Văn 12 So sánh hai đoạn thơ

Cong1906

Học sinh mới
Thành viên
30 Tháng mười một 2018
4
0
1
22
Thái Bình
Trường THPT Vũ Tiên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

" Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
. . . .
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa "
( Tây Tiến - Quang Dũng )
" Gió theo lối gió mây đường mây
. . .
Có chở trăng về kịp tối nay "
( Đây thông vĩ dạ - Hàn mặc tử )
So sánh hai đoạn thơ trên
Các bạn lập dàn ý chi tiết bài trên giúp mình với mình cảm ơn
 

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
24
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
MB:
Giới thiệu 2 tác giả, tác phầm và 2 khổ thơ.
TB:
-Ý khái quát: +Vài nét về tác tác giả, tác phẩm của 2 bài thơ
+ Vị trí 2 đoạn thơ
-Phân tích cảm nhận đoạn thơ trong bài Tây Tiến:
Cảnh sông nước Miền Tây hoang sơ, thơ mộng, trữ tình. Quang Dũng nhớ về khoảng thời gian mênh mông và đó trở thành nỗi nhớ thương trong tâm trí của nhà thơ
Cảnh vật hiện lên mong manh và mơ hồ, giàu sức gợi hình và mang đậm hình ảnh người lính Hà thành
Dáng ngồi độc mộc là vẻ đẹp riêng của con người Tây Bắc hay có thể là tư thế chiến sĩ Tây Tiến phải đối mặt với gian lao, nguy hiểm, những thử thách của thiên nhiên
Hình ảnh hoa đong đưa không có thực nhưng đặt giữa mạch cảm xúc trữ tình .
Bút pháp lãng mạng của nhân vật trữ tình đã vẽ nên vẻ đẹp của Tây Tiến gửi vào đó là sự nhớ thương của tác giả
-Phân tích cảm nhận qua bài Đây thôn Vĩ Dạ:
Nhớ về miền sông nước bao la có gió và mây nhưng lại chia đôi ngả điều đó gợi không gian gió, mây chia lìa, đây chính là nghich cảnh éo le.
Khung cảnh sông nước xứ Huế qua cảm nhận của nhân vật trữ tình, cảnh vật mang bao nỗi niềm. Sông Hươn g lững lờ trôi êm đềm dưới ngòi bút của tác giả và đã trở thành dòng nước buồn thiu.
Có chở trăng về kịp tối nay như cất lên tiếng hỏi thầm. Ánh trăng tỏa xuống dòng sông, con thuyền, bến đò. Con thuyền không chủ chở người mà nó còn trở ánh trăng. Gợi nỗi tâm trạng cố đơn của tác giả về sự mong nhớ cảnh và người xứ Huế
Sự giống nhau của 2 đoạn thơ trên:
-Sự cảm nhận của nhân vâth trữ tình về cảnh sông nước quê nhà.
- Nét bút tài hoa của 2 nghệ sĩ
Sự khác biệt:
+Đây thôn Vĩ Dạ:
Mang màu sắc tâm trạng chia ly, xa cách, mong nhớ
+Tây Tiến:
Nỗi nhớ da diết thiên nhiên miền Tây, những ngày kháng chiến và đồng bào Tây Bắc
- Lý giải sự khác biệt :
-Mỗi nhà thơ đều có một sự lãng mạng, tài hoa khác nhau và ở họ đều có cảm xúc riêng khi đứng trước cảnh sông nước
-Và ở từng hoàn cảnh khác nhau nên có nhuẽng sự khác nhau đó
 
Top Bottom