thuyết minh về tác giả Ngô Tất Tố

B

bupbe_dautay

Ngô Tất Tố đã có trong sách Gk rồi...
Trong mấy văn bản đã học ý.....
Bạn cố gắng tìm những chi tiết về nhà văn đó rồi phát biểu cảm tưởng thôi
Không khó đâu...
Uả nhưng mà sao đề bài lại là thuyết minh về Ngô Tất Tố mà bài viết lại Tức nước vỡ bờ.....Sai chủ đề rùi kìa..
À mà trong topic Văn 8 đã có nhìu bài về Tức nước vỡ bờ rồi....
 
C

cobengocnghech_9x

Đề bài là giới thiệu về tác giả Ngô tất Tố mà.
 
Last edited by a moderator:
S

superwarrior

Bài này mình sưu tầm được trên Wikipedia về Ngô Tất Tố nè :
(Nhớ thanks đó nhé!!)
Tiểu sử
Xuất thân

Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông là con thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn gái. Lúc còn nhỏ Ngô Tất Tố được thụ hưởng một nền giáo dục Nho học. Từ năm 1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lòng chữ Hán ở quê, sau đó ông theo học ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn còn được triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ông qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ nhị.
Viết văn, làm báo

Năm 1926, Ngô Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngô Tất Tố cùng với Tản Đà đã vào Sài Gòn. Mặc dù không thật sự thành công trong cuộc thử sức ở Nam Kì, nhưng tại đây, Ngô Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thôn Dân...

Sau gần ba năm ở Sài Gòn, Ngô Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thông, Đông Dương, Hải Phòng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn... với 29 bút danh khác nhau như : Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thôn Dân, Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ... Trong thời gian những năm 1936-1939, Ngô Tất Tố viết nhiều tác phẩm chỉ trích quan lại tham nhũng phong kiến. Hà Văn Đức, trong bài viết Ngô Tất Tố - Nhà văn tin cậy của nông dân (báo Nhân dân, ngày 10 tháng 6 năm 1997), cho biết năm 1935, Ngô Tất Tố từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên "để mua chuộc", nhưng ông từ chối. Ngoài ra, nhiều lần Ngô Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm Tắt đèn. Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt giam ở Hà Nội vài tháng.
Sau Cách mạng tháng Tám

Năm 1945, khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, Ngô Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê ông. Ngô Tất Tố là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng chưa rõ ông gia nhập đảng năm nào. Năm 1946, Ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, Ngô Tất Tố đảm nhiệm cương vị Chi hội trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu quốc trung ương... Ngoài ra, ông còn viết văn. Ngô Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất (1948).

Ông qua đời ngày 20 tháng 4 năm 1954 tại Yên Thế, Bắc Giang. Không rõ Ngô Tất Tố có bao nhiêu người con, nhưng ông có bốn con trai đã trưởng thành là Ngô Mạnh Duẩn, Ngô Thúc Liêu (liệt sĩ), Ngô Hoành Trù (kĩ sư chế tạo máy), Ngô Hải Cao (liệt sĩ) và ba ngươi con gái là Ngô Thị Khiết, Ngô Thị Miễn và Ngô Thanh Lịch (đại biểu quốc hội). Chồng bà Lịch, tiến sĩ Cao Đắc Điểm là một nhà nghiên cứu khá tích cực về Ngô Tất Tố.
Văn nghiệp
Nhà văn
Nhà báo

Ngô Tất Tố không chỉ là nhà văn mà còn là một nhà báo nổi tiếng. Các tác giả nghiên cứu Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đô do Hội nhà báo thành phố Hà Nội thực hiện năm 2004 với người đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo Những phát hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngô Tất Tố, một thống kê khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngô Tất Tố đã viết gần 1.500 bài (mới tìm thấy 1.360 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh.

Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là hai thể loại đã giúp ông thành danh. Ông còn phụ trách nhiều chuyên mục của nhiều tờ báo hàng ngày và hàng tuần. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Vũ Bằng, trong Mười bốn gương mặt nhà văn đồng nghiệp (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004), từng khẳng định "Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo". Di sản báo chí của Ngô Tất Tố trở thành những tư liệu phong phú, chi tiết, phản ánh toán diện và trung thực xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Các tác giả trong đề tài nghiên cứu nói trên kết luận rằng tiểu phẩm báo chí của Ngô Tất Tố đạt được năm thành tựu cơ bản: thuyết phục, truyền cảm, điển hình hóa mà không hư cấu; nghệ thuật trào lộng, đả kích và phong cách đậm đà bản sắc dân tộc. Về thái độ làm báo, Ngô Tất Tố được đánh giá là một nhà báo có dũng khí, trung thực, thẳng thắn, nhạy bén và cập nhật tình hình.
Nhà nghiên cứu
Phong cách
Chủ nghĩa hiện thực về người nông dân

Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán ở Việt Nam trước 1945 với các tác phẩm tiêu biểu như Tắt đèn, Việc làng, Tập án cái đình.

Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912-1939) từng khen ngợi Tắt đèn là "một tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác, tùng lai chưa từng thấy". Phong Lê, trên Tạp chí Sông Hương tháng 12 năm 2003, gọi những tác phẩm viết về nông thôn của Ngô Tất Tố là "một nhận thức toàn diện và sâu sắc, đầy trăn trở và xúc động về cảnh ngộ và số phận người nông dân Việt Nam" đạt đến "sự xúc động sâu xa và bền vững"

Ấn tượng bao trùm về Tắt đèn là một bức tranh đời sống sắc sảo, góc cạnh và chi tiết trên tất cả mọi chân dung và đối thoại, không trừ ai, trong số mấy chục nhân vật có tên hoặc không tên, xoay quanh một hình tượng trung tâm là chị Dậu. Nhịp điệu của Tắt đèn là một hơi văn mạnh mẽ và rắn rỏi từ đầu đến cuối.

Từ một góc nhìn khác, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, trong bài Ngô Tất Tố và một cách thích ứng trước thời cuộc trích từ cuốn Nhà v******* chiến và quá trình hiện đại hóa (Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2005), viết Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết "rất xúc động" khiến người đọc có thể "nhiều phen ứa nước mắt".

Còn thiên phóng sự Việc làng được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945. Phong Lê, trong bài đã dẫn, cho rằng Việc làng phản ánh "tận chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết Việc làng, mà cả cho đến hôm nay".
Nhà văn giao thời

Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo, nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn...) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng".

Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.

Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".

Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc... vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".

Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ngô_Tất_Tố

Đọc xong rồi thì thanks đi!!!!!!!!
 
R

revey123

TỨC NƯỚC VỠ BỜ
Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc với tiểu thuyết “Tắt đèn” – “ một thiên tiểu thuyết hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể gọi là kiệt tác” ( Vũ Trọng Phụng, Báo Thời vụ, 1939). Một trong những nét thành công của tác phẩm là đã thể hiện được sự tàn ác, dã man của bọn thống trị và sự phản kháng mạnh mẽ của người nông dân.
Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” sẽ làm rõ phần nào thành công của ngòi bút tác giả.
Trước hết, cần phải nắm được vị trí của đoạn trích này.
Chị Dậu đã phải đem con và chó sang nhà Nghị Quế bán để nộp sưu. Anh Dậu vẫn không được tha vì còn thiếu suất sưu của chú Hợi. Khi anh bị ngất ở ngoài đình, bọn chức sắc đem “cái xác” của anh về nhà. Chị Dậu và làng xóm cứu anh Dậu tỉnh lại. Chị đi vay được đấu gạo về nấu cháo, muốn chồng ăn được ít cháo đã rồi mới tính chuyện trốn tránh.
Đoạn trích kể về các sự việc tiếp theo của chương 18.
Cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu nhà anh Dậu được tác giả miêu tả “ sầm sập tiến vào với những roi mây, tay thước và dây thừng”. Chúng hùng hổ, thị oai. Không chỉ nói bằng lời, chúng còn mang theo roi mây, tay thước và dây thừng, những công cụ để đánh đập, bắt trói.
Cai lệ “sầm sập tiến vào”, y ra oai bằng cách “gõ đầu roi xuống đất”. Kèm theo là tiếng thét: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau”. Rồi là “trợn ngược hai mắt, hắn quát”, rồi “giọng vẫn hầm hè” hắn đe dọa. Thêm một bước nữa, hắn lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu. Khi anh này sợ không dám hành hạ một người ốm nặng thì “ Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu”. Chị Dậu van xin thì hắn đánh chị, tát chị và cứ định nhảy vào anh Dậu mà hành hung.
Có thể thấy rằng cai lệ hung hăng như một con chó dại. Y cậy quyền nên chửi bới, thét lác, xưng hô rất thô lỗ. Y không mảy may động lòng thương người chết đi sống lại, hiện vẫn còn ốm đau. Y coi việc đánh đập, trói người như là niềm thích thú…( nên nhớ rằng chính cai lệ đã bắt trói anh Dậu., đánh cái Tí khi em van xin cho bố, định “trừng phạt nốt” thằng Dần, đấm chị Dậu ngã xuống đất ở chương IV). Cai lệ là một tên tay sai tàn ác, táng tận lương tâm.
Người nhà lí trưởng là một kẻ tay sai ở nông thôn. Y không có chức quyền gì. Thậm chí, y cũng là một người nghèo ( Chị Dậu từng năn nỉ : “ Bạn nghèo với nhau, bác nói khéo với ông lí giúp tôi” – chương XVII). Làm tay sai cho bọn thống trị, anh ta cũng hách dịch, hoạnh họe. Khi anh Dậu “lăn đùng ra đó, không nói được câu gì” thì anh ta không động lòng thương lại còn mai mỉa.
Có điều khác cai lệ là anh ta sợ vạ nên “không dám hành hạ một người ốm nặng”. Và khi bị chị Dậu lẳng “ngã nhào ra thềm” thì không “lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” như quan thầy, mà chỉ “vừa thở vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa” (câu này dẫn theo tác phẩm). Người nhà lí trưởng “nhát” hơn tên cai lệ, những cũng ác không kém gì hắn. việc làm tay sai đã làm cho anh ta trở nên xấu xa, tàn ác.
Mối quan tâm lớn nhất của chị Dậu là làm sao cho chồng ăn được ít cháo cho đỡ xót ruột. Vì anh Dậu đã “nhịn suông từ sáng hôm qua”, lại đang ốm, nên phải gắng để cho anh ăn. Trước sự thét mắng, quát tháo của cai lệ và người nhà lí trưởng, chị Dậu cố nhịn. Chị “run run”, chị “vẫn cố thiết tha” trình bày hoàn cảnh. Chị nhún nhường gọi chúng bằng “ông”, xưng là “cháu”. Chị phải làm như vậy vì biết thân phạn mình, hoàn cảnh ngặt nghèo của gia đình…Chị chỉ mong chúng động lòng thương mà tha cho chồng, không đánh trói, hành hạ anh. Nhưng van xin không được, can ngăn không xong, cự lại bằng lời cũng vô ích. Kẻ cậy quyền vẫn cứ hung hăng. Cai lệ đánh chị ( y đã từng đấm ngã chị trước đây) và cứ thế, xông vào hành hung anh Dậu đang đau ốm. Đến đây thì sự chịu đựng, dồn nén đã đến cực điểm. Thế là chị Dậu buộc phải đánh tên cai lệ để cứu chồng. Có thể thấy được quá trình hành động rất phù hợp với diễn biến tâm lí của chị Dậu: Từ van xin đến cãi lại bằng lời, từ cự lại bằng lời đến dùng sức mạnh chống lại. Từ nhũn nhặn xưng hô “ hai ông’ với “cháu”, “nhà cháu”, đến “tôi” với “ông” ( chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ) và cuối cùng là “mày” và “bà” (Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!).
Kết cục là hai tên tai sai đã bị chị Dậu “xô ngã chỏng quèo” và lẳng “ngã nhào ra thềm”.
Người đàn bà có sức mạnh to lớn như vậy vì đó là sức mạnh của lòng căm hờn và uất hận bị dồn nén. Chị đã phải bán chó, bán con với giá rẻ mạt, tận mắt chứng kiến cảnh tủi nhục khi con phải ăn cơm thừa của chó. Chị phải bù tiền trả thiếu của nhà Nghị Quế, cấy không công hàng mẫu ruộng để xin được “đóng triện”…Chị phải mất bao nhiêu cố gắng mới cứu chồng tỉnh lại, mà viên cai lệ cứ nhất định hành hung.
Sức mạnh phản kháng của chị Dậu còn bắt nguồn từ tình thương chồng, thương con. Chị đã xoay xở mọi bề để cứu chồng. Tình yêu thương đã làm cho chị dám liều : “ Thà bị ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được”.
Hành động dã man của viên cai lệ là nguyên nhân trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị Dậu quá mức. Vì thế nên “tức nước vỡ bờ”. Chị đã vùng lên đánh cho hai tên tay sai một trận nhớ đời.
Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông, đồng tình của mình đối với gia đình chị Dậu. Dù cố gắng khách quan, ông vẫn không giấu sự căm giận đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng. Ông gọi cai lệ và người nhà lí trưởng bằng “hắn”. Khi cai lệ bị xô ngã, ông kín đáo hả hê bằng sự miêu tả : “ hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét…”. Tên người nhà lí trưởng cũng vậy. Thật chẳng đẹp đẽ gì khi hắn bị ông tả “lóp ngóp bò dậy, hắn chỉ vừa thở, vừa chửi chị Dậu, không dám động đến thân thể chị nữa”.
Thái độ của nhà văn là một thái độ nhân hậu, tiến bộ. Ông đã đứng về phía những người cùng khổ, đồng tình với họ. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.
Đoạn trích thể hiện sự quan sát tinh tế và miêu tả sinh động của nhà văn. “ Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lí dân quê” ( Vũ Ngọc Phan).
Nhà văn đã miêu tả sắc sảo những tên tay sai đầu trâu mặt ngựa. Cùng tàn ác, cùng không có tình người, nhưng cai lệ và người nhà lí trưởng mỗi tên mỗi vẻ. Cách mỗi tên đánh nhau với chị Dậu cũng khác nhau. Cùng bị chị Dậu đánh ngã, nhưng một tên thì cố lảm nhảm thét trói, còn tên kia thì sợ không dám động đến thân thể chị nữa.
Sự diễn biến và thay đổi tâm lí của chị Dậu được miêu tả hợp lí và sâu sắc. Như một mạch nước càng lúc càng đầy, khi đến đỉnh điểm thì nước tràn, bờ vỡ. Người đàn bà từng nhẫn nhục van xin, chịu mắng, chịu đánh vùng lên đánh trả, đánh đích đáng những kẻ ức hiếp mình.
 
Top Bottom