Phân tích một số câu thơ này trong bài ông đồ

T

tthandb

L

l0v3_sweet_381

a) Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
__________________
Nhà thơ đã dựng lên một bức toàn cảnh sự " tiều tụy của một thời tàn"! Bức tranh ấy dầu đậm nét buồn-nhưng vẫn còn phảng phất đâu đó cái đẹp-cái êm đềm của một thời không thể nào quên! Để nói lên nỗi lòng của " ông đồ"-cũng là của lớp nhà Nho thời ấy -Nhà thơ đã rất tài hoa mượn " Giáy đỏ/ nghiên mực"để gởi gắm! Giấy còn buồn không thắm tươi nữa/ nghiên mực khô đọng im vắng nỗi sầu-thì hỏi lòng người làm sao không sầu thương luyến tiếc?

b) Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay

_____________________
Hình ảnh chiếc lá vàng rơi rụng nằm im lìm trên mặt tờ giấy đỏ không buồn nhặt/ và cơn mưa lất phất đầu xuân ngoài trời lạnh lẽo kia-tô đậm thêm hình dáng " ông đồ" đáng thương, nỗi buồn kia đáng chia sẻ. ! Đây là một hình ảnh tượng trưng đẹp rất hiếm thấy trong thơ thời bấy giờ!
 
N

nguyenhanhnt2012

Tham khảo

Giáy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Nỗi buồn của con người khiến các vật vô tri vô giác cũng như buồn lây. Mực ssầu tủi đọng lại trong nghiên, giấy điều phôi pha buồn không muốn thắm.Biện pháp nhân hoá góp phần nhấn mạnh tâm trạng của con người. Bởi chẳng phải mực và giấy là những đồ vật gắn bó thân thiết nhất với ông đồ hay sao? Quả là:
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đau bao giờ
(Nguyễn Du-Truyện Kiều)
__________________________________________________________
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Ai đó đã nói: Khi con người lui bước thì thiên nhiên chế ngự. Bởi không còn được dùng đến, bởi sự chờ đợi trong yên lặng quá lâu nên lá vàng tha hồ thả mình trên giấy. Ở đây cũng là mưa xuân nhưng nó không “phơi phới bay” như trong thơ thi sĩ lãng mạn Nguyễn Bính sau này. Ông đồ hình như cứ bị chìm lấp, mờ nhạt dần trong màn mưa
 
B

bongxu001

Bài thơ ông đồ đã thể hiện niềm thương cảm của nhà thơ trước một lớp người đang tàn tạ. Giúp mình làm rõ nội dung trên bằng một bài văn với.C.ơn rất nhiều
 
Top Bottom