[Sử 11] câu hỏi ôn tập và đáp án.

G

greenstar131

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Trình bày tình hình nước Nga trước cách mạng ? Vì sao nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng? Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của cách mạng tháng mười Nga?
Tình hình nước Nga trước cách mạng :
- Chính trị : là nước Quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni cô lai II…; Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc ctr đq, gây nên hậu quả kt – xh nghiêm trọng.
- Kinh tế : là nước phong kiến lạc hậu,nạn đói xảy ra nhiều nơi, nông ng đình đốn.
- Xã hội : Đời sống các tầng lớp nhân dân Nga cực khổ; phong trào phản đối ctr, lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi.
Xã hội tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt:
+ Đế quốc Nga với các dân tộc
+ Tư sản với vô sản
+ Phong kiến với nông dân
àCách mạng bùng nổ là điều không thể tránh khỏi.
Vì sao nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng?
Bởi vì từ tháng 2/1917, CM DCTS nổ ra ở nước Nga, tồn tại song song hai chính quyền : Chính phủ lâm thời của TS và các Xô viết. Do đó, ở Nga phải thực hiện thêm một cuộc CM nữa để chuyển chính quyền hoàn toàn về tay các Xô viết, đó là CM XHCN.
Nguyên nhân:
- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:
+ Chính phủ lâm thời (tư sản)
+ Xô viết đại biểu (vô sản)
Þ Cục diện không thể kéo dài.
- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).
- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
- Diễn biến khởi nghĩa
+ Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa, Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô.
+ Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.
Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.
+ Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.
[FONT=&quot]-[/FONT]Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
[FONT=&quot]-[/FONT]Ý nghĩa:
-Đối với nước Nga
+Làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận con người Nga
+Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Nga, giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, bóc lột đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
-Đối với thế giới
+Làm thay đổi cục diện thế giới
+Cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.
Câu 2 [FONT=&quot]) Hoàn cảnh ra đời – Nội dung và tác dụng của chính sách kinh tế mới ở nước Nga Xô Viết[/FONT]
*Hoàn cảnh ra đời:

- Tình hình chính trị không ổn định. .
- Chính sách cộng sản thời chiến không phù hợp
Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.
- Tháng 3/1921 Đảng Bônsêvích thông qua Chính sách kinh tế mới (NEP).
* Nội dung:
- Thay chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực
- Tư nhân hoá những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào nước Nga
- Tư nhân được tự do mua bán, phát hành đồng Rúp
-> Thực chất là nền kinh tế do nhà nước độc quyền chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát
* Tác dụng – Ý nghĩa:
- Với nước Nga.
+ Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.
+ Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Với thế giới
+ Làm thay đổi cục diện thế giới.
+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới
Câu 3
Nội dung
* Các giai đoạn phát triển của nước Đức từ 1918- 1939:
- giai đoạn 1918 – 1923 là một nước bại trận sau chiến tranh kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. MTXH ngày càng lớn
- giai đoạn 1924- 1929: kinh tế dần khôi phục và phát triển; Chế độ CH Vaima được củng cố.
- giai đoạn 1929- 1933 kinh tế khủng hoảng nặng nề, MTXH, khủng hoảng về chính trị.
- giai đoạn 1933- 1939 chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền tại Đức, thực hiện nền kinh tế tập trung mệnh lệnh phục vụ cho quân sự; thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến.
* chủ nghĩa phát xít thắng thế tại nước Đức vì:
- cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tất cả các nước tư bản nói chung và hệ quả là sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít, phản động là một điều tất yếu.
- Xong chủ nghĩa phát xít lại chỉ thắng thế ỏ một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản.
-Ở nước Đức CNPX phát triển mạnh mẽ vì:
+ là một nước thua trận sau CTTGI nước Đức bị thiệt hại nặng nề (một số tiền khổng lồ bồi thường cho CT, mất đi nhiều thuộc địa…);
+ nước Đức là nơi tồn tại sẵn có chủ nghĩa quân phiệt trong lịch sử phát triển của mình (CNQP tại Phổ)
 
G

greenstar131

Câu 4
Hãy trình bày những thành tựu nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1925 đến năm 1941. Trong những thành tựu đó, thành tựu nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Những thành tựu nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941)là:
Hoàn thành trước thời hạn hai kế hoạch 5 năm, đạt được kết quả sau:
+ Đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa
+ Sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm
+ Nông nghiệp: 90% số nông hộ với 93% diện tích đất vào sản xuất tập thể và được cơ giới hóa
+ Văn hóa: xóa bỏ nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập tiểu học
+ Xã hội : các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, xã hội chỉ còn giai cấp công nhân, nông dân và trí thức xã hội chủ nghĩa.
Tiến hành cuộc đấu tranh kiên trì bền bỉ trong lĩnh vực ngoại giao. Đến năm 1933, tất cả các cường quốc đều công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
Trong những thành tựu đó, việc đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa là quan trọng nhất vì chứng tỏ Liên Xô đã hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa và tạo tiền đề để đạt được các thành tựu còn lại.
Câu 5. Trong những năm 1918-1923, tình hình chính trị - xã hội nước Mỹ diễn ra như thế nào ?
- Nắm quyền là Tổng thống - người Đảng Cộng hòa
- Chính phủ của Đảng Cộng hòa đề cao sự phồn vinh về kinh tế; thi hành chính sách đối nội không tiến bộ: ngăn chặn Công Nhân đấu tranh; đàn áp những tư tưởng tiến bộ.
- Đời sống của người lao động Mỹ vô cùng cực khổ, công nhân luôn phải đối mặt với nạn thất nghiệp nên phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi.
- Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mỹ ra đời.
Câu 6) Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó.
- Nguyên nhân : trong những năm 1924- 1929, các nước tư bản ổn định trưởng cao về kinh tế,nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cùng vượt quá xa cầu, tháng 10/1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan ra toàn bộ thế giới tư bản.
- Hậu quả
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản ráo riết chạy đua vũ trang, báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

Câu7) Cao trào cm 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản
- Trong những năm 1918 - 1923,các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế (do hậu quả của chiến tranh). Cao trào cách mạng bùng nổ.
- Hệ quả; Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo. Với vai trò tích cực của Lê-nin ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập
- Từ 1919 – 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới.
- Vai trò của Quốc tế Cộng sản có công lao to lớn trong việc thống nhất à phát triểnphát triển phong trào cách mạng thế giới.
Câu 8 Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 để lại hậu quả như thế nào với Mĩ ? Điểm cơ bản trong chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven là gì ?
-Hậu quả
+1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8 %
+11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản
+10 vạn ngân hàng bị đóng cửa, hàng chục triệu người bị thất nghiệp
Kinh tế bị khủng hoảng trầm trọng.
-Chính sách mới của tổng thống Ru-dơ-ven
+Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế
+Giải quýêt nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật : ngân hàng, phục hưng công nghiệp , điều chỉnh nông nghiệp.
+Thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện”
:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-:)>-
Chúc mọi người may mắn!:khi (32)::M02:
[/SIZE][/B]
 
C

chuongcuong1993

Mình còn 3 câu nữa muốn hỏi các bạn :
Câu 1 : Nêu những nét chính về tình hình kinh tế các nước ĐNA vào cuối TK XIX đầu TK XX ?
Câu 2 : Nêu khái quát sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Điểm khác nhau của chúng.
Câu 3 : Nêu khái quát tình hình nước đức giai đoạn 1929 - 1933 ?
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

Mình còn 3 câu nữa muốn hỏi các bạn :
Câu 1 : Nêu những nét chính về tình hình kinh tế các nước ĐNA vào cuối TK XIX đầu TK XX ?

Tình hình kinh tế các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
Thị trường tiêu thụ.
Cung cấp nguyên liệu thô.

câu 3
* Các giai đoạn phát triển của nước Đức từ 1918- 1939:
- giai đoạn 1918 – 1923 là một nước bại trận sau chiến tranh kinh tế, chính trị gặp nhiều khó khăn. MTXH ngày càng lớn
- giai đoạn 1924- 1929: kinh tế dần khôi phục và phát triển; Chế độ CH Vaima được củng cố.
- giai đoạn 1929- 1933 kinh tế khủng hoảng nặng nề, MTXH, khủng hoảng về chính trị.
- giai đoạn 1933- 1939 chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền tại Đức, thực hiện nền kinh tế tập trung mệnh lệnh phục vụ cho quân sự; thực hiện chính sách đối ngoại hiếu chiến.
* chủ nghĩa phát xít thắng thế tại nước Đức vì:
- cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng đến tất cả các nước tư bản nói chung và hệ quả là sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít, phản động là một điều tất yếu.
- Xong chủ nghĩa phát xít lại chỉ thắng thế ỏ một số nước như Đức, Italia, Nhật Bản.
-Ở nước Đức CNPX phát triển mạnh mẽ vì:
+ là một nước thua trận sau CTTGI nước Đức bị thiệt hại nặng nề (một số tiền khổng lồ bồi thường cho CT, mất đi nhiều thuộc địa…);
+ nước Đức là nơi tồn tại sẵn có chủ nghĩa quân phiệt trong lịch sử phát triển của mình (CNQP tại Phổ)
 
H

hocmai.lichsu

Về vấn đề đấu tranh ngoại giao em cần lưu ý:
Đấu tranh ngoại giao là một cục diện đàm phán, trao đổi, thương lượng giữa các bên đang xảy ra tranh cấp hoặc đã xảy ra tranh chấp mà chiến trường chưa thể giải quyết triệt để quyền lợi giữa các bên. Đấu tranh ngoại giao thường diễn ra vào giai đoạn cuối mỗi cuộc chiến để kết thúc chiến tranh và quyết định số phận các nước.
Thành phần tham dự các cuộc đấu tranh ngoại giao thường bao gồm các bên tham chiến và các nước được mời tham dự làm nhiệm vụ chứng kiến và ghi nhận kết quả cuộc đáu tranh.
Không phải cuộc đấu tranh ngoại giao nào cũng phản ánh đúng cục diện và so sánh lực lượng trên chiến trường. Có rất nhiều cuộc đấu tranh trên bàn ngoại giao không ghi nhận đúng thành quả của nước thắng trận bởi có sự chi phối và can thiệp của nhiều yếu tố: vai trò các nước lớn, xu thế phát triển của tình hinh khách quan. Về vấn đề này, Hiệp định Giơ-ne-vơ ở Đông Dương năm 1954 là một trường hợp điển hình.
Đấu tranh ngoại giao cũng có thể xảy ra khi chưa xảy ra chiến tranh mà một trong các bên hoặc tất cả đều chưa sẵn sàng nổ súng, thời gian hòa hoãn là thời gian quý báu để họ tích tụ lực lượng chuẩn bị cho một cuộc chiến không thể tránh khỏi.
Cũng có không ít trường hợp đấu tranh ngoại giao phản ánh đúng tương quan lực lượng giữa các bên.
Hiện nay, đấu tranh ngoại giao vẫn là một mối quan tâm của tất cả các quốc gia và tổ chức chính trị nhằm khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Phạm vi của nó vì thế cũng được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực.
 
T

tnq123

Hoi

Nhân xét tinh thần yêu nuớc của Nhân dân ta thế kỉ XiX


em cần gấp chiều nay nếu có câu trả lời vui long gui SMS vo số máy này 01677071303
xin cảm ơn nhiều :(
 
T

tuyetmuahetq95

Bạn ơi cho mình hỏi
Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới?
Giúp mình với mình sắp thi HK rồi
 
H

heo99779@gmail.com

Vì sao đảng bônsêvích chuyển chính sách kinh tế cộng sảnthời chiến sang chính sách kinh tế mới
 
Top Bottom