[Sinh học 7] Cấu tạo trong của chim bồ câu

Y

yui_2000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó.

Các hệ cơ quan
|
Chim bồ câu
|
Thằn lằn
Tuần hoàn
| |
Tiêu hóa
| |
Hô hấp
| |
Bài tiết
| |
Sinh sản
| |

Bài làm:
Hệ cơ quan |
Chim bồ câu​
|
Thằn lằn​
|
Ý nghĩa​
Tuần hoàn|
  • Tim 4 ngăn, hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn
  • Hai vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi)
|
  • Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ - 1 tâm thất có vách hụt
  • 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha
|Sự trao đổi chất mạnh
Tiêu hóa|Ruột không phân thành ruột non và ruột già, dạ dày phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến|Ruột phân thành ruột non và ruột già, dạ dày không phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến|Tiêu hóa thức ăn tốt hơn, lượng dinh dưỡng hấp thụ nhiều hơn, thích nghi với đời sống hoạt động mạnh ở chim
Hô hấp|
  • Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí
  • Sự thông khí do sự co giãn của túi khí (khi bay) và sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
|
  • Phổi có nhiều vách ngăn
  • Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn
|Bề mặt trao đổi khí rất rộng
Bài tiểt|
Không có bóng đá i​
|
Có bóng đá i​
|Giảm trọng lượng của chim khi bay, giúp chim bay dễ dàng hơn
Sinh sản|
  • Thụ tinh trong
  • Đẻ trứng, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng
|
  • Thụ tinh trong
  • Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
| Chim bồ câu có sinh sản tiến hóa hơn: Trứng có vỏ đá vôi nên được bảo vệ và phát triển an toàn hơn, chim bố mẹ ấp trứng nên phôi phát triển ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
 
Last edited by a moderator:
L

l0v3_sweet_381

*Tuần hoàn:
- Thằn lằn:
+ Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ - 1 tâm thất có vách hụt.
+ 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể ít bị pha.
- Chim bồ câu:
+ Tim 4 ngăn, hai nửa riêng biệt, máu không pha trộn
+ Hai vòng tuần hoàn máu nuôi cơ thể giàu oxi (máu đỏ tươi)=> Sự trao đổi chất mạnh.
* Hô hấp:
- Thằn lằn:
+ Phổi có nhiều vách ngăn
+ Sự thông khí nhờ hoạt động của các cơ liên sườn
-Chim bồ câu:
+Phổi gồm 1 hệ thống ống khí dày đặc gồm 9 túi khí => bề mặt trao đổi khí rất rộng.
+Sự thông khí do => sự co giãn của túi khí (khi bay)=> sự thay đổi thể tích lồng ngực (khi đậu)
*Bài tiết:
-Thằn lằn: có bóng ***
-Bồ câu: Không có bóng ***
*Tiêu hóa:
-Thằn lằn:Ruột phân thành ruột non và ruột già, dạ dày không phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
-Bồ câu: Ruột không phân thành ruột non và ruột già, dạ dày phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
*Sinh sản:
- Thằn lằn:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
- Chim bồ câu:
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng

P.s: Chúc em học tốt ^^

 
S

saklovesyao

Mình xin phép được bổ sung 1 chút ý vào bài làm của bạn l0v3_sweet_381 nhé! :D

*Bài tiết:
-Thằn lằn: có bóng đá i
-Bồ câu: Không có bóng đá i => Giảm trọng lượng của chim khi bay, giúp chim bay dễ dàng hơn

*Tiêu hóa:
-Thằn lằn:Ruột phân thành ruột non và ruột già, dạ dày không phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
-Bồ câu: Ruột không phân thành ruột non và ruột già, dạ dày phân thành dạ dày cơ và dạ dày tuyến => tiêu hóa thức ăn tốt hơn, lượng dinh dưỡng hấp thụ nhiều hơn, thích nghi với đời sống hoạt động mạnh ở chim

*Sinh sản:
- Thằn lằn:
+ Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, trứng vỏ dai, phôi phát triển phụ thuộc vào nhiệt đô môi trường
- Chim bồ câu:
+ Chim trống không có cơ quan giao phối
+ Thụ tinh trong
+ Đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi, chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng
=> Chim bồ câu có sinh sản tiến hóa hơn: Trứng có vỏ đá vôi nên được bảo vệ và phát triển an toàn hơn, chim bố mẹ ấp trứng nên phôi phát triển ít phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường

Thân, saklovesyao
 
Top Bottom