Sử 10 Sự kiện vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lu về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (năm 1010):

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự kiện vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lu về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (năm 1010):

Mùa thu năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên thành Thăng Long. - Vì: “Thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thể rồng cuộn hổ chầu, ở giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật thịnh đạt, phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ hội họp của bốn phương, nơi thượng độ của kinh sư muôn đời”,
- Ý nghĩa của sự kiện dời đô:
+ Nhà Lý chọn Thăng Long làm kinh đô đã chứng tỏ khả năng tổ chức nhà nước của nhà Lý nói chung và vua Lý Công Uẩn nói riêng, chuyển đất nước từ thế phòng thủ bị động sang giai đoạn phát triển toàn diện. Việc dời đô về Thăng Long của Lý Công Uẩn đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược sâu rộng của ông trong việc xây dựng một sự nghiệp lâu dài, phản ánh thế đi lên của vương triều và đất nước (với biểu tượng Rồng bay lên).
+ Việc dời đô đáp ứng yêu cầu bức thiết của sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta lúc bấy giờ. Hoa Lư là một vùng đất hẹp, xung quanh lại có nhiều đồi núi, không thuận tiện cho việc liên lạc, quản lí cả nước. Khi đất nước độc lập, thống nhất, việc dời đô ra Thăng Long giúp đất nước phát triển, triều Lý và các vương triều tiếp theo ngày càng lớn mạnh. Dời đô về Thăng Long, nhà Lý có điều kiện để tiếp tục mở mang lãnh thổ về phía nam, phát triển nền kinh tế đất nước.
+ Tạo điều kiện cho kinh thành Thăng Long dần dần trở thành đô thị phồn thịnh, là bộ mặt của đất nước. Qua đó, thể hiện được uy thế của Đại Việt: Thăng Long vừa là kinh đô của nước Đại Việt cường thịnh, vừa trở thành một thành thị có quy mô lớn trong khu vực và trên thế giới lúc bấy giờ.
+ Mở ra một kỷ nguyên mới cho quốc gia Đại Việt – kỷ nguyên xây dựng quốc gia hùng mạnh, văn hiến
và anh hùng.
 
Top Bottom