Sinh 7 Sán lá gan

Phạm Bá Tú

Học sinh
Thành viên
25 Tháng chín 2020
64
88
46
16
Thái Bình
THCS Lê Quý Đôn
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Diệp Hạ Bạch

NGÔ TRÍ TIẾN - ĐÓM

Học sinh chăm học
Thành viên
7 Tháng chín 2020
714
1,049
146
Nghệ An
A3K101 THPT HUỲNH THÚC KHÁNG
1/ Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh: cơ thể hình lá, dẹp, mắt lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác sán lá gan đẻ rất nhiều trứng (4000/ngày), ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều.
2/ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thủy sinh có nhiều kén sán.
3/ Vòng đời của sán lá gan:
- Phân của trâu bò bị nhiễm sán lá gan mang theo nhiều trứng sán ra ngoài.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng/ngày). Trứng gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
:Tonton8:Tonton8MONG BÀI LÀM CỦA MÌNH CÓ THỂ GIÚP ÍCH CHO BẠN:Tonton7:Tonton7
 
Top Bottom