[Sinh học 7] Đề cương ôn tập

N

nhocphuc_pro

Sướg ghê ha , mai mình đã phải thi Sinh ùi nèy . Ghét môn Sinh nhất trên đời , rõ khó

Minh thi tự luan có 3 câu
Cấu 1:trình bày thứ tự tập tính chăng lười của nhện
Câu 2: trinh bay` vong` đời của giun đũa. Nêu tác hại và các biện pháp phỏng trừ giun đũa
Câu 3 Đề cho cai hình con tôm phân A sgk trang 78
Tren hình đó có ghi số yêu cầu minh` fai2 dien các bộ phan thích hop vs số đó( hơi khó hỉu ha )

Còn đây là câu tra loi` của minh`
Cau 1:
- Chang day to khung
-Chăng dây to phong xạ
-Chang day to vong`
-Cho moi`

Câu2:
Giun đũa (ruột người)--> trừng theo phân ra ngoài--> Ấu trùng trong trứng-->Thức ăn sống--> Người ăn phải rau có trung giun--> Ruột non--> Máu, tim, gan-->(tiếp tục)
Giun đũa kí sinh o ruot non người gây đau bụng,tắc ruột,tắc ống mật
Bien pháp
-Không ăn thức ăn sống
-Ve sinh cá nhân, ve sinh moi truong
-Tay giun dinh kỳ 6 thang 1 lần

Câu 3 tu lam`:D:D:D:D:D:D:D:D
 
N

nguyentuyetnu

[Sinh 7] Cá chép

Cá chép có mấy lá mang, mấy nắp mang?:khi (80)::khi (142)::khi (151):
:M050:Cá chép ăn gì?:M_nhoc2_16::Mjogging:

ngobin3 said:
~> Chú ý tiêu đề: [Môn + Lớp] Tiêu đề bài viết
Tiêu đề phản ánh nội dung chính của bài viết
 
Last edited by a moderator:
N

nguyentuyetnu

ngành chân khớp

ĐỘNG VẬT thuộc ngành chân khớp có 1 vòng tuần hoàn hở?
:)|THẾ vòng tuần hoàn hở là sao?
Nếu con người cũng có vòng tuần hoàn hở thì có sống được không? Tại sao?@-)@-)@-)
 
T

tiendat_no.1

- Hệ tuần hoàn mở (có ở đa số Thân mềm, trừ mực ống và bạch tuộc có hệ tuần hoàn kín, và Chân khớp) là hệ tuần hoàn không có mạch máu.

- Hệ tuần hoàn mở \Leftrightarrow máu có thể thoát ra khỏi hệ thống tuần hoàn. Máu được tim bơm vào một khoang chính gọi là "khoang máu" bao xung quanh các cơ quan, cho phép các trao đổi chất trực tiếp với máu. Sau đó máu quay lại tim bằng hệ thống mạch góp. Hệ thống này chỉ thích hợp với các động vật nhỏ như động vật chân đốt hoặc thân mềm. \Rightarrow Con người không thể có vòng tuần hoàn mở đựơc .

:)
 
C

callalily

Chỗ giáp với thân là hai nắp mang, bên trong có mấy lớp mang màu hồng
cá chép sống ở tầng giữa, thế nên thức ăn của nó sẽ là phân của cá trắm hoặc một số loại cá ở tầng mặt, giun, sinh vật phù du,cám dành cho cá
 
T

tiendat_no.1

- Cá chép có nhiều lá mang, 2 nắp mang
- Cá chép ăn : xác động vật chết ví dụ như cá con ngỏ bị chết, con giun , trứng kiến ; sinh vật phù du ; giun ốc, ấu trùng của côn trùng, thực vật thuỷ sinh ...
\Rightarrow ăn tạp
 
K

kool_boy_98

Sướg ghê ha , mai mình đã phải thi Sinh ùi nèy . Ghét môn Sinh nhất trên đời , rõ khó

Bạn ơi Sinh không khó đối với chúng ta, đừng ghét ns chỉ vì bạn nghĩ là nó khó, nó chẳng khó vói bạn, chẳng khó với tôi, cũng chẳng khó với bất cứ ai cả. nếu bạn chịu khó học, chịu khó nghe giảng và có lòng tin và niềm đam mê Sinh thì bạn sẽ thấy nó tuy phức tạp nhưng đơn giản và từ đó yêu Sinh hơn.
Chúc bạn học tốt!
:)

Đề thi học sinh giỏ sinh 7 thì bạn có thể vô đây down về nha: Đề kiểm tra
 
Last edited by a moderator:
Z

zohaitac

Mình có 2 câu hỏi hắc búa đây!
1/ Chứng minh lớp thú là lớp động vật thích nghi cao với điều kiện sống.
2/Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim ban ngày.
Làm nhanh nha các pan.

Chú ý tiêu đề bài viết: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

2/Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim ban ngày.
Trả lời: nói vai trò tiêu diệt sâu có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim ban ngày vì chim và lưỡng cư cùng ăn sâu bọ. Chim hoạt động chủ yếu vào ban ngày, lưỡng cư hoạt động chủ yếu về ban đêm. Chúng cùng bổ sung cho nhau để giảm sâu bọ có hại.
 
N

nhoktsukune

[Sinh học 7] Câu hỏi

Các bạn hãy cho biết tại sao trai úp vỏ lâu ngày mà không chết đói???????(dễ quá còn gì)
 
B

badboy_isme

[sinh học 7]đề cương thi học kì

1. Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ
2. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng?
Giúp em với,sắp thi rồi nhưng còn bí 2 câu này :-S
 
Y

yuper

1. Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ
2. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng?
Cái này a search nên ko đầy đủ, em dựa vào đó rồi mở rộng ra nhé :p:p
1.
* Ưu điểm
- Tiêu diệt sinh vật gây hại
- Tránh gây ô nhiễm môi trường
* Hạn chế
- Chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định
- Thiên địch không triệt để diệt được sinh vật gây hại
- Một loài thiên địch có thể vừa có ích vừa có hại
VD: Rắn ăn chuột, khi rắn bị tiêu diệt -> chuột sẽ phát triển nhanh
2.
- Môi trường có khí hậu thuận lợi, sự thích nghi với điều kiện sống của động vật là phong phú
 
N

ngoinha_hongngoi

[Sinh 7] phân tích sự tiến hóa của động vật

hãy phân tích sự tiến hóa của động vật.......................... hãy giúp minh nha sắp thi học kì rojjjjjjjjjjjjjjjj
 
H

huongmot

Sự tiến hoá của động vật thể hiện ở sự tiến hoá về:
* Sự tiến hoá về cơ quan di chuyển
- Sự hoàn chỉnh các cơ quan vận động, di chuyển của động vật thể hiện ở sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến có chi phân hóa thành nhiều bộ phận có chức năng khác nhau giúp cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
- VD: chưa có chi ( hải quì) => có chi bên ( giun nhiều tơ) => chi có khớp động ( chân khớp)
* Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể
Tiến hóa về tổ chức cơ thể biểu hiện ở:
- Sự phức tạp hóa về tổ chức ( ngày càng có nhiều cơ quan, bộ phận).
- Sự chuyên hóa về chức năng của các cơ quan, bộ phận.
- VD: Sự tiến hóa ở hệ tuần hoàn từ hệ tuần hoàn chưa phân hóa ( ĐVNS, Ruột khoang) => hệ tuần hòan có tim chưa phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất ( Giun đốt, Chân khớp) => tim đã phân hóa thành tâm nhĩ, tâm thất (ĐVCXS).
* Sự tiến hoá về sinh sản:
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện ở sự thụ tinh, đẻ con, thai sinh, chăm sóc trứng và con.
+
Sự thụ tinh: thụ tinh ngoài => thụ tinh trong
+ Sự phát triển phôi: biến thái => trực tiếp không có nhau thai => trực tiếp có nhau thai
+Đẻ trứng => đẻ con
+ Nuôi con: bằng sữa diều, mớm mồi => bằng sữa mẹ => con non tự đi kiếm mồi

+ Chăm sóc con: đào hang, lót ổ => làm tổ ấp trứng => không đào hang, làm tổ
- Sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản giúp động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
+ Tăng tỉ lệ thụ tinh.
+ Phôi được phát triển an toàn trong cơ thể mẹ ( so với sự đẻ trứng).
+ Phôi phát triển nhờ khối nõan hòang của trứng, không phụ thuộc nguồn dinh dưỡng trong môi trường.
 
0

0903263006

[Sinh 7] Bảo vệ động vật

Câu 1: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?
Câu 2: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Đầu khoá nên chưa biết
Giúp mình nhé
hì hì
:) :) :) :)

Chú ý tiêu đề: [Phân môn + Lớp] + Tiêu đề bài viết
Tiêu đề bài viết phải phản ánh được nội dung bài viết
 
Last edited by a moderator:
H

heroineladung

Ấn đúng dùm mình với nhé! Thanks nhiều!

Câu 1: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?
Trả lời:

- Một số động vật thường gặp ở địa phương em là: chó, mèo, gà, ngỗng, cá, tôm, cua, chim, giun đất,......
- Chúng có đa dạng, phong phú. Đa dạng về loài, phong phú về số lượng cá thể, về lối sống, về môi trường sống, với khoảng 1.5 triệu loài được phát hiện.

Câu 2: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
Trả lời:

- Ta cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, phát triển chăn nuôi, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Cấm săn bắt bừa bãi, bảo vệ động vật quí hiếm…
 
H

hpthao_99

1. - Những ĐV ở địa phương: chó, gà, mèo, lợn, trâu, bò, ngan , ngỗng, ếch, nhái,...
-Chúng rất đa dạng, phong phú về số lượng cá thể, về lối sống, về môi trường sống, với khoảng 1.5 triệu loài được phát hiện.

2. Để thế giới ĐV mãi đa dang, phong phú ta phải :
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên rừng, nâng cao mô hình và chất lượng chăn nuôi
- Cấm săn bắt bừa bãi, bảo vệ động vật quí hiếm
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia,...
- Nâng cao chất lượng giống, lai tạo giống tốt,...
 
Top Bottom