tiêu hoá ở dạ dày

L

lananh_vy_vp

1.Tiêu hoá cơ học
Dạ dày co bóp làm nhỏ, nhuyễn thức ăn, làm thức ăn thấm đều dịch vị. Sự co giãn của các lớp cơ trơn tạo ra các nhu động theo kiểu làn sóng lan từ tâm vị xuống môn vị với nhịp 20 lần/ phút. Làn sóng nhu động làm cho thức ăn chuyển dịch dọc theo thành dạ dày đi xuống phía môn vị, sau đó thức ăn từ phía dưới dạ dày lại được đẩy vào giữa dạ dày và đi lên. Khi thức ăn trong dạ dày ở dạng nhũ chấp thì được chuyển xuống tá tràng theo từng đợt.
2.Tiêu hoá hoá học
Chủ yếu là tiêu hoá protein . Protein dưới tác dụng của enzim pepsin bj phân giải thành các peptit ngắn.
 
T

tandat_htd

giúp mình 1 câu

so sánh điểm khác nhau về biến đổi cơ học,hóa học,sinh học của 3 nhóm động vật:nhai lại,dv có dạ dày đơn,chim ăn hạt và gia cầm tks
~>Chú ý:đặt tiêu đề phù hợp
 
Last edited by a moderator:
N

nhatkiyeuanh

tiêu hoá cơ học ở ruột non

Câu hỏi trong bài kiem tra của học mai ne`
Ruột non có các hình thức cử động cơ học nào:I. Cử động co thắt từng phầnII. Cử động quả lắcIII. Cử động nhu độngIV. Cử động phản nhu động
  • I, II, III, IV
  • I, III
  • II, III, IV
  • I, II, III
Giải: theo em thì
( trích trong tìa liệu giáo khoa chuyên sinh học trung học PT sinh lí học động vật)
ruột non có các hình thức cử động cơ học :
1. cử động quả lắc : sự co dãn của cơ dọc làm ccác đoạn ruột non dao động sang các phía. tác dụng trộn thức ăn vs dịch tiêu hoá
2.co bóp phân đoạn: cử động co thắt từng phần. do ruột có đoạn co,đoạn dãn xem kẽ nhau nên thức ăn bị chia thành các đoạn nhỏ giống như chuỗi xúc xích.tác dụng cũng là nhào trộn thức ăn vs dịch ruột
3.nhu động làn sóng: cư đọng nhu động do cơ vòng đoạn này co và đoạn kế tiếp dãn ra trông giống như làn sóng nối tiếp nhau. co bóp này khi chậm khi nhanh. kiểu nhu động này có tác dụng đẩy thức ăn đi dọc theo ruột non về phía ruột già
Theo em thì đáp án là D nhưng trong bài kiểm tra lại là A vậy theo cả nhà đáp án nào đúng?
 
P

pham_khanh_1995

theo mình thì đáp án D là đúng. mình mở sách nâng cao THPT ra thì đáp án cũng giống bạn. Mình học lớp 10. ok. hãy tin vào sự lựa chọn của mình.
 
Last edited by a moderator:
L

lananh_vy_vp

TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỰC VẬT

Thành phần chủ yếu trong thức ăn của các động vật ăn thực vật là xenlulôzơ, thành phần prôtêin và lipit ít. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối ít nên lượng thức ăn cần cung cấp phải đủ nhiều, do đó nơi chứa thức ăn phải có sức chứa lớn và ruột phải đủ dài, bảo đảm cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ được tốt hơn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.

1. Biến đổi cơ học

Cơ quan nghiền thức ăn ở động vật ăn thực vật chủ yếu là hàm răng có bề mặt nghiền rộng và nhiều nếp men răng cứng hoặc dạ dày cơ dày, chắc và khoẻ như ở chim.
Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học được thực hiện trong khoang miệng và dạ dày.

a) Ở động vật nhai lại như trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai… lúc ăn chúng chỉ nhai sơ qua rồi nuốt ngay vào da cỏ, tranh thủ lấy được nhiều thức ăn để sau đó mới “ợ lên”, nhai kĩ lại lúc nghỉ ngơi ở một nơi an toàn.

b) Chim ăn hạt và gia cầm không có răng nên mổ hạt và nuốt ngay, cố “ních” đầy diều để tiêu hoá dần . Trong diều không có dịch tiêu hoá mà chỉ có dịch nhày để làm trơn và mềm thức ăn, giúp cho sự tiêu hoá dễ dàng ở các phần sau của ống tiêu hoá.

2. Biến đổi hoá học và biến đổi sinh học

Thức ăn chỉ được lưu lại một thời gian ngắn trong miệng rồi được chuyển xuống dạ dày, ruột. Ở đây, thức ăn được biến đổi cả về mặt cơ học, hoá học và đặc biệt còn chịu sự biến đổi sinh học.

a) Ở động vật nhai lại

Dạ dày của các động vật nhai lại (trâu, bò, dê, nai, cừu) chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức).
Thức ăn (cỏ, thân ngô hoặc rơm…) được thu nhận và nhai sơ qua rồi nuốt vào dạ cỏ là ngăn lớn nhất ( ở bò). Ở đây, thức ăn được nhào trộn với nước bọt. Khi dạ cỏ đã đầy, con vật ngừng ăn và thức ăn từ dạ cỏ chuyển dần sang dạ tổ ong, từng búi thức ăn được “ợ lên” miệng để nhai kĩ lại (nhai lại). Đây là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với thức ăn xenlulôzơ. Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.

Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra dồi dào cùng với một lượng lớn vi sinh vật sẽ được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Ở dạ múi khế (là dạ dày chính thức) thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị. Chính vi sinh vật là nguồn cung cấp phần lớn prôtêin cho nhu cầu của cơ thể vật chủ. Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học. Tiếp theo là quá trình biến đổi hoá học diễn ra ở dạ múi khế và ruột, tương tự như ở các động vật khác.

b) Ở động vật có dạ dày đơn

Các động vật có dạ dày đơn như ngựa, thỏ… thức ăn được tiêu hoá một phần ở dạ dày và ruột như các động vật khác. Riêng thức ăn xenlulôzơ trải qua quá trình biến đổi sinh học nhờ vi sinh vật diễn ra chủ yếu trong ruột tịt (manh tràng), ruột tịt rất phát triển và được coi như là dạ dày thứ hai, chứa một lượng lớn vi sinh vật.

c) Ở chim ăn hạt và gia cầm

Thức ăn được chuyển từ diều xuống dạ dày tuyến và dạ dày cơ (mề). Dạ dày tuyến tiết dịch tiêu hoá. Lớp cơ khoẻ và chắc của dạ dày cơ nghiền nát các hạt đã thấm dịch tiêu hoá tiết ra từ dạ dày tuyến. Thức ăn sẽ biến đổi một phần, sau đó chuyển xuống ruột. Ở ruột, thức ăn tiếp tục được biến đổi nhờ các enzim có trong các dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột.
 
L

linh030294

[Sinh học 11] Ruột non

[FONT=&quot](*) Hỏi : Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích ?[/FONT]
 
C

canhcutndk16a.

[FONT=&quot](*) Hỏi : Sự tiêu hoá của ruột non ở giai đoạn nào là kém nhất? Giải thích ?[/FONT]
Tiêu hoá ở phần tá tràng trước khi có ống mật đổ vào là kém nhất do : muối mật làm nhũ tương hoá mỡ\Rightarrow tăng khả năng tiêu hoá mỡ của lipaza lên gấp 15 lần
 
G

gaan

umh, thật ra đáp án A mới chính xác bạn ơi , các tài liệu mà mình tìm được đều nói là đáp án A đó bạn .Đáp án của cô bạn ko sai đâu :D.
 
Top Bottom