Tình cha con trong Chiếc lược ngà

A

angelsfall_lavangroi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các pạn ơi!!!!!!!!
zúp tớ làm giàn ý bài này vs , tớ học kém văn lém ( Nếu ko muốn nói là zốt :()
Đề bài nè:
Đóng vai nhân vật bé THU kể tiếp câu chuyện Chiếc Lược Ngà kể tiếp câu chuyện CLN thi ông Sáu hi sinh >.<
Nhanh lên các pạn nhá, thứ sáu tuần này tớ phải viết bài rùi.:-SS
Thanks truoc nha!!!!!!!!!!!
 
Last edited by a moderator:
A

angelsfall_lavangroi

Cái đề này là sao vậy em? Ko hiểu được. :-??

Em kiểm tra lại cái đề nhé, chị nghĩ em ghi sai thì phải.

Đề này đúng mà
Đây là phần mở rộng
Tưởng tượng mình là bé THU rồi kể tiếp câu truyện sau khi Ông Sáu hi sinh tức là lúc bé Thu trở thành cô giao liên rùi gặp bác Ba í !
Cố gắng zúp mình đề này nha các Pạn!!!!!!!!!!!!!!!!!!:D:D
 
N

nhungpro_196

Đề đúng đấy. Đây là loại kể chuyện tưởng tượng, mình nêu ra một số gợi ý nha!

- Sau khi biết tin ba hi sinh, tôi ( tôi là bé Thu) vô cùng buồn và căm hận giặc Mĩ vì đã cướp đi mãi mãi người ba của tôi, tôi liền xin đi giao liên...
- Một lần dẫn đường cho một trung đoàn vượt qua đoạn đường nguy hiểm... Tôi được một người đàn ông gọi lại, hỏi thăm một cách rất tình cờ ( tôi thấy người đàn ông này rất quen mà nhất thời chưa nhận ra)==> Bác Ba đấy.
- Cuộc nói chuyện ( có thể dựa vào đoạn truyện của nv NQSang' cũng đc).
- Tôi thương ba ntn, Ba đã giữ đúng lời hứa....
- Trong tôi bỗng dâng lên một tình cảm đặc biệt dành cho bác Ba...

Mình đăng đoạn kêt của nv NQS nha!


Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật thì cũng đã đành một lẽ, còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được - tìm thấy mồ mả, chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết - cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Tôi lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ.

Sống như thế và chết như thế, hỏi vậy làm sao mà chịu được? Chúng ta buộc phải cầm súng.

Sau khi có căn cứ khá an toàn, người nhà tôi có đến thăm. Tôi định gởi cây lược ngà về cho cháu Thu. Nhưng chị Sáu và cháu Thu không còn ở làng nữa. Qua những lần tố cộng, những trận càn, những trận đốt làng dồn dân của bọn Mỹ, không có mấy năm mà làng nước tan tác đi nhiều lắm. Mỗi người đi mỗi nơi chẳng ai được tin ai. Người nhà tôi bảo có lúc nghe chị Sáu chạy lên Sài Gòn, có lúc lại nghe chị Sáu lại quay về Ðồng Tháp, vì thế mà tôi giữ mãi cây lược của cháu.

Tôi cầm cây lược nhìn ngắm, lòng thấy bùi ngùi.

Trong lúc đó tiếng máy vẫn nổ giòn, và tôi lại muốn nhìn rõ cô giao liên - người đang giữ sinh mạng của mình. Ðêm không tối, cũng không sáng, nền trời tràn qua nhiều lớp mây mỏng, rải rác một vài chòm sao. Trời sáng mập mờ - Tôi chỉ nhìn thấy được dáng người của cô giao liên, gương mặt như hơi tròn và một đôi mắt, đôi mắt của người con gái thật là khó tả. Chẳng hiểu cớ sao, từ cái ánh mắt ấy, tôi dần dần thấy một người quen, quen lắm. Tôi cố nhớ, nhớ không ra, tôi thấy mình lẩn thẩn.

[...]
Nghe đâu đây có tiếng chân đi, tiếng người nói, tiếng cười đùa. Tôi chợt tỉnh dậy, thấy trời đã đâm mây ngang, màn đêm như vén dần ra cánh đồng. Tôi thấy một nhóm người, chẳng nghe họ nói gì, nhưng biết là họ đang kể lại những chuyện sôi nổi. Và tôi nhìn thấy, cô giao liên, quần áo cô bùn đất bê bết và đẫm ướt. Thế là họ về kịp rồi.

Tôi vừa đến họ cũng vừa chìa tay ra. Bây giờ tôi mới nhìn rõ cô. Cô vừa chặn địch, vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà mặt cứ phơi phới. Mặc dù nước da cô bị rám nắng, tôi trông cô không quá hai mươi tuổi. Con gái hai mươi tuổi không thể có cặp mắt trong sáng như thế, và cô mới ngây thơ làm sao, cô vẫn còn đeo bông tòn ten, cô đi dần về phía tôi, tôi bỗng muốn tỏ lòng mến phục của tôi đối với cô, cả lòng cảm ơn nữa. Nhưng chẳng lẽ lại nói như vậy, tôi mỉm cười chào cô và làm quen:

- Này cháu. Bác lo cho cháu quá! Cháu thứ mấy?

- Dạ cháu thứ hai.

- Sao bác lại nghe có người kêu cháu là chị út? Chắc là cháu đã có...

- Dạ không! - Cô giao liên chận câu nói của tôi lại - cháu vừa thứ hai vừa thứ út vì cháu là con một mà!

- Cháu là người ở làng nào mà sao bác thấy quen quen.

- Dạ cháu ở Cù Lao Giêng!

Nghe đến tên làng, tôi bỗng giật mình. Nhìn cái đôi mắt cô bé, ngực tôi bỗng phập phồng, và như có linh tính, tôi liền hỏi lại, hỏi dồn dập:

- Có phải Cù Lao Giêng, quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa không vậy cháu?

- Dạ phải.

- Cháu tên gì?

- Cháu tên Thu.

- Thu à? Tôi lặp lại và kinh ngạc .

Tôi lặp bặp hỏi tiếp:

- Có phải ba cháu là Sáu, má cháu là Bình phải không?

Cô bé kinh ngạc đến nỗi không nói được nữa, nó mở tròn mắt nhìn khắp người tôi. Trong lúc đó, anh em giao liên trạm L.A. kêu khách chuẩn bị lên đường. Nhưng tôi chẳng để ý cũng chẳng muốn nghe, tôi quay lại và bảo:

- Chờ tôi một chút.

Tôi quay lại cô bé. Cả hai người vẫn còn ngạc nhiên. Cô bé vẫn tròn mắt nhìn tôi, đúng, đúng, đúng là đôi mắt của con cháu. Tôi thầm nghĩ, và bảo:

- Có phải không cháu?

- Dạ... Sao bác biết?

Tôi cố nén xúc động nhưng cũng lặp bặp nhắc lại:

- Bác là bác Ba đây này. Cháu có còn nhớ lúc ba cháu đi, ba cháu có hứa mua cho cháu cây lược không?

Cô cháu khe khẽ gật đầu: "Dạ nhớ, dạ nhớ".

Các bạn ạ! Trong kháng chiến có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ! Tôi vừa nhìn cháu, vừa móc túi lấy ra cây lược.

- Ba cháu gởi cho cháu cây lược ngà này đây. Cây lược này do ba cháu làm.

Ðôi mắt của cháu lại to tròn hơn, mặt xúc động đến thẫn thờ. Cháu đưa tay nhận cây lược. Cây lược như đánh thức kỷ niệm ngày chia tay, ngực cháu phập phồng. Thấy cháu nhìn ngắm cây lược, tim tôi bỗng nhói đau. Tôi biết cháu đang bàng hoàng trước hạnh phúc bất ngờ, tôi không muốn làm gì xao động đến hạnh phúc của cháu, tôi thấy cần phải nói dối:

- Ba cháu vẫn khoẻ, ba cháu không về được, nên gởi cho bác.

Cháu Thu liền chớp mắt nhìn tôi, môi mấp máy run run:

- Chắc là bác lầm, cây lược này không phải của ba cháu.

Tôi đâm ra thất vọng, hoang mang nữa, tôi hỏi lại:

- Ba cháu tên Sáu, má cháu tên Bình phải không?

- Dạ phải - Hình như cháu muốn khóc, mắt cháu đỏ hoe nhưng cố nén và nói:

- Nếu cháu không lầm thì chắc bác sợ cháu buồn nên bác nói giấu cháu. Cháu biết cha cháu chết rồi. - Cháu chớp mắt, hai giọt lệ ứa ra, vỡ tràn qua đôi mắt - Cháu chịu đựng được, bác đừng ngại, cháu nghe tin ba cháu chết đã hai năm rồi, sau đó thì cháu xin má cháu đi giao liên...

Cháu còn muốn nói gì nữa, nhưng giọng bị tắc nghẹn đầu cúi xuống, mái tóc khẽ run run. Còn tôi , tôi lỡ nói dối, nên chẳng biết thế nào nữa, đành im lặng.

Trong khi đó, anh em trong đoàn táo tác gọi tôi, giục tôi đi. Không thể nán lại được nữa, tôi đành phải vội vàng hỏi xin cháu địa chỉ, hỏi thăm qua mẹ cháu và bà con.

Nỗi mừng gặp gỡ bất ngờ khiến tôi chưa hết bàng hoàng thì lại phải chia tay. Nhìn cháu tôi bỗng buột miệng nói:

- Thôi, ba đi nghe con!

Tôi không nghe cháu đáp lại, chỉ thấy đôi môi tái nhợt của cháu mấp máy.

Ði được một quãng xa nhìn lại, tôi thấy cháu cố đi theo tôi một đoạn đường. Cháu dừng lại trên bờ mẫu những đợt sóng lúa xanh nhỏ nối đuôi nhau dập dờn như chạy đến vỗ về cháu. Sau lưng cháu là đám dừa bị chất độc hóa học mà tàu lá chỉ còn những cọng khô như những chiếc xương cá khổng lồ treo lủng lẳng, đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm.

Lúc chia tay, tôi không nghe cháu gọi tôi là ba. Nhưng những lúc nằm một mình, nhớ lại thì tôi nghe tiếng gọi "ba" của cháu, và tiếng "ba" như vang lên từ trong tâm tôi.
 
S

soloets

Nguyên văn bởi nhungpro_196
Đề đúng đấy. Đây là loại kể chuyện tưởng tượng, mình nêu ra một số gợi ý nha!

- Sau khi biết tin ba hi sinh, tôi ( tôi là bé Thu) vô cùng buồn và căm hận giặc Mĩ vì đã cướp đi mãi mãi người ba của tôi, tôi liền xin đi giao liên...
- Một lần dẫn đường cho một trung đoàn vượt qua đoạn đường nguy hiểm... Tôi được một người đàn ông gọi lại, hỏi thăm một cách rất tình cờ ( tôi thấy người đàn ông này rất quen mà nhất thời chưa nhận ra)==> Bác Ba đấy.
- Cuộc nói chuyện ( có thể dựa vào đoạn truyện của nv NQSang' cũng đc).
- Tôi thương ba ntn, Ba đã giữ đúng lời hứa....
- Trong tôi bỗng dâng lên một tình cảm đặc biệt dành cho bác Ba...

Mình đăng đoạn kêt của nv NQS nha!

Các bạn ạ! Trong những ngày đen tối ấy, người sống phải sống bí mật thì cũng đã đành một lẽ, còn người chết cũng phải chết bí mật nữa. Mộ của anh không thể đắp cao lên được - tìm thấy mồ mả, chúng sẽ đào lên và tìm ra dấu vết - cho nên ngôi mộ của anh là ngôi mộ bằng, bằng phẳng như mặt rừng vậy. Tôi lấy dao khắc vào một gốc cây rừng cạnh chỗ anh nằm làm dấu cho dễ nhớ.

Sống như thế và chết như thế, hỏi vậy làm sao mà chịu được? Chúng ta buộc phải cầm súng.

Sau khi có căn cứ khá an toàn, người nhà tôi có đến thăm. Tôi định gởi cây lược ngà về cho cháu Thu. Nhưng chị Sáu và cháu Thu không còn ở làng nữa. Qua những lần tố cộng, những trận càn, những trận đốt làng dồn dân của bọn Mỹ, không có mấy năm mà làng nước tan tác đi nhiều lắm. Mỗi người đi mỗi nơi chẳng ai được tin ai. Người nhà tôi bảo có lúc nghe chị Sáu chạy lên Sài Gòn, có lúc lại nghe chị Sáu lại quay về Ðồng Tháp, vì thế mà tôi giữ mãi cây lược của cháu.

Tôi cầm cây lược nhìn ngắm, lòng thấy bùi ngùi.

Trong lúc đó tiếng máy vẫn nổ giòn, và tôi lại muốn nhìn rõ cô giao liên - người đang giữ sinh mạng của mình. Ðêm không tối, cũng không sáng, nền trời tràn qua nhiều lớp mây mỏng, rải rác một vài chòm sao. Trời sáng mập mờ - Tôi chỉ nhìn thấy được dáng người của cô giao liên, gương mặt như hơi tròn và một đôi mắt, đôi mắt của người con gái thật là khó tả. Chẳng hiểu cớ sao, từ cái ánh mắt ấy, tôi dần dần thấy một người quen, quen lắm. Tôi cố nhớ, nhớ không ra, tôi thấy mình lẩn thẩn.

[...]
Nghe đâu đây có tiếng chân đi, tiếng người nói, tiếng cười đùa. Tôi chợt tỉnh dậy, thấy trời đã đâm mây ngang, màn đêm như vén dần ra cánh đồng. Tôi thấy một nhóm người, chẳng nghe họ nói gì, nhưng biết là họ đang kể lại những chuyện sôi nổi. Và tôi nhìn thấy, cô giao liên, quần áo cô bùn đất bê bết và đẫm ướt. Thế là họ về kịp rồi.

Tôi vừa đến họ cũng vừa chìa tay ra. Bây giờ tôi mới nhìn rõ cô. Cô vừa chặn địch, vừa bước ra khỏi chỗ nguy hiểm mà mặt cứ phơi phới. Mặc dù nước da cô bị rám nắng, tôi trông cô không quá hai mươi tuổi. Con gái hai mươi tuổi không thể có cặp mắt trong sáng như thế, và cô mới ngây thơ làm sao, cô vẫn còn đeo bông tòn ten, cô đi dần về phía tôi, tôi bỗng muốn tỏ lòng mến phục của tôi đối với cô, cả lòng cảm ơn nữa. Nhưng chẳng lẽ lại nói như vậy, tôi mỉm cười chào cô và làm quen:

- Này cháu. Bác lo cho cháu quá! Cháu thứ mấy?

- Dạ cháu thứ hai.

- Sao bác lại nghe có người kêu cháu là chị út? Chắc là cháu đã có...

- Dạ không! - Cô giao liên chận câu nói của tôi lại - cháu vừa thứ hai vừa thứ út vì cháu là con một mà!

- Cháu là người ở làng nào mà sao bác thấy quen quen.

- Dạ cháu ở Cù Lao Giêng!

Nghe đến tên làng, tôi bỗng giật mình. Nhìn cái đôi mắt cô bé, ngực tôi bỗng phập phồng, và như có linh tính, tôi liền hỏi lại, hỏi dồn dập:

- Có phải Cù Lao Giêng, quận Chợ Mới, tỉnh Long Châu Sa không vậy cháu?

- Dạ phải.

- Cháu tên gì?

- Cháu tên Thu.

- Thu à? Tôi lặp lại và kinh ngạc .

Tôi lặp bặp hỏi tiếp:

- Có phải ba cháu là Sáu, má cháu là Bình phải không?

Cô bé kinh ngạc đến nỗi không nói được nữa, nó mở tròn mắt nhìn khắp người tôi. Trong lúc đó, anh em giao liên trạm L.A. kêu khách chuẩn bị lên đường. Nhưng tôi chẳng để ý cũng chẳng muốn nghe, tôi quay lại và bảo:

- Chờ tôi một chút.

Tôi quay lại cô bé. Cả hai người vẫn còn ngạc nhiên. Cô bé vẫn tròn mắt nhìn tôi, đúng, đúng, đúng là đôi mắt của con cháu. Tôi thầm nghĩ, và bảo:

- Có phải không cháu?

- Dạ... Sao bác biết?

Tôi cố nén xúc động nhưng cũng lặp bặp nhắc lại:

- Bác là bác Ba đây này. Cháu có còn nhớ lúc ba cháu đi, ba cháu có hứa mua cho cháu cây lược không?

Cô cháu khe khẽ gật đầu: "Dạ nhớ, dạ nhớ".

Các bạn ạ! Trong kháng chiến có những cuộc gặp gỡ thật tình cờ! Tôi vừa nhìn cháu, vừa móc túi lấy ra cây lược.

- Ba cháu gởi cho cháu cây lược ngà này đây. Cây lược này do ba cháu làm.

Ðôi mắt của cháu lại to tròn hơn, mặt xúc động đến thẫn thờ. Cháu đưa tay nhận cây lược. Cây lược như đánh thức kỷ niệm ngày chia tay, ngực cháu phập phồng. Thấy cháu nhìn ngắm cây lược, tim tôi bỗng nhói đau. Tôi biết cháu đang bàng hoàng trước hạnh phúc bất ngờ, tôi không muốn làm gì xao động đến hạnh phúc của cháu, tôi thấy cần phải nói dối:

- Ba cháu vẫn khoẻ, ba cháu không về được, nên gởi cho bác.

Cháu Thu liền chớp mắt nhìn tôi, môi mấp máy run run:

- Chắc là bác lầm, cây lược này không phải của ba cháu.

Tôi đâm ra thất vọng, hoang mang nữa, tôi hỏi lại:

- Ba cháu tên Sáu, má cháu tên Bình phải không?

- Dạ phải - Hình như cháu muốn khóc, mắt cháu đỏ hoe nhưng cố nén và nói:

- Nếu cháu không lầm thì chắc bác sợ cháu buồn nên bác nói giấu cháu. Cháu biết cha cháu chết rồi. - Cháu chớp mắt, hai giọt lệ ứa ra, vỡ tràn qua đôi mắt - Cháu chịu đựng được, bác đừng ngại, cháu nghe tin ba cháu chết đã hai năm rồi, sau đó thì cháu xin má cháu đi giao liên...

Cháu còn muốn nói gì nữa, nhưng giọng bị tắc nghẹn đầu cúi xuống, mái tóc khẽ run run. Còn tôi , tôi lỡ nói dối, nên chẳng biết thế nào nữa, đành im lặng.

Trong khi đó, anh em trong đoàn táo tác gọi tôi, giục tôi đi. Không thể nán lại được nữa, tôi đành phải vội vàng hỏi xin cháu địa chỉ, hỏi thăm qua mẹ cháu và bà con.

Nỗi mừng gặp gỡ bất ngờ khiến tôi chưa hết bàng hoàng thì lại phải chia tay. Nhìn cháu tôi bỗng buột miệng nói:

- Thôi, ba đi nghe con!

Tôi không nghe cháu đáp lại, chỉ thấy đôi môi tái nhợt của cháu mấp máy.

Ði được một quãng xa nhìn lại, tôi thấy cháu cố đi theo tôi một đoạn đường. Cháu dừng lại trên bờ mẫu những đợt sóng lúa xanh nhỏ nối đuôi nhau dập dờn như chạy đến vỗ về cháu. Sau lưng cháu là đám dừa bị chất độc hóa học mà tàu lá chỉ còn những cọng khô như những chiếc xương cá khổng lồ treo lủng lẳng, đọt non vừa mới đâm lên, xa trông như một rừng gươm.

Lúc chia tay, tôi không nghe cháu gọi tôi là ba. Nhưng những lúc nằm một mình, nhớ lại thì tôi nghe tiếng gọi "ba" của cháu, và tiếng "ba" như vang lên từ trong tâm tôi.
 
Top Bottom