[Ôn tập lý thuyết]Cơ chế di truyền học

D

drthanhnam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sắp thi đên nơi rồi. Bây giờ không nên làm bài tập nữa. Đau đầu lắm. Mình cùng tổng ôn và hệ thống lý thuyết nha :D
Chương I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ
1/ Gen và Mã di truyền:
-Gen là đoạn ADN mang thông tin mã hoá 1 sản phẩm ( mARN hoặc pr)
-Cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc:3'--Điều hoà---Mã hoá---Kết thúc---5'
-Gen phân mảnh( SV nhân thực) và không phân mảnh ( SV nhân sơ)
-Mã di truyền có các tính chất sau:

+ Là mã bộ 3: $4^3=64$ loại bộ 3 mã hoá khoảng 20 axit amin
+ Có tính thoái hoá ( nhieu bộ 3 cùng mã hoá 1 a.a=> giữ ổn định cấu trúc pr)
+ Có tính đặc hiệu : 1 bộ 3=> 1 a.a=> truyền đạt chính xác thông tin từ ADN--> ARN--> pr
+ Có tính phổ biến: Các loài đều có các bộ 3 giống nah.
2/Nhân đôi ADN:
-Thời gian: Kỳ trung gian giữa 2 lần phân bào.
-Địa điểm: Trong nhân tế bào.
-Vị trí: SV nhân sơ: 1 đv tái bản; SV nhân thực: nhiều ĐV tái bản.
-Nguyên tắc: Khuôn mẫu, bổ sung, bán bảo tồn
-Các thành phần tham gia:
+ADN mẹ.
+Enzim: Helicase( tháo xoắn); ARN-polimeraza( TH đoạn mồi); ADN-pol ( tổng hợp mạch mới 3'--> 5'); ligaza( nối các đoạn oka)
+ Trên 1 đv tía bản: Đoạn okazaki+2= đoạn mồi
-Kết quả: 1 ADN==> 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.

Video:
[YOUTUBE]UkzxuyLAp3o[/YOUTUBE]
 
D

drthanhnam

PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
1/ Phiên mã:
Là sự truyền đạt thông tin từ ADN( mạch kép) --> ARN (mạch đơn)
Còn gọi là quá trình tổng hợp ARN.
Thời gian: Kỳ trung gian
Địa điểm: nhân tế bào
Thành phần:
-mạch 3' ADN 5'
-Enzim: ARN-pol: vừa tháo xoắn vừa tổng hợp ARN.
Nguyên tắc: bổ sung, khuôn mẫu.
3 giai đoạn: Mở đầu , kéo dài, kết thúc
Kết quả:
-Từ 1 ADN=> 1 ARN (Có 3 loại ARN là m, r, t)

Chú ý: Ở SV nhân thực sau khi phiên mã xong=> tiền ARN=> cắt bỏ các đoạn itron=> ARN hoàn chỉnh.
Video:
[YOUTUBE]GpM5VdhLbAo[/YOUTUBE]

2/ Dịch mã:
Là giai đoạn kế sau phiên mã.
Là quá trình tổng hợp protein
Thành phần:
-tARN-a.a tự do
-Riboxom.
-Đoạn mARN
Nguyên tắc: Bổ sung, khuôn mẫu.
Diễn biến:
-Hoạt hoá axit amin: a.a+ tARN= aa-tARN
-Dịch mã: Tiểu phần nhỏ gắn vào--> aa-tARN gắn vào---> tiểu phần lớn gắn vào--- > Riboxom di chuyển 1 côdon-->hình thành lk peptit giữa fMet và aa1---> tiếp tục----> gặp bộ 3 kết thúc UGA---> các thành phần tách ra---> cắt aa mở đầu.
Kết quả:
-Hình thành chuỗi polipeptit.

Vídeo:
[YOUTUBE]O9xPkiQ0dIY&feature=fvwrel[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CUẢ GEN
I/ Khái niệm:
-Theo SgK: Gen có được phiên mã hoặc dịch mã hay không.
-Theo thầy Quang Anh: Điều hoà lượng sản phẩm của gen.
II/ Cơ chế:
1/ Ở sinh vật nhân sơ- Mô hình Operon-Lac
-Tác giả: Ja-cốp & Mô-nô ( người Pháp)
-Phát hiện trên VK E.coli
a/ Cấu tạo của Ôperon-Lac
-Vùng khởi động ( Promoter)Nằm ở vị trí đầu tiên trên vùng điều hoà. Là nơi ARN-pol gắn vào để phiên mã.
-Vùng vận hành ( Operator) Nằm ngay sau vùng P và là nơi protein ức chế gắn vào.
-Nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
KL chung: OPL gồm 1 nhóm gen cấu trúc nằm cạnh nhau có liên quan về mặt chức năng và có chung 1 cơ chế điều hoà.
b/Cơ chế hoạt động:
Gen điều hoà: Tổng hợp protein ức chế ngay cả khi mt có hoặc không có Láctose. Chú ý: Gen điều hoà không thuộc OPL.
Láctose: chất cảm ứng, gắn vào pr ức chế=> làm thay đổi cấu hình KG=> không gắn được vào vùng O=> gen được phiên mã.

DHHDCG Ở SINH VẬT NHÂN SƠ CHỦ YẾU Ở GIAI ĐOẠN PHIÊN MÃ
2/ Ở sinh vật nhân thật.
Rất phức tạp.
Ở NHIỀU GIAI ĐOẠN : PHIÊN MÃ, TRƯỚC PHIÊN MÃ, SAU PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ, SAU DỊCH MÃ,...(SgK trang 18)
III/ Ý nghĩa
Kiểm soát các hoạt động sống của cơ thể.
Tiết kiệm được năng lượng của cơ thể.
Video:

[YOUTUBE]2sMFswbOgKk&feature=fvwrel[/YOUTUBE]
 
D

drthanhnam

NHIỄM SẮC THỂ VÀ CẤU TRÚC
1/Cấu trúc hiển vi:
Quan sát ở kỳ giữa nguyên phân ( Các NST xoắn cực đại xếp 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo)
Hình dạng kích thước đặc trưng cho loài.

vo%20sinh%206%283%29.jpg

2/ Cấu trúc siêu hiển vi:
ADN mạch kép: d=2nm
nucleoxom: 8 phân tử protein histon + 146 cặp nu quấn 7/4 vòng.
Sợi cơ bản: 11 nm
Sợi nhiễm sắc: 30 nm
Vùng xếp cuộn: 300 nm
Cromatit: 700 nm
NST kỳ giữa: 1400 nm

chromosome_structure_752011_81913.jpg


Tài liệu tham khảo:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%85m_s%E1%BA%AFc_th%E1%BB%83
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

PHẦN 2: CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP ĐỘ TẾ BÀO
NGUYÊN PHÂN
-Là phương thức sinh trưởng của sinh vật.
-Là phương thức sinh sản của sinh vật sinh sản vô tính.
-Các giai đoạn chính:
+ Kỳ trung gian: NST nhân đôi.
+Nguyên phân: Gồm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối ( Chi tiết xem video)
Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ mang bộ NST 2n sinh ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống hệt nhau và giống mẹ ( 2n).
Video:

[YOUTUBE]59wmHUYDS50[/YOUTUBE]

QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN​
I/ Định nghĩa:
-Giảm phân là hình thức phân bào diễn ra ở tế bào sinh dục chín. Là phương thức sinh sản chủ yếu của sinh vật.
- Tiến trình này đảm bảo cho sự tạo ra các giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng) có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

II/DIỄN BIẾN:
1/ giảm phân 1:
-Kỳ trung gian:Các nhiễm sắc thể ở trạng thái duỗi xoắn, tự tổng hợp nên một nhiễm sắc thể giống nó dính với nhau tại tâm động để trở thành nhiễm sắc thể kép.
-Kỳ đầu: Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu co ngắn. Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng áp sát tiến lại gần nhau xảy ra hiện tượng tiếp hợp. Tại kì này có thể xảy ra quá trình trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
-Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tách nhau ra trượt trên tơ phân bào dàn thành 2 hàng song song nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
-Kì sau: Các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng tổ hợp ngẫu nhiên và phân ly độc lập về hai cực của tế bào.
-Kì cuối: các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong nhân mới của tế bào.
Tế bào chất phân chia.

2/ giảm phân 2:
Gần giống như trên.
Chú ý: Rối loạn phân ly xảy ra ở giảm phân 1=> giao tử dị hợp ( VD: Aa)
Rối loạn phân li ở giảm phân 2=> giao tử đồng hợp ( VD: aa; AA,..)

Video:
[YOUTUBE]Sh9TwfIV_tA&feature=related[/YOUTUBE]
 
Last edited by a moderator:
D

drthanhnam

CÁC CƠ CHẾ BIẾN DỊ.​

I/ Phân loại-Tổng quát:
Biến dị chia 2 loại lớn là biến dị di truyền biến dị không di di truyền ( thường biến).
Biến dị Di truyền chia 2 loại chính là biến dị tổ hợpđột biến.
Đột biến chia 2 loại là đột biến genđột biến NST.
Đột biến NST chia 2 loại chính là đột biến cấu trúcđột biến số lượng NST.

II/ Các TH cụ thể:
1/ Thường biến:
Những biến đổi kiểu hình của cùng 1 KG, phát sinh dưới đời cá thể dướí ảnh hưởng của mt.
Mang tính đồng loạt.
Không có hướng cụ thể.

Ví dụ quan trọng:Hoa anh thảo: Ở nhiệt độ 35 độ C toàn hoa màu trắng. Ở nhiệt độ 20 độ C kiểu genA- => Hoa đỏ, aa=> hoa trắng
Chú ý: Thường biến không di truyền nhưng mức phản ứng có di truyền.
2/ Biến dị tổ hợp:
-Sách nói dài dòng, anh nói gọn lại là: Sự tổ hợp lại các vật chất di truyền của bố mẹ qua giảm phân và thị tinh=> Tổ hợp gen mới.
-Vai trò quan trọng trong chọn giống và tiến hoá.

3/Đột biến gen:
-Những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nu.
-Thể đột biến là những cơ thể mang đột biến biểu hiện kiểu hình.
- Phân loại: Mất, thêm thay thế 1 cặp nu.
-Nguyên nhân: Hoá học, vật lý, Sinh vật,...
VD quan trọng:+ Acridin: chèn vào mạch mới tổng hợp=> mat 1 cặp nu. Chèn vào mạch gốc=> thêm 1 cặp nu.
+ 5-Brom Uraxin ( 5-BU) biến A-T => G-X
+ G* bắt cặp T biến G-X thành A-T hoặc A* bắt cặp X biến A-T thành G-X.

-Hậu quả, vai trò:
+ Có hại: chết, giảm sức sống, giảm khả năng ss.
+Có lợi: Nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống & tiến hoá.
Trung tính ( Theo kimura)

4/ Đột biến cấu trúc NST:
-Mất đoạn: gây chết hoặc giảm sức sống. VD: Mất NST 21 gây ung thư máu.
-Lặp đoạn: tăng cường, giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng. VD: mắt lồi-> mắt dẹt ( ruồi)
-Đảo đoạn: Ít ảnh hưởng nhất đến sức sống cơ thể. Ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá.
-Chuyển đoạn chia làm chuyển đoạn lớn và chuyển đoạn nhỏ với hậu quả khác nhau.
-Ứng dụng quan trọng trong chọn giống tiên hoá, di truyền học. Lập bản đồ gen.

5/ Đột biến số lượng NST:
a/ Lệch bội ( dị bội)
những biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay 1 số cặp NST.
Phân loại: Thể 1 ( 2n-1) thể 3 ( 2n+1),....
Nguyên nhân: Trong và ngoài cơ thể( Vật lý, hoá học,....)
Hậu quả và vai trò: Gây chết và giảm sức sống, sức sinh sản do mất cân bằng hệ gen.
Cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Lập bản đồ gen.
b/ Đa bội:
Chia 2 loại: Tự đa bội ( gấp n lần bộ NST cùng 1 loài) và dị đa bội ( Bộ NST của 2,3 loài khác nhau)
Nguyên nhân:Hoá học, vật lý,..
-Quan trọng nhất là Colcicin.
Cơ chế: Thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân, giảm phân.
Đa bội lẻ hoặc dị đa bội=> thường bất thụ ( Trừ khi ss vô tính hoặc đa bội tiếp)
Đa bội chẵn: Thành loài mới.

Chú ý: Hình thành loài mới bằng con đường lai xa+ đa bội hoá là nhanh và ngắn nhất.
Vai trò: Ứng dụng trong tạo giống, tiến hoá. ( giống đa bội có cơ quan sinh dưỡng rất to=> năng suất cao)
Đến đây mình xin kết thúc phần tổng hợp lý thuyết của cơ chế di truyền. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom