CLB lịch sử Tiền Tệ Việt Nam từ triều Lê Sơ đến cuối triều Nguyễn

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Mệnh giá chính:
Khi vua Lê Thái Tổ mới lên ngôi, ngài cho đúc đồng "Thuận Thiên nguyên bảo". Tỷ lệ giá là 1 tiền = 50 đồng, 1 quan = 10 tiền nên 1 quan sẽ bằng 500 đồng.
Từ năm Thiệu Bình thứ năm (1439) thời vua Lê Thái Tông, tỷ lệ giá có sự thay đổi: 1 tiền = 60 đồng nên 1 quan sẽ bằng 600 đồng và duy trì cho đến khi triều Nguyễn kết thúc.
Có bài thơ dân gian ước tính xuất hiện khoảng thế kỉ 16-17 như sau:
Một quan tiền tốt mang đi
Nàng mua những gì, mà tính chẳng ra?
- Thoạt tiên mua ba tiền gà,
Tiền rưỡi gạo nếp với ba đồng trầu.
Trở lại mua sáu đồng cau,
Tiền rưỡi miếng thịt, giá rau mười đồng.
Có gì mà tính chẳng thông?
Tiền rưỡi gạo tẽ, sáu đồng chè tươi.
Ba mươi đồng rượu, chàng ơi,
Ba mươi đồng mật, hai mươi đồng vàng
Hai chén nước mắm rõ ràng,
Hai bảy mười bốn, kẻo chàng hồ nghi.
Hai mươi mốt đồng bạc nấu chè,
Mười đồng nải chuối, chẳn thì một trăm.
1 quan = 10 tiền = 600 đồng.
3 tiền gà = 180 đồng còn lại 420 đồng.
Tiền rưỡi gạo nếp = 90 đồng còn lại 330 đồng.
3 đồng trầu và 6 đồng cau còn lại 321 đồng.
Tiền rưỡi miếng thịt = 90 đồng còn lại 231 đồng.
10 đồng rau còn lại 221 đồng.
Tiền rưỡi gạo tẽ = 90 đồng còn lại 131 đồng.
6 đồng chè tươi còn lại 125 đồng.
30 đồng rượu, 30 đồng mật, 20 đồng vàng = 80 đồng, còn lại 45 đồng.
2 chén nước mắm = 14 đồng, còn lại 31 đồng.
21 đồng chè còn lại 10 đồng.
1 nải chuối giá 10 đồng là chẳn 1 quan.
Như vậy có thể thấy, 1 quan thời xưa cũng khá lớn. Mình than khảo từ bạn Dương Quang Huy thì 1 nải chuối giá lúc rẻ là 20k =10 đồng => 1 quan = (20k x 600):10 = 1tr2.
Theo Lịch triều hiến chương loại chí, lương bổng các quan lại như sau:
Năm Hồng Đức thứ 8, định quy chế cấp bổng lộc tính theo năm:
Hoàng thái tử 500 quan = 300.000 đồng.
Thân vương 200 quan = 120.000 đồng.
Tự thân vương 140 quan = 84.000 đồng.
Vinh phong quốc công 127 quan = 76.200 đồng.
Vinh phong quận công 120 quan = 72.000 đồng.
Hoàng tôn quốc công, vinh phong hầu 113 quan = 67.800 đồng.
Hoàng tôn công, quận công, vinh phong bá 106 quan = 63.600 đồng.
Hoàng tôn hầu, vinh phong tử 99 quan = 59.400 đồng.
Hoàng tôn bá, vinh phong nam, phò mã đô úy 92 quan = 55.200 đồng.
Chánh nhất 82 quan = 49.200 đồng.
Tòng nhất 75 quan = 45.000 đồng.
Chánh nhị 68 quan = 40.800 đồng.
Tòng nhị 62 quan = 37.200 đồng.
Chánh tam 56 quan = 33.600 đồng.
Tòng tam 52 quan = 31.200 đồng.
Chánh tứ 48 quan = 28.800 đồng.
Tòng tứ 44 quan = 26.400 đồng.
Chánh ngũ 40 quan = 24.000 đồng.
Tòng ngũ 36 quan= 21.600 đồng.
Chánh lục 33 quan = 19.800 đồng.
Tòng lục 30 quan = 18.000 đồng.
Chánh thất 27 quan = 16.200 đồng.
Tòng thất 24 quan = 14.400 đồng.
Chánh bát 21 quan = 12.600 đồng.
Tòng bát 18 quan = 10.800 đồng.
Chánh cửu 16 quan = 9600 đồng.
Tòng cửu 14 quan = 8400 đồng.
Các nha môn ít việc thì lãnh 12 quan, rất ít việc lãnh 10 quan, thong thả lãnh 8 quan và rất thong thả lãnh 6 quan trong 1 năm.
Quy chế bổng lộc này không phải ai cùng phẩm trật thì sẽ nhận tiền đồng với nhau mà nó còn tùy thuộc vào mức độ công việc nhiều ít của mỗi người. Như: Quan trong triều làm việc nhiều thì tiến lên 2 bậc, vừa việc thì 1 bậc, ít thì xuống 1 bậc, rất ít xuống 2 bậc. Quan ngoài nhiều thì tiến 1 bậc, rất nhiều tiến lên 2 bậc, ít việc lui 2 bậc, rất ít lui 3 bậc.
Trong bộ luật Hồng Đức có đề cập đến phạt tiền (có thể dùng tiền để thoát chịu tội trong một số trường hợp nhất định):
Phạt tiền có 3 bậc:
300-500 quan = 180.000 đồng - 300.000 đồng (cả một gia tài).
60-200 quan = 36.000 đồng - 120.000 đồng.
5-50 quan = 3000 đồng - 30.000 đồng.
Một thông tin khác (chưa được kiểm chứng thì 1 quan hoặc 1000 đồng? tương ứng với 1 lạng bạc)
II. Các loại tiền và mệnh giá khác:
1. Tiền gián: Được lưu hành từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20. Theo ĐVSKTT thì loại tiền này xuất hiện thời nhà Mạc. Theo Sử Việt, đọc vài quyển Chương IV "Tiền bạc, văn chương và lịch sử" thì năm 1528, vua Mạc Thái Tổ muốn đúc tiền với niên hiệu mới là Minh Đức để thay thế tiền nhà Hậu Lê nhưng giữ y nguyên kích thước cũ. Đợt đúc lần đó thất bại nên đành đúc loại tiền xấu hơn, pha đồng với kẽm và sắt để lưu hành. Hạng tiền xấu đó phẩm chất kém loại tiền đời trước.
1 tiền bằng loại tiền gián chỉ có 36 đồng thay vì 60 đồng; và một quan tiền gián, tức 10 tiền là 360 đồng thay vì 600 đồng.
2. Tiền tệ thời các vua Nguyễn đa dạng hơn và cũng có chút phức tạp hơn đại khái ví dụ như:
Từ thời Minh Mạng có tiền lớn và tiền nhỏ, giá trị được xác định như sau:
200 đồng tiền lớn (200 x 3 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:3)
300 đồng tiền nhỏ (300 x 2 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:2)
Thời Tự Đức:
150 đồng tiền lớn (150 x 3 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:4)
200 đồng tiền nhỏ (200 x 2 = 600) là 1 quan (theo tỷ giá 1:3)
Thời Thành Thái:
100 đồng tiền loại 8 phân (ăn 6 tiền kẽm = 600) là 1 quan
60 tiền đồng loại 1 tiền 1 phân (ăn 10 tiền kẽm) là 1 quan.

67739946_623076781532199_110889248059555840_n.jpg

Ảnh minh họa: Quang Thuận thông bảo - là loại tiền được khen là đẹp vào loại nhất trong các tiền kim loại Việt Nam.

Nguồn: Đêm Trăng Sáng, Uống Rượu, Kể Chuyện - 夜明月 喝酒 講故事
 
Top Bottom