Sử 12 Tình hình Mĩ

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Anh Thu NguyetCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại box Sử. Sau đây mình xin gửi đáp án tham khảo của mình!
1. Kinh tế:
a. Tình hình kinh tế:

+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ:
- Nửa sau những năm 40, sản lượng công nghiệp Mĩ chiếm tới hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới.
- Năm 1949, sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần trọng lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại.
- Nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên biển, 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
- Nền kinh tế Mĩ chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
+ Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế tài - chính lớn nhất thế giới.
b. Nguyên nhân phát triển:
- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao, năng động sáng tạo.
- Mĩ lợi dụng Chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
- Áp dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh cơ cấu sản xuất.
- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả trong và ngoài nước.
- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.
2. Khoa học – kĩ thuật:
+ Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa - học kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn: đi đầu trong lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ và đi đầu trong cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp.
3. Chính trị - xã hội:
+ Từ 1945 đến đầu những năm 70, Mĩ đã trải qua năm với tổng thống.
a. Đối nội:
+ Mỗi đời tổng thống đưa ra một chính sách cụ thể nhằm khắc phục khó khăn trong nước.
+ Thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn, đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và lực lượng tiến bộ.
+ Tuy nhiên tình hình nước Mĩ không hoàn toàn ổn định, xã hội vật chứa đựng nhiều mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội. Phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức.
b. Đối ngoại:
+ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
+ Chiến lược toàn cầu được thực hiện và điều chỉnh qua nhiều chiến lược cụ thể, với nhiều học thuyết khác nhau, nhằm thực hiện 3 mục tiêu chủ yếu:
- Ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
+ Để thực hiện âm mưu của mình, Mĩ đã:
- Khởi xướng Chiến tranh lạnh.
- Trực tiếp gây ra hoặc ủng hộ hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược và bạo loạn, lật đổ chính quyền ở nhiều nơi.
+ Tháng 2 – 1972, Tổng thống Nichxon sang thăm Trung Quốc, mở đầu thời kì mới trong quan hệ hai nước. Năm 1979, quan hệ ngoại giao giữa Mĩ và Trung Quốc được thiết lập.
+ Tháng 5 – 1972, Nichxon sang thăm Liên Xô, thực hiện chiến lược hòa hoãn với hai nước lớn để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 
Top Bottom