơn 2 => P,Q đối xứng nhau qua O , gọi O là trung điểm PQ
=> PO =PQ/2=4,5 cm
Mà PO = lamda/8 => lamda=0,36 m => v=lamda.f=4,32m/s
Câu 15 : Điện dung của bộ tụ 1/C=1/C1+ 1/C2 => C=1 µF
Ta có U1C1=U2C2
=> Tại thời điểm t ta có U bộ tụ =3√3V
Tại thời điểm t' ta có U'=3√2V
Bảo toàn Nl
1/2CU^2+ 1/2Li1^2 =1/2CU'^2 + 1/2Li2^2
=> thế số L =4H
 
L

linh110

Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m = 1 kg và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m được treo thẳng đứng vào một điểm cố định. Vật được đặt trên một giá đỡ D. Ban đầu giá đỡ D đứng yên và lò xo dãn 1 cm. Cho D chuyển động nhanh dần đều thẳng đứng xuống dưới với gia tốc a = 1 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản, lấy g = 10 m/s2. Sau khi rời khỏi giá đỡ, vật m dao động điều hoà với biên độ xấp xỉ bằng
A. 6,08 cm. B. 9,80 cm. C. 5,74 cm. D. 11,49 cm.

Bài này ko có đáp án bạn ạ...
Cách làm thế này ban đầu , nếu ko có giá đỡ denta l =10 cm
Áp dụng định luật II newton cho vật m
P+Fdh+N= ma
Chon chiều dương hướng xuống , Khi rời giá đỡ => N=0
P-Fdh=ma
=> x= 9 cm
=> vật đi đc quãng đường S=8 cm =at^2 /2 => t=0,4 s
Lúc này vật ở li độ x0=10-9 = 1 cm
v=at=0,4 m/s
Áp dụng công thức độc lập A= can (x0^2 + (v/w)^2) =4,12 cm
 
C

connhochp1994

Câu 11 : Vẽ hình ra , theo đề gọi O là trung điểm PQ , O dao động với biên độ cực đại , trong khoảng PQ có biên độ luôn lớn hơn 2 => P,Q đối xứng nhau qua O , gọi O là trung điểm PQ
=> PO =PQ/2=4,5 cm
Mà PO = lamda/8 => lamda=0,36 m => v=lamda.f=4,32m/s
Câu 15 : Điện dung của bộ tụ 1/C=1/C1+ 1/C2 => C=1 µF
Ta có U1C1=U2C2
=> Tại thời điểm t ta có U bộ tụ =3√3V
Tại thời điểm t' ta có U'=3√2V
Bảo toàn Nl
1/2CU^2+ 1/2Li1^2 =1/2CU'^2 + 1/2Li2^2
=> thế số L =4H

nhưng mà câu 11 ấy, theo đáp án thì kết quả phải là B. 3,24 m/s mà bạn.:-SS
 
Top Bottom