.Từ loại
1.Danh từ:từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
Đặc điểm: có thể kết hợp các từ chỉ số lượng ở phía trước, chỉ từ và các từ ngữ khác ở phía sau để tạo cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ kết hợp với từ LÀ ở phía trước.
Danh từ chia làm hai loại lớn:
a.DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng…:
DT này chia làm 2 loại:
+DT chung chỉ chung người vật
+DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương.
b.DT chỉ đơn vị dùng tính đếm. DT chỉ đơn vị gồm 2 loại nhỏ:
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ):cái, con, sự , nỗi, niềm, cuộc…
+DT chỉ đơn vị quy ước. Trong DT này có:
DT chỉ đơn vị chính xác:mét, tạ tấn…
DT chỉ đơn vị ước chừng: không chính xác ( thúng, ngụm, rá…
*CỤM DANH TỪCụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như danh từ
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
| |
S1 | S2 | Từ, cụm từ,c-v | Chỉ từ: ấy, này, kia… |
[TBODY]
[/TBODY] |
[TBODY]
[/TBODY]
Tất cả ba chiếc bàn cũ bằng gỗ lim ba tôi mua ấy
Tất cả hai mươi học sinh thầy giáo phạt kia
2. Động từ:là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, phía trước kết hợp với phó từ thời gian và cầu khiến: đã, sẽ, đang,cũng, hãy, đừng , chớ…Chức vụ điển hình trong câu là làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang…
Có hai loại động từ:
a- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: cần, toan, dám…
b- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm: đi,ăn, chạy…Nhóm động từ này chia làm:
+Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát
+Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào?
VD: buồn, giận
CỤM ĐỘNG TỪ:
Là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Phó từ cầu khiến: hãy, đừng
Phó từ thời gian: đã, sẽ | Động từ | Từ, cụm từ, c-v |
[TBODY]
[/TBODY]
VD: học ngữ pháp, học môn ngữ pháp, Thấy cây ngã
3,Tính từ:là từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái . Tính từ có thể kết hợp với từ đã , đang, sẽ, rất, hơi, quá, lắm để tạo thành cụm tính từ, Khả năng kết hợp với :Hãy, đừng chớ rất hạn chế. Tính từ có khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu ( nhưng khả năng làm vị ngữ rất hạn chế)
Có hai loại tính từ:
a.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
b.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe
CỤM TÍNH TỪ:
Phần trước | Phần trung tâm | Phần sau |
Phó từ cầu khiến mức độ: rất, hơi, quá… | tính từ | Từ, cụm từ, c-v |
[TBODY]
[/TBODY]
Phụ ngữ trước: biểu thị quan hệ thời gian, tiếp diễn, mức độ, khẳng định , phủ định
Phụ ngữ sau: biểu thị so sánh, mức độ, nguyên nhân…
4. Số từ: chỉ số đếm, và số thứ tự. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị số thứ tự đứng sau danh từ. Chú ý: đôi, cặp, vạn, trăm-là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
5.Lượng từ : Từ dùng chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật. Lượng từ chia thành hai nhóm
a.Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ( tất cả, toàn thể, cả …)
b. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
6. Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định định vị sự vật trong không gian và thời gian .VD: đấy, đây, đó
7. Quan hệ từ: dùng để liên kết , nối từ với từ vế câu, câu
VD: của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay
Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,
8. Trợ từlà những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Ví dụ: những, có, chính, đích ..
9.Thán từLà những từ bộc lộ tình cảm, xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt
-Thán từ: gồm 2 loại chính
+Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi…)
+Thán từ gọi đáp (này, ơi..)
10.Tình thái từ:
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, một số loại tình thái từ thường gặp :
+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ…
+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao…
+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…
11. Phó từ: đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ
Các phó từ:+ Thời gian (đã, đang…) +mức độ (rất, hơi …) Tiếp diễn (vẫn,còn) +Phủ định (không, chẳng, chưa…) + Cầu khiến (hãy, đừng…) Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào +Khả năng: được
12. Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt , tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ gồm có 2 loại:
*.Đại từ để trỏ: gồm có
+Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi…
+Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu…
+Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy..
*Đại từ để hỏi: gồm có
+Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì..
+Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu…
+Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..