Sử 12 Phong trào dân tộc dân chủ( Tiếp)

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
1. Sự xuất hiện các tổ chức cộng sản năm 1929
a. Hoàn cảnh: Năm 1929 phong trào dân tộc dân chủ ngày càng phát triển, kết thành làn sóng mạnh mẽ.
b. Sự thành lập các tổ chức cộng sản
- Đông Dương cộng sản đảng
+ Tháng 3/1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ mở cuộc vận động lập Đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên
+ Từ ngày 01 - 09/05/1929, tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Hương Cảng (Trung Quốc), đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập Đảng Cộng sản song không được chấp nhận nên bỏ về nước.
+ Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Hội, xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng tư sản dân quyền.
+ Ngày 17/6/1929 đại biểu cộng sản miền Bắc họp tại nhà số 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội) quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, điều lệ Đảng, ra báo “Búa Liềm”, cử ra Ban chấp hành Trung Ương Đảng.
- An Nam cộng sản đảng
+ Tháng 8/1929: Cán bộ tiên tiến trong Tổng bộ và kì bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam Kì thành lập An Nam cộng sản đảng, ra tờ báo “Đỏ” là cơ quan ngôn luận.
+ Tháng 11/1929, thông qua đường lối chính trị và bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Đông Dương cộng sản liên đoàn: 9/1929: một số đảng viên tiên tiến của Tân Việt lập Đông Dương cộng sản liên đoàn.
c. Ý nghĩa
- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản (1929) là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.
- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
2. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Hoàn cảnh
- Cuối 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh, ý thức giai cấp và chính trị rõ rệt
- Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời năm 1929 họat động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, công kích lẫn nhau, làm phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ chia rẽ lớn.
- Nguyễn Ái Quốc được tin Hội Việt Nam cách mạng thanh niên phân liệt thành hai Đảng cộng sản, liền rời khỏi Xiêm, sang Trung Quốc để thống nhất các tổ chức cộng sản.
b. Nội dung hội nghị
- Với cương vị là phái viên của Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản đảng đến Cửu Long để bàn việc thống nhất.
- Từ 6/1/1930 đến 8/2/1930, Hội nghị hợp nhất Đảng ở Cửu Long (Hương Cảng), tham dự Hội nghị gồm Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng).
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản riêng lẻ và nêu chương trình hội nghị.
- Hội nghị đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc sọan thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Người ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh...
- Ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng thành lập gồm 7 ủy viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu.
- Ngày 24/02/1930, Đông Dương cộng sản Liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960) quyết định lấy ngày 3/2/1930 làm ngày kỉ niệm thành lập Đảng.
- Ý nghĩa:
+ Hội nghị mang tầm vóc của một Đại hội thành lập Đảng.
+ Thành công của Hội nghị thành lập Đảng chủ yếu là do ba tổ chức cộng sản cùng chung lý tưởng.
c. Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên
- Đường lối chiến lược cách mạng: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông, binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
- Động lực cách mạng: Lực lượng nòng cốt là công nhân, nông dân, ngoài ra còn có tiểu tư sản, trí thức, đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi dụng hoặc trung lập họ.
- Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam đội tiền phong của giai cấp vô sản.
- Về quan hệ với cách mạng thế giới: Đảng phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
=> Tuy còn vắn tắt, song đây là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.
d. Ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới.
- Là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.
 
  • Like
Reactions: nguyenngoc213
Top Bottom