Sinh [ Sinh 9 ] I. Lý thuyết

Status
Không mở trả lời sau này.
Y

yuper

- ditruyen_tebao trả lời được 1 ý của câu 2, 4, 5. Em được 8 tks

- p3nh0ctapy3u trả lời đúng câu 2, câu 4 chưa chính xác. Em đuợc 5 tks

- zotahoc được 10 tks, em trả lời mỗi câu được vài ý

- vitconxauxi_vodoi trả lời đúng câu 4. Em được 5 tks
 
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1. Hãy chứng minh con người nười cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác? Những khó khăn khi nghiên cứu di truyền người?

Câu 1.

1.VD về sự biểu hiện các quy luật di truyền ở người:
- ĐL phân li: tóc quăn, môi dầy, mũi cong là trội so với tóc thẳng, môi mỏng, mũi thẳng...[tex]F_1[/tex] đồng loạt tính trạng trội, [tex]F_2[/tex] phân tính 3 trội: 1 lặn
- ĐL phân li độc lập: sự di truyền màu nhân mắt là độc lập với sự di truyền h́nh dạng tóc
- ĐL liên kết gene và hoán vị gene: tật thừa ngón tay và tật đục nhân mắt do 2 gene trên cùng 1 NST quy định nên thường di truyền cùng nhau nhưng cũng có khi không liên kết với nhau
- ĐL tương tác gene: chiều cao của người chịu tác động cộng gộp của nhiều cặp gene nên có 1 dăy tính trạng trung gian
- Di truyền giới tính: tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ = 1 : 1
- Di truyền liên kết giới tính: bệnh máu khó đông do gene lặn trên NST X quy định, di truyền chéo

2. VD về sự biểu hiện các quy luật di truyền:
- Đột biến - bệnh hồng cầu liềm do một số đột biến gene
- Ung thư máu do đột biến mất 1 đoạn NST 21
- Hội chứng Đao do 3 NST số 21
- Thường biến: thể trọng tăng giảm theo chế độ dinh dưỡng

3. Việc nghiên cứu di truyền người gặp 2 khó khăn chính:
- Người sinh sản chậm và đẻ ít con so với động vật
- Vì những lí do xă hội, không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến


Câu 2. Nêu các biểu hiện của bệnh đao và tơcnơ? So sánh 2 bệnh này?

Câu 2.

1. Biểu hiện của người bị bệnh Đao và Tớcnơ:
- Người bị bệnh Đao: Ở trẻ bị lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi hè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, khoảng cách giữa 2 mắt xa nhau, ngón ta ngắn. Về sinh lí, bị si đần bẩm sinh và không có con
- Người bị bệnh Tớcnơ: Bệnh này chỉ xảy ra ở nữ: người lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường chết sớm. Chỉ khoảng 2% sống được đến tuổi trưởng thành nhưng lại không có kinh nguyệt, mất trí và không có con

2. So sánh bệnh Đao và Tớcnơ:

sosanhbenhdaovatocno.jpg


Câu 4. Giải thích cơ sở khoa học của lời khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

Câu 4. Việc khuyên phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 có cơ sở khoa học thể hiện ở 2 nội dung cơ bản sau đây

1. Về mặt sinh học:
- Qua nghiên cứu cho thấy tỉ lệ trẻ sinh ra bị măc các bệnh và tật di truyền như: Đao, câm điếc bẩm sinh... tăng theo tuổi sinh đẻ của người mẹ, đặc biệt là khi mẹ từ ngoài 35 tuổi trở đi. Lí do bởi ở tuổi này trở đi, các yếu tố gây đột biến của môi trường tích luỹ trong TB của bố và mẹ nhiều hơn và phát huy tác hại của nó và dễ phát sinh đột biến trong QT sinh sản
- VD sự tăng tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao theo độ tuổi:

Tiletresosinhbibenhdao.jpg


2. Về mặt sức khoẻ, sinh hoạt:
- Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 sẽ kéo dài sự lo toan về con cái và gia đ́nh ở người phụ nữ, làm giảm sút sức khoẻ của mẹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác đồng thời làm tăng gánh nặng cho xă hội

Câu 5. Nêu nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người? Làm thế nào để nhận biết các bệnh và tật di truyền?

Câu 5.

- Nguyên nhân gây ra các bệnh và tật di truyền ở người: Các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người do ảnh hưởng của các tác nhân vật lư và hoá học trong tự nhiên, do ô nhiễm môi trường hoặc do rối loạn trao đổi chất nội bào
- Nhận biết các tật và bệnh di truyền ở người: có thể nhận biết các bệnh và tật di truyền ở người qua h́nh thái. VD: người bị bệnh đao có biểu hiện: bé, lùn, cổ rụt, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn

Câu 6. Vì sao trong nghiên cứu di truyền phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau? tại sao không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến với người?

Câu 6.

1. Trong nghiên cứu di truyền người phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau vì:
- Mỗi phương pháp có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phải phối hợp các phương pháp để có thể xác định chính xác đặc điểm di truyền của loài người trên cơ sở đó mới có thể pḥng và chữa và chữa 1 số bệnh di truyền ở ngươi cũng như tư vấn di truyền học
- VD: Người ta sử dụng phương pháp phân tích tế bào học bộ NST kết hợp phân tích phả hệ....

2. Không thể áp dụng các phương pháp lai giống, gây đột biến đối với người vì:
- Các phương pháp phân tích giống lai, gây đột biến không áp dụng được trên người v́ gây nguy hiểm đối với tính mạng, ṇi giống. Vi phạm các vấn đề gia đ́nh và xă hội khác


Câu 7. Một người mắc bệnh máu khó đông có 1 người em trai sinh đôi bình thường:

1. Hai người này là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng
2. Người mắc bệnh là trai hay gái, giải thích
3. Nếu cặp sinh đôi trên đều mắc bệnh thì ta có thể nói chắc chắn là họ sinh đôi cùng trứng không?Giải thích?
4. Nếu cặp sinh đôi trên cùng giới tính và không cùng mắc bệnh thì làm thế nào để nhận biết họ là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng


Câu 7.

- Quy ước:
+ [tex]X^HY[/tex]: Nam b́nh thường
+ [tex]X^hY[/tex]: Nam bị bệnh máu khó đông
+ [tex]X^HX^H [/tex]: Nữ b́nh thường
+ [tex]X^HX^H[/tex]: Nữ bị bệnh máu khó đông
+ [tex]X^HX^h[/tex]: Nữ b́nh thường mang gene gây bệnh

1. Cặp sinh đôi trên có người biểu hiện bệnh, có người bình thường chứng tỏ kiểu gene của họ khác nhau suy ra họ là cặp sinh đôi khác trứng

2. Vì ta không biết kiểu h́nh của bố nên giới ính của người mắc bệnh có thể là:
+ Con trai: nếu bố có KG [tex]X^HY[/tex] và mẹ là [tex]X^HX^h[/tex] ( Viết sơ đồ lai )
+ Con gái: Nếu bố có KG [tex]X^hY[/tex] và mẹ có KG [tex]X^HX^h[/tex] ( Viết sơ đồ lai )

3. Cặp sinh đôi khác trứng vẫn có thể cùng mắc 1 bệnh nên không thể suy luận những người sinh đôi cùng mắc 1 bệnh là sinh đôi cùng trứng được

4. Phải dung phương pháp nghiên cứu trẻ dồng sinh kết hợp nghiên cứu cùng 1 lúc 1 số tính trạng khác nữa
- Nếu chúng có cùng nhóm máu, cùng chiều cao, dạng tóc, màu mắt, cùng dễ mắc 1 loại bệnh nào đó th́ là sinh đôi cùng trứng
- Nếu chúng có nhóm máu khác nhau, màu tóc, màu da khác nhau. Chiều cao và thể trạng biến đổi nhiều so với điều kiện nuỗi dưỡng đồng nhất th́ là cặp sinh đôi khác trứng




Câu hỏi chương VI sẽ được post vào hôm nay hoặc chậm nhất là ngày mốt
 
C

cattrang2601

[CHƯƠNG VI]

ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC​

Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Và sau đó mình sẽ post đáp án làm sao chuẩn và sát sao nhất để các bạn tiện theo dõi . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho pic. Thân ái!!!


Câu 1 : Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn nào ?

Câu 2 : Hãy nêu một số thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật .
Câu 3 : Công nghệ sinh học là gì ? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống

Câu 4 : Nêu khái niệm ưu thế lai ? Giải thích nguyên nhân và hiện tượng của ưu thế lai.

Câu 5 : Phân biệt hai hiện tượng ưu thế lai và thoái hóa giống ?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:Công nghệ tế bào là gì?gồm những công đoạn nào?
a,Khái niệm về công nghệ tế bào:
Công nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật,có quy trình xác định trong việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô,cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.
b,Các công đoạn của công nghệ tế bào:
Công nghệ tế bào gồm 3 công đoạn sau:
-Tách tế bào từ cơ thể động vật hay thực vật
-Nuôi cấy tế bào rời trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô non (hay mô sẹo)
-Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
Câu 2:Hãy nêu một số thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật
I-Thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở thực vật:
a,Thành tựu
-Tạo ra đủ số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn,đáp ứng yêu cầu của sản xuất.Thí dụ bằng phương pháp trên chỉ trong 8 tháng ,từ 1 củ khoai tây đã thu được 2 triệu mầm giống ,đủ trồng trên 1 diện tích đất 20 ha.
-Ở nước ta,đã tạo ra một số thành tựu nhân giống đối với khoai tây,mía,dứa và bước đầu đạt được kết quả trong nhân giống cây rừng và một số cây thuốc quý(Sâm)
b,Triển vọng
Mở ra triển vọng cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng
II-Thành tựu và triển vọng của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật
a,Thành tựu
-Trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu(1997),bò(2001)
-Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch
b,Triển vọng
-Mở ra khả năng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt diệt.
-Nhân bản vô tính đê tạo cơ quan nội tạng động vật từ tế bào động vật đã chuyển gen mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng
 
Last edited by a moderator:
P

p3nh0ctapy3u

Câu 3:Công nghệ sinh học là gì?Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống?
(*)Khái niệm công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
(*)Các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực
_Công nghệ lên men:Được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản
_Công nghệ tế bào động vật và thực vật:Được ứng dụng trong nuôi cấy tế bào ,nuôi cấy mô,góp phần nhân giống mô
_Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi:Ứng dụng trong việc chủ động điều chỉnh phát triển thú non trong chăn nuôi và các lĩnh vực khác
_Công nghệ sinh học xử lí môi trường:Xử lí chất thải bằng các biện pháp sinh học.....
_Công nghệ enzim,protein:Ứng dụng để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu,chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuộc phát hiện chất độc
_Công nghệ gen:Ứng dụng để chuyển ghép gen từ tế bào này sang tế bào khác,giữa các loài với nhau.Đây là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học

Câu 4:Nêu khái niệm ưu thế lai?Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
(*)Khái niệm ưu thế lai.
Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng,thể hiện ở các đặc điểm như:sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh,chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường;các tính trạng hình thái và năng xuất điều hòa hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc trội cả hai bố mẹ
Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ

(*)Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế thai
Về phương diện di truyền,người ta cho rằng các tính trạng về số lượng (các chỉ tiêu về năng xuất,hình thái...)do nhiều gen trội quy định.Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng ,nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lọ một số đặc điểm xấu.Khi lai giữa chúng với nhau,con lai F1 đều ở trạng thái dị hợp về các cặp gen và khi ấy,chỉ có gen trội có lợi mới biểu hiện kiểu gen F1.
Từ thế hệ F2 trở đi,tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai giảm dần
 
Last edited by a moderator:
L

lynhatmaivip

Câu 5:phân biệt hai hiện tượng :ưu thế lai và thoái hóa giống:
a,Ưu thế lai
(*)Biểu hiện:
Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ :sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh,khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường ,năng suất cao......
(*)Cơ chế:
Con lai ở trạng thái dị hợp ,nên các kiểu gen lặn (xấu)không biểu hiện được do bị gen trội lấn át
(*)Nguyên nhân:
Xuất hiện do lai khác dòng và biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1
(*)Ứng dụng:
Con lai F1 là thể dị hợp được đưa ngay vào sản xuất (nuôi ,trồng) để tận dụng ưu thế lai;không dùng làm giống
b,Thoái hóa giống:
(*)Biểu hiện:
Con lai có sức sống kém hơn bố mẹ ,sinh trưởng chậm,phát triển yếu,khả năng chống chiu kém với các điều kiện môi trường,năng suất kém,xuất hiện nhiều tính trạng có hại
(*)Cơ chế:
Con lai ở trạng thái đồng hợp và thể đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình xấu,gây hại
(*)Nguyên nhân
Xuất hiện do sự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hoặc giao phối cận huyết của thực vật
(*)Ứng dụng:
Để củng cố một tính trạng nào đó mà con người mong muốn hoặc tạo ra dòng thuần chủng dùng làm giống để lai với nhau,tạo ra ưu thế lai
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1 : Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn nào ?

Câu 1:

1.Khái niệm về công nghệ tế bào:
- Công nghệ tế bào là một ngành kĩ thuật,có quy trình xác định trong việc ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra những mô,cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các tính trạng của cơ thể gốc.

2.Các công đoạn của công nghệ tế bào:
- Công nghệ tế bào gồm 3 công đoạn sau:
+ Tách tế bào từ cơ thể động vật hay thực vật
+ Nuôi cấy tế bào rời trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo thích hợp để tạo thành mô non (hay mô sẹo)
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Câu 2 : Hãy nêu một số thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở cây trồng và nhân bản vô tính ở động vật .

Câu 2:

1. Thành tựu và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm ở thực vật:
a, Thành tựu
- Tạo ra đủ số lượng cây trồng trong một thời gian ngắn,đáp ứng yêu cầu của sản xuất.Thí dụ bằng phương pháp trên chỉ trong 8 tháng ,từ 1 củ khoai tây đã thu được 2 triệu mầm giống ,đủ trồng trên 1 diện tích đất 20 ha.
- Ở nước ta,đã tạo ra một số thành tựu nhân giống đối với khoai tây,mía,dứa và bước đầu đạt được kết quả trong nhân giống cây rừng và một số cây thuốc quý(Sâm)
b, Triển vọng
- Mở ra triển vọng cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng

2. Thành tựu và triển vọng của phương pháp nhân bản vô tính ở động vật
a, Thành tựu
- Trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đối với cừu(1997),bò(2001)
- Ở Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch
b, Triển vọng
- Mở ra khả năng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt diệt.
- Nhân bản vô tính đê tạo cơ quan nội tạng động vật từ tế bào động vật đã chuyển gen mở ra khả năng chủ động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng

Câu 3 : Công nghệ sinh học là gì ? Nêu các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực đó trong đời sống

Câu 3:

1. Khái niệm công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người

2. Các lĩnh vực của công nghệ sinh học và ứng dụng của mỗi lĩnh vực
- Công nghệ lên men:Được ứng dụng để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản
- Công nghệ tế bào động vật và thực vật:Được ứng dụng trong nuôi cấy tế bào ,nuôi cấy mô,góp phần nhân giống mô
- Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi:Ứng dụng trong việc chủ động điều chỉnh phát triển thú non trong chăn nuôi và các lĩnh vực khác
- Công nghệ sinh học xử lí môi trường:Xử lí chất thải bằng các biện pháp sinh học.....
- Công nghệ enzim,protein:Ứng dụng để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu,chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuộc phát hiện chất độc
- Công nghệ gen:Ứng dụng để chuyển ghép gen từ tế bào này sang tế bào khác,giữa các loài với nhau.Đây là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học

Câu 4 : Nêu khái niệm ưu thế lai ? Giải thích nguyên nhân và hiện tượng của ưu thế lai.

Câu 4:

1. Khái niệm ưu thế lai
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng,thể hiện ở các đặc điểm như:sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh,chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường;các tính trạng hình thái và năng xuất điều hòa hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc trội cả hai bố mẹ
- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai F1,sau đó giảm dần qua các thế hệ

2. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai
- Về phương diện di truyền,người ta cho rằng các tính trạng về số lượng (các chỉ tiêu về năng xuất,hình thái...)do nhiều gen trội quy định.Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng ,nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lọ một số đặc điểm xấu.Khi lai giữa chúng với nhau,con lai F1 đều ở trạng thái dị hợp về các cặp gen và khi ấy,chỉ có gen trội có lợi mới biểu hiện kiểu gen F1.
- VD: Một dòng mang 2 gene trội lai với 1 dòng mang 1 gene trội có lợi, con lai sẽ mang 3 gene trội có lợi
P: AabbCC x aaBBcc ------> F1: AaBbCc
- Từ thế hệ F2 trở đi,tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai giảm dần

Câu 5 : Phân biệt hai hiện tượng ưu thế lai và thoái hóa giống ?

Câu 5:

phanbietuuthelaivsthoaihoagiong.jpg



Lần này các em đều trả lời chính xác, mỗi em đều được tối đa số tks
 
Y

yuper

CHƯƠNG VI​
ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
( Tiếp )


Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Và sau đó mình sẽ post đáp án làm sao chuẩn và sát sao nhất để các bạn tiện theo dõi . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho pic. Thân ái!!!




Câu 1: So sánh chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần? 2 phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm gì, thích hợp với loại đối tượng nào

Câu 2: Thế nào là lai kinh tế? C/m lai kinh tế là sự tận dụng của ưu thế lai? Ở nước ta, phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì, cho VD minh hoạ?

Câu 3: Nêu khái niệm giống? Cho biết sự phát triển và phương pháp mới của khoa học chọn giống?

Câu 4: Trình bày các phương pháp gây đột biến nhân tạo?

Câu 5: Cơ sở di truyền của ưu thế lai? các phương pháp tạo ra, duy trì và củng cố ưu thế lai?

Câu 6: Một gene có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Số cá thể có thể đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 2:Thế nào là lai kinh tế?Chứng minh lai kinh tế là sự tận dụng của ưu thế lai?
Ở nước ta,phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Cho ví dụ minh họa

a,Lai kinh tế:
Lai kinh tế là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được ứng dụng đối với vật nuôi.Phép lai kinh tế được tiến hành như sau:
Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phẩm và không dùng làm giống
b,Lai kinh tế là sự tận dụng ưu thế lai :
Khi cho giao phối giữa bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau thì con lai F1 chứa đầy đủ các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất.Nếu cho F1 làm giống thì ở F2 trở đi,thể dị hợp giảm dần và ưu thế lai cũng giảm dần.Do đó việc đưa ngay con lai F1 vào sản xuất thu sản phẩm mà không cho nó làm giống tiếp cũng nhằm thu được năng suất cao nhất.
Như vậy,phép lai kinh tế chính là tận dụng ưu thế lai
c,Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nước ta và thí dụ :
Cách làm phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ nó và có sức tăng sản của bố nó
Thí dụ
Lợn lai kinh tế [TEX]I^2[/TEX] Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao,lợn con đẻ ra đã nặng 0,7kg đến 0,8kg ,tăng trọng nhanh,tỉ lệ thịt nạc cao
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1: So sánh chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần? 2 phương pháp này có ưu điểm và nhược điểm gì, thích hợp với loại đối tượng nào

Câu 1:

1. So sánh chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần

Sosanhchonlochanglaot1lanva2lan.jpg


2. Ưu - nhược điểm
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi
- Nhược điểm: Chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do điều kiện khí hậu và địa hình. Vì vậy, phải trồng giống khởi đầu trên đất oonnr định, đồng đều về địa hình và độ phì

3. Đối tượng thích hợp
- Chọn lọc hàng loạt được tiến hành chủ yếu trên đối tượng cây trồng ( lúa, ngô, khoai...)
- Chọn lọc hàng loạt cũng được áp dụng trên vật nuôi và đã tạo ra những giống có năng suất cao về thịt, trứng, sữa, long


Câu 2: Thế nào là lai kinh tế? C/m lai kinh tế là sự tận dụng của ưu thế lai? Ở nước ta, phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì, cho VD minh hoạ?

Câu 2.

1. Lai kinh tế
- Lai kinh tế là ứng dụng của ưu thế lai vào sản xuất được ứng dụng đối với vật nuôi.Phép lai kinh tế được tiến hành như sau:
- Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau thu được con lai F1 rồi đưa ngay con lai F1 vào sản xuất để thu sản phẩm và không dùng làm giống

2. Lai kinh tế là sự tận dụng ưu thế lai
- Khi cho giao phối giữa bố mẹ thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau thì con lai F1 chứa đầy đủ các cặp gen dị hợp và kiểu hình biểu hiện tốt nhất.Nếu cho F1 làm giống thì ở F2 trở đi,thể dị hợp giảm dần và ưu thế lai cũng giảm dần.Do đó việc đưa ngay con lai F1 vào sản xuất thu sản phẩm mà không cho nó làm giống tiếp cũng nhằm thu được năng suất cao nhất.
- Như vậy,phép lai kinh tế chính là tận dụng ưu thế lai

3. Phương pháp lai kinh tế phổ biến ở nước ta và thí dụ
- Cách làm phổ biến trong lai kinh tế ở nước ta là dùng con cái thuộc giống tốt nhất trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.con lai thích nghi với điều kiện khí hậu và chăn nuôi ở nước ta giống mẹ nó và có sức tăng sản của bố nó
- VD:
Lợn lai kinh tế [TEX]I^2[/TEX] Móng Cái x Đại Bạch có sức sống cao,lợn con đẻ ra đã nặng 0,7kg đến 0,8kg ,tăng trọng nhanh,tỉ lệ thịt nạc cao


Câu 3: Nêu khái niệm giống? Cho biết sự phát triển và phương pháp mới của khoa học chọn giống?

Câu 3.

1. Khái niệm giống
Giống cây trồng, vật nuôi, VSV là những quần thể sinh vật do con người tạo ra, có các đặc điểm di truyền đồng nhất, năng suất cao, chất lượng tốt ổn định, có các phản ứng cùng kiểu với các điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, sinh thái, dinh dưỡng và kĩ thuật sản xuất nhất định

2. Sự phát triển các phương pháp chọn mới của khoa học chọn giống
- Cùng với các phương pháp chọn giống truyền thống, sự phát triển của di truyền học, công nghệ sinh học, kĩ thuật di truyền đã làm thay đổi rõ rệt khoa học chọn, tạo giống nhằm đưa khoa học chọn giống đạt tới trình độ cao
- Đối với giống cây trồng, nhờ sử dụng những phương pháp mới nên đã có bước nhảy vọt về năng suất làm phong phú them vốn gene của cây trồng. Công nghệ lúa lai, nuôi cấy mô thực vật, nuôi cấy bao phấn, nuôi cấy hạt phấn tạo nên cây đơn bội đã tạo nên hàng loạt các vật liệu khởi đầu cho công tác chọn giống và lai tạo giống mới
- Đối với chọn giống động vật, nhiều phương pháp mới đã được ứng dụng như lai kinh tế, thụ tinh nhân tạo, đực giống đầu dòng... tạo được nhiều giống cao sản
- Công nghệ VSV, đối với phương pháp gây đột biến tạo ra các chủng đột biến có hoạt tính sinh học cao về chất kháng sinh, các vitamin, acid amin....


Câu 4: Trình bày các phương pháp gây đột biến nhân tạo?

Câu 4.

- Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hoá học: hoá chất gay đôt biến ngấm vào TB tác dộng lên NST gây nên các đột biến về số lượng, cấu trúc NST và các đột biến gene. Đối với từng loại cây trồng, hoá chất được sử dụng với nồng độ, thời gian tác động khác nhau lên từng vị trí, cơ quan cây trồng gây đột biến
- Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý: các loại tia phóng xạ như tia X, tia beta, chùm notron..... có tác dụng kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng xuyên qua các tổ chức TB sống, ảnh hưởng đến ADN, ARN, gây ion hoá các phan tử nước. trong chọn giống thực vật, tuỳ từng giống cây mà sử dụng cường độ, liều lượng phù hợp đẻ xử lí hạt khô, hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng. Còn đối với tia tử ngoại vì không có khả năng xuyên sâu nên chỉ dung cho VSV để gây nên các đột biến gene


Câu 5: Cơ sở di truyền của ưu thế lai? các phương pháp tạo ra, duy trì và củng cố ưu thế lai?

Câu 5.

1. Cơ sở di truyền của ưu thế lai
- Về trạng thái dị hợp tử: Cơ thể lai [TEX]F_1[/TEX] thuộc thể dị hợp theo nhiều gene, trong đó gene lặn không được biểu hiện. Cơ thể lai này có mâu thuẫn nội bộ cao, sức sống được tăng cường, đồng hoá, dị hoá mạnh, cơ thể lai có năng suất, phẩm chất, thích nghi tốt
- VD: P: AABBCC x aabbcc [TEX]\Large\longrightarrow [/TEX] [TEX]F_1[/TEX]: AaBbCc
- Nhưng trong cá thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp tử giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần
- Về tác động cộng gộp của các gene trội có lợi: phần lớn các alen trội thường có lợi hơn alen lặn. hiện tượng này thấy rõ ở các tính trạng gene như chiều cao của cây, năng suất thường phụ thuộc vào số lượng gene trội có trong kiểu gene
- VD: P: AAbbCCdd x aaBBccDD [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] [TEX]F_1[/TEX]: AaBbCcDd

2. Các phương pháp tạo ưu thế lai
- Lai khác dòng kép: để tạo ra giống lai mới có đặc tính tốt của nhiều dòng thường dung phép lai khác dòng kép gồm nhiều dạng khởi đầu tham gia:
+ Sơ đồ:

A x B [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] C
D x E [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] G

\Rightarrow C x G [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] H

- Lai khác dòng đơn: cho 2 dòng tự thụ phấn liên tục qua 5 - 7 thế hệ để tạo ra các dòng thuần rồi lai chúng với nhau, sẽ được dạng ưu thế lai khác dòng
+ Sơ đồ: A x B [TEX]\Large\longrightarrow[/TEX] C

- Lai thuận và lai nghịch: Ưu thế lai phụ thuộc vào cả đặc tính của TBC. Vì vậy phếp lai thuận và lai nghịch cho hiệu quả ưu thế lai không giống nhau. Ở ĐV, người ta sử dụng lai kinh tế để tạo ưu thế lai. Đó là phép lai giữa 2 cá thể thuộc 2 giống thuần chủng có đặc điểm di truyền khác nhau thu được [TEX]F_1[/TEX] có ưu thế lai lớn nhưng dùng [TEX]F_1[/TEX] làm sản phẩm mà không dùng làm giống. Cơ thể lai [TEX]F_1[/TEX] có sức sống tốt, sức sản xuất cao, tăng trọng nhanh
- lai khác loài: Phương pháp này thường tiến hành đối với thực vật. Cho 2 loài lai với nhau, sau đó tứ bội hoá cơ thể lai thu được cây lai có ưu thế lai lớn

3. Biện pháp duy trì và củng cố ưu thế lai
- Đối với cây trồng có thể dùng sinh sản sinh dưỡng thay thế cho sinh sản hữu tính
- Đối với vật nuôi, ưu thế lai được duy trì và củng cố bằng lai luân phiên, con lai tạo ra trong mỗi thế hệ được lần lượt cho lai trở lại với bố mẹ ban đầu


Câu 6: Một gene có 3 alen đã tạo ra trong quần thể 4 loại kiểu hình khác nhau. Cho rằng tần số các alen bằng nhau, sự giao phối là tự do và ngẫu nhiên, các alen trội tiêu biểu cho các chỉ tiêu kinh tế mong muốn thì số cá thể chọn làm giống trong quần thể chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Số cá thể có thể đưa vào sản xuất chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

Câu 6.

- 3 alen mà tạo ra 4 kiểu hình nghĩa là có 2 alen trội và 1 alen lặn

- Giả sử các alen đó là: [TEX]A_1[/TEX], [TEX]A_2[/TEX] và [TEX]a[/TEX]

- Tần số các alen bằng nhau, nghĩa là bằng [TEX]\frac{1}{3}[/TEX], ta có :

- Số cá thể chọn làm giống là [TEX](\frac{1}{3})^2A_1A_2+(\frac{1}{3})^2 A_2A_2=\frac{2}{9}[/TEX]

- Số cá thể đưa vào sản xuất là : [TEX]2.(\frac{1}{3})^2A_1A_2+2.(\frac{1}{3})^2 A_1a+2.(\frac{1}{3})^2 A_2a = \frac{2}{3} [/TEX]


vitconxauxi_vodoi trả lời đúng câu 2, em được 5 tks
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

Phần B
SINH THÁI HỌC​
CHƯƠNG I​
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG



Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Và sau đó mình sẽ post đáp án để các bạn tiện theo dõi . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho pic. Thân ái!!!




Câu 1: Môi trường là gì? Những loại MT sống chủ yếu? Khái niệm nhân tố sinh thái? Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái

Câu 2: Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?

Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đối với động vật?

Câu 5: Nêu sự phân chia hai nhóm sinh vật dựa trên mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể chúng vào nhiệt độ môi trường?

Câu 6: Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm những nhóm nào?
 
Last edited by a moderator:
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1: Môi trường là gì?Những loại môi trường sống chủ yếu?
Khái niệm nhân tố sinh thái?Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái

a,Khái niệm và phân loại của môi trường:
(*)Khái niệm môi trường:
Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật,trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự sống và sự sinh sản của sinh vật.
(*)Phân loại môi trường:
Có 4 loại môi trường của sinh vật là:
-Môi trường đất
-Môi trường nước.
-Môi trường mặt đất-không khí
-Môi trường sinh vật

b,Khái niệm và quy luật tác động của nhân tố sinh thái:
(*)Khái niệm nhân tố sinh thái:
Nhân tố sinh thái là tập hợp tất cả các yếu tố của môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự sống và sự sinh sản của sinh vật.
(*)Quy luật tác động của nhân tố sinh thái:

Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến động vật?
a,Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của nhiều loài động vật;
-Nhiều loài động vật đinh hướng di chuyển nhờ ánh sáng.Thí dụ nhờ định hướng ánh sáng mà loài ong có thể bay cách xa tổhàng chục km để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng chục nghìn km tìm đến nơi ấm áp để tránh khỏi mùa đông giá lạnh.
-Nhịp chiếu ánh sáng ngày và đêm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loài động vật.
Thí dụ ở chim:Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng,thường đi kiếm ăn sơm,trước lúc mặt trời mọc trong khi chích chòe,chào mào,khứu là loài ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc.Nhiều loài chim tìm mồi vào ban đêm như cò vạc,diệc,sếu,...đặc biệt là cú mèo.
Thí dụ ở thú:Có nhiều loài thú chuyên hoạt động vào ban ngày như trâu,bò,cừu,dê,..nhưng cũng có loài thú hoạt động vào ban đêm như chồn,cáo,sóc,...
-Nhiều loài động vật có tập tính hoạt động và sinh sản theo mùa do tác động của sự chiếu sáng như:
+Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày của mùa đông nên đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim
+Mùa xuân vào những ngày thiếu tháng,cá chép cũng có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường

b,Dựa vào khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện chiếu sáng,người ta phân chia làm hai nhóm động vật khác nhau:
-Nhóm động vật ưu sáng gồm những động vật hoạt động vào ban ngày
-Nhóm động vật ưa tối gồm những động vật hoạt động vào ban đêm,sống trong hang trong đât hay những vùng đất sâu như đáy biển

Câu 3:Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?
Cây có tính hướng sáng và ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái của cây:
(*)Cây mọc trong rừng có thân cao,thẳng;cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng.Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên
(*)Cây mọc ngoài sáng thường thấy tán rộng.
Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái lá của cây.
-Thực vật được chia thành hai nhóm,tùy thuộc vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.Đó là:
(*)Nhóm cây ưa sáng:là những cây sống nơi quãng đãng,thích nghi và phù hợp trong điều kiện chiếu sáng mạnh.
(*)Nhóm cây ưa bóng:là những cây sống nơi ánh sáng yếu,ánh sáng tán xạ như cây sống ở dưới tán của cây khác,cây trồng làm cảnh đặt trong nhà,...
-Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật nhơ hoạt động hô hấp,quang hợp và khả năng hấp thụ nước

Câu 5: Nêu sự phân chia hai nhóm sinh vật dựa trên mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể chúng vào nhiệt độn của môi trường?
Căn cứ vào mức độ phụ thuộc của thân nhiệt vào nhiệt độ của môi trường sống,người ta phân chia làm hai nhóm sinh vật là :sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt(đẳng nhiệt)
a,Nhóm sinh vật biến nhiệt:
Bao gồm tất cả những sinh vật có thân nhiệt luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường.
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật,nấm,thực vật-động vật không xương sống và các động vật có xương sống thuộc các lớp: Cá,lưỡng cư,bò sát.

b,Nhóm sinh vật đẳng nhiệt:
Bao gồm sinh vật có nhiệt độ cơ thể luôn giữ mức ổn định và không biến đổi theo nhiệt độ của môi trường.
Thuộc nhóm này có các động vật của 2 lớp:chim và thú thuộc ngành động vật có xương sống
 
Last edited by a moderator:
T

thanhtruc3101

Câu 1: Môi trường là gì? Những loại MT sống chủ yếu? Khái niệm nhân tố sinh thái? Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái
-Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hũu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
-Có 4 loại môi trường phổ biến : môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật.
-Nhân tố sinh thái là các nhân tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh trưởng, phát triển và sinh sản của sinh vật.
-Có 4 qui luật sinh thái cơ bản:
* Qui luật giới hạn sinh thái:
Mỗi loài có một giới hạn sinh thái đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái. Ví dụ, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt nam là từ 5,6oC đến 42oC va` điểm cực thuận là 30oC.
* Qui luật tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Sự tác động của nhiều nhân tố sinh thái lên một cơ thể sinh vật không phải là sự cộng gộp đơn giản các tác động của từng nhân tố sinh thái mà là sự tác động tổng hợp của cả phức hệ nhân tố sinh thái đó. Ví dụ, mỗi cây lúa sống trong ruộng đều chịu sự tác động đồng thời của nhiều nhân tố (đất, nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và sự chăm sóc của con người...).
* Qui luật tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái lên chức phận sống của cơ thể sinh vật. Mỗi nhân tố tác động không giống nhau lên các chức phận sống khác nhau và lên cùng một chức phận sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
* Qui luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường. Môi trường tác động thường xuyên lên cơ thể sinh vật, làm chúng không ngừng biến đổi, ngược lại sinh vật cũng tác động qua lại làm cải biến môi trường.

Câu 2: Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?
Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.
Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá Cực Bắc (lạnh tới - 40o C) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC.
Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm.
Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng)
- Tổng nhiệt hữu hiệu (S)
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt (tổng nhiệt) để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu (độ/ngày) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát triển của một động vật biến nhiệt. Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức:
S = (T-C).D
T: nhiệt độ môi trường
D: thời gian phát triển
C: nhiệt độ ngưỡng phát triển
+ C không đổi trong cùng một loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
S = (T1 – C).D1 = (T2 – C).D2 = (T3 – C).D3...

Câu 6: Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm những nhóm nào?[/SIZE]
Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm 2 nhóm:
+ động vật ưa ẩm: ếch, nhái, giun đất, ốc sên...
+ động vật ưa khô: thằn lắn, lạc đà, sâu bọ cánh cứng...
 
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​

Câu 1: Môi trường là gì? Những loại MT sống chủ yếu? Khái niệm nhân tố sinh thái? Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái

Câu 1.

1. Khái niệm môi trường và phân loại
- Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật,bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh trưởng phát triển và sinh sản của sinh vật.
- Những loại môi trường chủ yếu:
+ Môi trường đất: gồm các loại đất khác nhau trên đó có sinh vật sinh sống
+ Môi trường nước: gồm nước ngọt, nước mặn, nước lợ
+ Môi trường mặt đất-không khí: Gồm bầu khí quyển bao quanh trái đất
+ Môi trường sinh vật: Gồm cơ thể động vật, thực vật, con người

2. Nhân tố sinh thái
- Nhân tố sinh thái là các nhân tố có trong môi trường sống của sinh vật bao gồm các yếu tố vô sinh, hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật
- Khái quát quy luật tác động của nhân tố sinh thái: Mỗi nhân tố sinh thái tác động lên cơ thể sinh vật luôn nắm trong 1 khoảng xác định, khoảng đó có giá trị từ giới hạn dưới chuyển dần đến điểm cực thuận và cao nhất ở giới hạn trên


Câu 2: Cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

Câu 2.

* Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật.
- Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo.
- Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá Cực Bắc (lạnh tới - 40oC) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống.
- Giới hạn sinh thái: Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.
- Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm.
- Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng )
- Tổng nhiệt hữu hiệu ( S )
+ Mỗi loài sinh vật có một yêu cầu nhất định về lượng nhiệt ( tổng nhiệt) để hoàn thành một giai đoạn phát triển hay một chu kì phát triển gọi là tổng nhiệt hữu hiệu ( độ/ngày ) tương ứng.
+ Tổng nhiệt hữu hiệu là hằng số nhiệt cần cho 1 chu kỳ (hay một giai đoạn) phát triển của một động vật biến nhiệt. Tổng nhiệt hữu hiệu được tính bằng công thức:
S = ( T - C ).D
T: nhiệt độ môi trường
D: thời gian phát triển
C: nhiệt độ ngưỡng phát triển
+ C không đổi trong cùng một loài nên tổng nhiệt hữu hiệu bằng nhau:
S = ( T1 – C ).D1 = ( T2 – C) .D2 = ( T3 – C ).D3...


Câu 3: Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng đối với thực vật?

Câu 3.

- Cây có tính hướng sáng và ánh sáng có ảnh hưởng đến hình thái của cây:
+ Cây mọc trong rừng có thân cao,thẳng;cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây,các cành cây phía dưới sớm bị rụng.Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên
+ Cây mọc ngoài sáng thường thấy tán rộng.
- Ánh sáng còn ảnh hưởng tới hình thái lá của cây.
-Thực vật được chia thành hai nhóm,tùy thuộc vào khả năng thích nghi của chúng với các điều kiện chiếu sáng của môi trường.Đó là:
+ Nhóm cây ưa sáng:là những cây sống nơi quãng đãng,thích nghi và phù hợp trong điều kiện chiếu sáng mạnh.
+ Nhóm cây ưa bóng:là những cây sống nơi ánh sáng yếu,ánh sáng tán xạ như cây sống ở dưới tán của cây khác,cây trồng làm cảnh đặt trong nhà,...
- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của thực vật nhơ hoạt động hô hấp,quang hợp và khả năng hấp thụ nước


Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đối với động vật?

Câu 4.

- Ánh sáng là điều kiện cần thiết để động vật nhận biết các vật và định hướng bằng thị giác trong không gian: các cơ quan thị giác thu nhận các tia sáng phản xạ từ những vật xung quanh, nhờ đó động vật nhận biết được thế giới vật chất. ở động vạt không xương sống bậc thấp, cơ quan thị giác không nhận biết được hình ảnh của sự vật, nhưng phân biệt được giao động của độ chiếu sáng xen kẽ giữa ánh sáng và bóng tối. Sâu bọ và động vật có xương sống có cơ quan thị giác cho phép nhận biết được hình dạng, kích thước, màu sắc và khoảng cách của sự vật
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng ánh sáng sau khikichs thích cở quan thị giác thông qua các trung khu thần kinh tuyến não thuỳ và làm ảnh hưởng tói hoạt động nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến thời gian phát dục ở động vật
- VD: tăng cường độ chiếu sáng sẽ rút ngắn thời gian phát triển ở cá hồi: Cá hồi thường đẻ trứng vào mùa thu nhưng vẫn có thể đẻ trứng vào mùa xuân hoặc hè trong điều kiện ánh sáng được điều chỉnh với cường độ và thời gian chiếu sáng giống như mùa thu
* Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của nhiều loài động vật
- Nhiều loài động vật đinh hướng di chuyển nhờ ánh sáng.Thí dụ nhờ định hướng ánh sáng mà loài ong có thể bay cách xa tổhàng chục km để kiếm mật hoa và nhiều loài chim di cư có thể bay được hàng chục nghìn km tìm đến nơi ấm áp để tránh khỏi mùa đông giá lạnh.
- Nhịp chiếu ánh sáng ngày và đêm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loài động vật.
+ VD ở chim: Chim bìm bịp và gà cỏ sống trong rừng,thường đi kiếm ăn sơm,trước lúc mặt trời mọc trong khi chích chòe,chào mào,khứu là loài ăn sâu bọ thường đi ăn vào lúc mặt trời mọc.Nhiều loài chim tìm mồi vào ban đêm như cò vạc,diệc,sếu,...đặc biệt là cú mèo.
+ VD ở thú: Có nhiều loài thú chuyên hoạt động vào ban ngày như trâu,bò,cừu,dê,..nhưng cũng có loài thú hoạt động vào ban đêm như chồn,cáo,sóc,...
- Nhiều loài động vật có tập tính hoạt động và sinh sản theo mùa do tác động của sự chiếu sáng như:
+ Mùa xuân và mùa hè có ngày dài hơn ngày của mùa đông nên đó cũng là mùa sinh sản của nhiều loài chim
+ Mùa xuân vào những ngày thiếu tháng,cá chép cũng có thể đẻ trứng sớm hơn nếu cường độ chiếu sáng được tăng cường
* Dựa vào khả năng thích nghi của cơ thể với điều kiện chiếu sáng,người ta phân chia làm hai nhóm động vật khác nhau:
- Nhóm động vật ưu sáng gồm những động vật hoạt động vào ban ngày
- Nhóm động vật ưa tối gồm những động vật hoạt động vào ban đêm,sống trong hang trong đât hay những vùng đất sâu như đáy biển


Câu 5: Nêu sự phân chia hai nhóm sinh vật dựa trên mức độ phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể chúng vào nhiệt độ môi trường?

Câu 5.

- Căn cứ vào ức độ phụ thuộc của thân nhiệt vào nhiệt đọ môi trường sống, người ta phân chia làm 2 nhóm sinh vật là sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt
- Sinh vật biến nhiệt:
+ Gồm tất cả những sinh vật có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ của môi trường gồm các VSV, nấm, thực vật, động vật không xương sống, lớp cá, bò sát, lưỡng cư
+ Có nhiệt độ cơ thể luôn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và luôn biến đổi. Mặc dù sinh vật biến nhiệt cũng có 1 số đặc điểm góp phần hạn chế sự thay đổi nhiệt quá mức như cây tiêu giảm lá hoặc lá có lớp long bao phủ làm giảm sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời hay tập tính tránh nắng của bò sát...... Nhưng nhiệt độ cơ thể của sinh vật biến nhiệt vẫn thay đổi đáng kể theo nhiệt dộ môi trường vì:
• Khả năng điều chỉnh nhiệt của sinh vật biến nhiệt, đặc biệt là hực vật rất hạn chế
• SV biến nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhiệt của mặt trời

- Sinh vật hằng nhiệt:
+ Bao gồm các sinh vật có nhiệt độ cơ thể luôn giữ ở mức ổn định và không biến đổi theo nhiệt độ môi trường, thuộc nhóm này có: lớp chim, lớp thú
+ Có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài. Đó là do cơ thể đã phát triển cơ chế điều hoà nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hoà nhiệt ở bộ não, nhóm sinh vật này có khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gần dưới da:
• Khi cơ thể cần toả nhiệt thì mạch máu dưới da dãn nở ra, tăng cường thoát hơi nước và phát tán nhiệt. Khi lạnh thì mạch máu dưới da co lại để giảm sự thoát nhiệt


Câu 6: Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm những nhóm nào?

Câu 6.

* Dựa vào độ ẩm, động vật được chia làm 3 nhóm:
- Nhóm động vật ưa ẩm, bao gồm những động vật có nhu cầu về độ ẩm, môi trường sống hay lượng nước trong thức ăn cao. Khi độ ẩm không khí quá thấp, động vật thuộc nhóm này không sống được do thiếu cơ chế dự trữ và giữ nước trong cơ thể: ếch, nhái, ốc trên cạn, giun ít tơ, ĐV đất.....
- nhóm động vật ưa khô: là những động vật chịu được độ ẩm thấp, thiếu nước lâu dài nhờ có cơ quan tích nước dự trữ và có cơ chế tự bảo vệ chống mất nước, có khả năng sử dụng nước tiết kiệm của cơ thể. VD: một số động vật ở sa mạc, đụn cát: bò sát, sâu bọ.......
- Nhóm động vật ưa ẩm vừa phải: là nhóm trung gian giữa 2 nhóm trên. Chúng có thể chịu được sự thay đổi luân phiên giữa mùa mưa và mùa khô. Gồm những động vật vùng ôn đới và nhiệt đới gió mùa


- vitconxauxi_vodoi trả lời đúng câu 3, câu 1, 4, 5 em chỉ trả lời được một nửa, em được 13 tks
- thanhtruc3101 trả lời đúng câu 1 và 2, em đươc 10 tks
 
Last edited by a moderator:
Y

yuper

CHƯƠNG I​
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
( Tiếp )​



Mình sẽ đưa ra câu hỏi và bạn nào trả lời chính xác sẽ nhận được 5 thanks / 1 câu . Và sau đó mình sẽ post đáp án để các bạn tiện theo dõi . Cảm ơn các bạn đã ủng hộ cho pic. Thân ái!!!




Câu 1: Thế nào là cây chịu hạn? Có bao nhiêu loại cây chịu hạn?

Câu 2: Có bao nhiêu loại cây ưa ẩm?

Câu 3: Giải thích biểu hiện và ý nghĩa của các hình thức quan hệ giữa các sinh vật khác loài?

Câu 4: Khi ta đem 1 cây phong lan từ rừng rậm về trồng trong vườn nhà thì những nhân tố sinh thái tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi như thế nào, em hãy cho biết những thay đổi đó?

Câu 5: Hãy xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:

1. Chim ăn sâu
2. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
3. VK ribozium trong nốt sàn của rễ cây họ đậu
4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người
5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối
6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
7. Hiện tượng liền rễ ở cây thông
8. Địa y
9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm
10. Cáo ăn thỏ

 
Y

yuper

[ĐÁP ÁN]​


Câu 1: Thế nào là cây chịu hạn? Có bao nhiêu loại cây chịu hạn?

Câu 1.

1. Khái niệm cây chịu hạn
- Cây chịu hạn là những cây chịu được điều kiện khô hạn kéo dài ở các vùng sa mạc, hoang mạc, thảo nguyên, đụn cát.... Khi gặp điều kiện khô hạn, qua trình trao đổi chất của cây yếu đi nhưng không dừng hẳn Có 2 loại cây chịu hạn đó là cây chịu hạn mọng nước và cây chịu hạn lá cứng

2. Phân loại
- Cây chịu hạn mọng nước:
+ Là cây mọng nước có tầng cutin dày, trên bề mặt lá thường có lớp sáp hoặc lông rậm. Lỗ khí nằm sâu trong biểu bì. Mô lá có nhiều tế bào lớn tích nước, gân lá kém phát triển.
+ Một số loài cây có lá tiêu giảm, chỉ còn là các vảy nhỏ sớm rụng hoặc lá biến thành gai
+ Do là tiêu giảm nên thân và cành có nhiều tế bào chứa nước và mang nhiều diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp
+ VD: Cây thuộc họ xương rồng, họ thuốc bỏng, họ dứa.....................
- Cây chịu hạn lá cứng:
+ Có lá hẹp, củ nhiều lông trắng, có tác dụng cách nhiệt . Thành tế bào biểu bì và tầng cutin dày, gân lá phát triển
+ Nhiều loài cây có lá tiêu giảm, lá biến thành gai có tác dụng hạn chế sự thoát hơi nước. Chất nguyên sinh của cây lá cứng chịu được điều kiện thiếu nước cao
+ Vd: các cây họ lúa, họ cói, một só cây họ thông, phi lao...


Câu 2: Có bao nhiêu loại cây ưa ẩm?

Câu 2.

1. Khái niệm cây ưa ẩm
- Là những cây sống trên đất ẩm như các bờ ruộng, bờ ao, sông suối, trong các rừng ẩm... là nơi có độ ẩm cao, nhiều khi bão hoà hơi nước. Có 2 loại cây ưa ẩm là cây ưa ẩm chịu bóng và cây ưa ẩm ưa sáng

2. Phân loại
- Cây ưa ẩm chịu bóng: Thường gặp trong rừng ẩm, bờ sông, hốc đá, ... Lá cây có ít lỗ khí và lỗ khí có ở cả 2 mặt lá. Lá mỏng, rộng bản, tầng cutin rất mỏng, mô giậu không phát triển, khả năng điều tiết nước yếu. Khi mất nước, cây bị héo rất nhanh. trong nhóm này có các cây: Sa nhân, bóng nước, cây họ ráy, họ thài lài...
- Cây ưa ẩm ưa sang: Thường gặp ở ven bờ ruộng, bờ ao... Chúng có đặc điểm như mô giậu không phát triển, phiến lá hẹp, màu lá nhạt, lỗ khí thường tập trung ở mặt dưới của lá, cây không chị được điều kiện khô hạn của môi trường. Nhóm này có: các chi lúa nước, chi cói, hay các loài rau bợ, rau mác.....


Câu 3: Giải thích biểu hiện và ý nghĩa của các hình thức quan hệ giữa các sinh vật khác loài?

Câu 3.

* Giữa các sinh vật khác loài có hai hình thức quan hệ. Đó là sự quần tụ và sự cách li

1. Quan hệ quần tụ
a. Biểu hiện
- Các sinh vật cùng loài có xu hướng sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên các nhóm cá thể.
- Vd: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn sơn dương....
- các sinh vật trong nhóm thường xuất hiện 2 mối quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh lẫn nhau
b. Ý nghĩa
- Giúp các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi hiệu quả hơn
- Làm tăng khả năng chống chọi với các điều kiện bất lợi của môi trường
- tranh nhau ăn và do đó thúc đẩy sinh trưởng tốt hơn

2. Sự cách li
a. Biểu hiện
- Một số cá thể trong nhóm tách khỏi nhóm khi gặp điều kiện môi trường bật lợi như khan hiếm thức ăn, nơi sở chật chội, mật độ quá cao, con đực tranh giành con cái...
b.Ý nghĩa
- Giảm bớt sự cạnh tranh về thưc ăn, nơi ở giữa các cá thể
- Hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng
- Hạn chế sự gia tăng số lượng cá thể vượt quá mứa hợp lý


Câu 4: Khi ta đem 1 cây phong lan từ rừng rậm về trồng trong vườn nhà thì những nhân tố sinh thái tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi như thế nào, em hãy cho biết những thay đổi đó?

Câu 4.

- Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sang chiếu vào cây thường yếu ( trong rừng thường có nhiều tầng cây )
- Khi chuyển về vườn nhà, cây cối mọc thưa hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh
- Độ ẩm trong rừng cao hơn trong vườn nhà
- Nhiệt độ trong rừng ổn định hơn trong vườn nhà
-................................
- Nhân tố hữu sinh : con người có thể ghép cây phong lan vào cây khác, được con người chăm sóc, bắt sâu, tưới nước nên ít chịu ảnh hưởng của sâu bọ
- Những sinh vật khác:.......................


Câu 5: Hãy xếp các hiện tượng vào các mối quan hệ sinh thái cho phù hợp:

1. Chim ăn sâu
2. Dây tơ hồng sống bám trên bụi cây
3. VK ribozium trong nốt sàn của rễ cây họ đậu
4. Giun kí sinh trong ruột của động vật và người
5. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, mối
6. Nhạn bể và cò làm tổ tập đoàn
7. Hiện tượng liền rễ ở cây thông
8. Địa y
9. Loài cây cọ mọc quần tụ thành từng nhóm
10. Cáo ăn thỏ

Câu 5.

- Quan hệ cùng loài: 7, 9
- Quan hệ khác loài: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 10
+ Quan hệ cộng sinh: 3, 8
+ Quan hệ hội sinh: 5
+ Quan hệ hợp tác: 6
+ Quan hệ kí sinh, vật chủ: 2, 4
+ Quan hệ vật ăn thịt và con mồi: 1, 10
 
C

cattrang2601

Do có một số lí do , nên chúng tôi quyết định lock pic này trong một thời gian ngắn.
Đến nửa tháng 7 chúng tôi sẽ mở lại . Nếu các bạn có thắc mắc gì, hay muốn thảo luận gì xin hãy tham gia tại ĐÂY
Rất mong các bạn thông cảm :)
Thân ái !!!
 
C

cattrang2601

Thân ái chào tất cả các bạn . Chúng tôi thành thật xin lỗi vì thời gian qua không thể cho box hoạt động được . Hôm nay , chúng tôi xin phép được hoạt động trở lại , hi vọng box sẽ phần nào giúp các bạn nắm vững thêm kiến thức và dành được điểm cao trong các kì thi cũng như các bài kiểm tra. Thân!!!


CHƯƠNG II : HỆ SINH THÁI​



Vẫn như cũ, chúng tôi sẽ đưa ra câu hỏi và các bạn sẽ trả lời . Trả lời chính xác sẽ nhận được 1 ths / câu . Sau đó chúng tôi sẽ post đáp án để bổ sung và cũng là để các bạn tiện theo dõi. Mong các bạn ủng hộ pic. Thân ái !!!


Câu 1 : Quần thể là gì ? Nêu sự phân chia các nhóm tuổi trong quần thể và ý nghĩa sinh thái của chúng?

Câu 2 : Trạng thái cân bằng của quần thể là gì ? Nêu ví dụ chứng minh.

Câu 3 : Hệ sinh thái là gì ? Thế nào là hệ sinh thái hoàn chỉnh ? Nêu các quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái?

Câu 4 : Chuỗi thức ăn là gì ? Lưới thức ăn là gì ? Lấy ví dụ ?
 
P

p3nh0ctapy3u


Câu 1 : Quần thể là gì ? Nêu sự phân chia các nhóm tuổi trong quần thể và ý nghĩa sinh thái của chúng?

Câu 2 : Trạng thái cân bằng của quần thể là gì ? Nêu ví dụ chứng minh.

Câu 3 : Hệ sinh thái là gì ? Thế nào là hệ sinh thái hoàn chỉnh ? Nêu các quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái?

Câu 4 : Chuỗi thức ăn là gì ? Lưới thức ăn là gì ? Lấy ví dụ ?
Mình bóc tem nhé ;)
Câu 1:
_Quần thể sinh vật là những tập hợp cá thể cùng loài ,cùng sống trong 1 khu vực nhất định ,ở 1 thời điểm nhất định .Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối (ở động vật) hoặc giao phấn (ở thực vật) với nhau để sinh sản tạo ra những thế hệ mới
(*)Sự phân chia các nhóm tuổi trong quần thể và ý nghĩa
_Nhóm trước sinh sản :các cá thể lớn nhanh ~> nhóm bày chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể
_Nhóm sinh sản:các cá thể của nhóm có khả năng sinh sản và khả năng sinh sản của chúng quyết định khả năng sinh sản của quần thể
_Nhóm sau sinh sản:các cá thể không còn khả năng sinh sản ~>không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể

Câu 2:
_Trạng thái cân bằng của quần thể là một hiện tượng tự nhiên của quần thể.Một quần thể sống trong môi trường xác định đều có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể ở trạng thái ổn định ,gọi là trạng thái cân bằng của quần thể
_Ví dụ chứng minh: Ở quần thể hươu cao cổ ăn thực vật,do nguồn thức ăn tăng phong phú ,quần thể hươu cao cổ cũng có số lượng tăng lên .Sau một thời gian,nguồn thức ăn giảm xuống do thực vật bị hươu ăn nhiều ,nơi sinh sả và nơi ở không đủ ~>hươu thiếu thức ăn và số lượng hươu lại giảm trở về trạng thái ban đầu

Câu 3:
_Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh
_Hệ sinh thái hoàn chỉnh là hệ sinh thái bao gồm các thành phần chủ yếu như:
(*)Các thành phần không sống như đá ,nước ,....
(*)Các sinh vật:
+Sinh vật sản xuất :là thực vật tự tổng hợp được chất hữu cơ
+Sinh vật tiêu thụ :là động vật dị dưỡng(cả động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt),các sinh vật này sử dụng chất hữu cơ có nguồn gốc từ thực vật
+Sinh vật phân giải :nấm và vi khuẩn có khả năng hoạt động phân giải xác động vật,thực vật
_Quan hệ giữa các dạng sinh vật trong hệ sinh thái
+cây xanh là sinh vật sản xuất nhờ có diệp lục hấp thụ năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ(nước và CO2)
+Chất hữu cơ do cây xanh tạo ra trở thành nguồn thức ăn cung cấp cho cây và các dạng động vật trong hệ sinh thái ,vật chất được thay đổi giữa các dạng hữu cơ khác nhau qua các dạng động vật khác nhau
+Thực vật và động vật sau khi chết đi ,xác của chúng được sinh vật phân giải(nấm,vi khuẩn) phân giải tạo ra nước và CO2.Các chất này tiếp tục được cây xạnh hấp thụ đê quang hợp tạo chất hữu cơ
Câu 4:

_Chuỗi thức ăn là 1 dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau .Mỗi loài trong chuỗi thức ăn được xem là 1 mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích trước nó vừa bị mắt xích sau nó tiêu thụ
Ví dụ :Cây xanh~>gà ~>vi khuẩn
_Lưới thức ăn là tập hợp của nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung liên kết lại
 
P

p3nh0ctapy3u

CHƯƠNG 3: CON NGƯỜI,DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG,Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Câu 1:Nêu những tác động của con người đến môi trường ở 3 giai đoạn :thời kì nguyên thủy ,xã hội nông nghiệp ,xã hội công nghiệp

Câu 2: Ô nhiễm môi trường là gì?Nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và phân tích

Câu 3:Nêu các nguồn tài nguyên tái sinh và vai trò của nguồn tài nguyên đó đối với tự nhiên và con người

Câu 4:Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tái sinh

Câu 5:Hãy nêu các biện pháp mà theo em sẽ góp phần bảo vệ rừng
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom