ôi!!!!!!!!!!! văn văn văn

L

lethiminhson

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bác giúp em đề văn này với: Những suy nghĩ của em từ sự so sánh tính cách nhân vật tràng trong "vợ nhặt" của Kim Lân và nhân vật người đàn ông hàng chài trong "chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

cảm ơn các bác:):):):):)
 
D

diemhang307

Chán thía em thì lại hok bít nội dung truyện ấy nó như nào để mà so sánh đây . pùn thế
Hok như thơ ngắn gọn post lên dc bài này chắc dài hem?
 
M

money_22

các bác giúp em đề văn này với: Những suy nghĩ của em từ sự so sánh tính cách nhân vật tràng trong "vợ nhặt" của Kim Lân và nhân vật người đàn ông hàng chài trong "chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

cảm ơn các bác:):):):):)

Hợ! đề này chưa bao giờ nghĩ tới! Vì theo mình thì nếu so sánh thì so sánh Thị với người đàn bà chứ nhể?
Túm lại: đề này mình ko giúp được- thấy sự so sánh nó cứ khập khiễng thế nào ấy- chả khác gì phân tích từng nv cả!@-)@-)@-)@-)
 
T

trinhluan

Hợ! đề này chưa bao giờ nghĩ tới! Vì theo mình thì nếu so sánh thì so sánh Thị với người đàn bà chứ nhể?
Túm lại: đề này mình ko giúp được- thấy sự so sánh nó cứ khập khiễng thế nào ấy- chả khác gì phân tích từng nv cả!@-)@-)@-)@-)

=> Đề nó chẳng khập khiễng tẹo nào mà cậu , cậu đọc lại đề bài đi, đề bảo so sánh hai nhân vật rồi rút ra nhận xét mà.
 
Last edited by a moderator:
D

diemhang307

Nếu nó khập khiễng như các anh chị nói đến thế - thì người ta gọi đó là cách so sánh đối lập đấy các anh chị thân mến ah!!!!
 
T

thanhmit

các bác giúp em đề văn này với: Những suy nghĩ của em từ sự so sánh tính cách nhân vật tràng trong "vợ nhặt" của Kim Lân và nhân vật người đàn ông hàng chài trong "chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

Thì so sánh có nghĩ là so sánh cả 2 mặt : Giống và Khác
* Về điểm Giống :
- tính cách
- ngoại hình
- hoàn cảnh , ...............vv ....vv
* Về điểm Khác :
- đối xử với vợ con ( cái này bên anh Tràng là không có con nên bỏ qua )
- ........( bạn nghĩ tiếp nhé )
- Tuy cả 2 nhân vật đều có cái hoàn cảnh giống nhau đó là đều nghèo khổ và tính cách thật ra là hiền lành , chất phác ( Nhân vật người đàn ông hàng chài trước kia là hiền lành .Thậm chí còn không uống rượu cơ mà ).Nhưng vì cuộc sống khó khăn mà :
+ người đàn ông hàng chài đâm ra đổ đốn , bực tức , trút hết cơn tức giận bằng hành động đánh đập và chửi bới vợ con ( nêu dẫn chứng ra " chúng mày chết cả đi " ..............
+ Còn anh Tràng thì ngược lại, có vợ vào rồi anh Tràng lại mong muốn có 1 gia đình rồi sinh con ( dẫn chứng ra nhé ) .Rồi lo nghĩ tới tương lai tốt đẹp hơn . . . . .

***************
Từ mấy gợi ý và sũy nghĩ trên của tớ ấy rút ra nhận xét nhé :D
 
M

money_22

Nói thì đễ, tớ đố cả nhà triển khai được một cái dàn ý logic và hợp lí đấy( tất nhiên là có thể làm được- he he- cố gắng)
 
J

jun11791

Theo tớ thì điểm mà đề bài này yêu cầu làm nổi bật chính là : điều khác biệt giữa 2 ng` đàn ông trong 2 hoàn cảnh xh, giai đoạn lịch sử khác nhau ở nc' ta

Tuy 2 ng` đều có ngoại hình thô kệch, cuộc sống lam lũ, nhg :

- Tràng: thời kì 1945 (chiến tranh, nạn đói, cái chết cận kề) - nhg tốt bụng, phóng khoáng, hiền lành - khi có gđ anh càng mong muốn 1 cuộc sống tốt đẹp hơn sẽ đến nên hết mực yêu thương tổ ấm cùng cô "vợ nhặt" của mình

- Lão đàn ông trong "CTNX": thời bình (nhg vẫn còn rất n` tàn tích của chiến tranh), từng yêu thương vợ - nhg khi có con cái lại trờ nên vũ phu, hận ng` hận đời, lúc nào cũng chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho vợ và con cái mình

Túm tất cả lại thì bạn phải suy ra 1 điều là : hoàn cảnh có thể làm cuộc sống khó khăn, chật vật, bon chen, tất tả, lam lũ, nghèo khó, túng bấn ,............. nhg hoàn cảnh ko quyết định thái độ sống của bạn ;) (câu này mình tự suy :p , có j` tranh luận thêm nhé :) )
 
Last edited by a moderator:
T

thanhloanhappy_263

cái đề này nếu so sánh thì hơi bị dài à nha. mình đồng ý với Junki1971. hai tp ở hai gđ rất khác nhau nên khi phân tích cũng hơi bị khớp đó. ai mà ra cái đề tưởng dễ nhưng mà khó gớm nhỉ
 
L

lethiminhson

cái đề này nếu so sánh thì hơi bị dài à nha. mình đồng ý với Junki1971. hai tp ở hai gđ rất khác nhau nên khi phân tích cũng hơi bị khớp đó. ai mà ra cái đề tưởng dễ nhưng mà khó gớm nhỉ

cô của mình ra đó, cô cho cả lớp trong vòng 1 tuần về làm mà tụi mình nghĩ mãi ko ra phải đến tuần thứ 2 tụi mình mới nộp:D
 
P

phaodaibatkhaxampham

vậy thì ss các điểm của từng nhân vật lấy chỗ khác nhau còn đến phần giống thì lơ đi
nếu ko thì chỉ có một nước là viết họ giống nhau ở chỗ họ đều là đàn ông
oh my god ! đề đớ như cái đề phân tích tính hoà hoa của tố hữu trong bài thơ VB mà mình vừa nhận được
đề ! bất lực!
 
J

jun11791

vậy thì ss các điểm của từng nhân vật lấy chỗ khác nhau còn đến phần giống thì lơ đi
nếu ko thì chỉ có một nước là viết họ giống nhau ở chỗ họ đều là đàn ông
oh my god ! đề đớ như cái đề phân tích tính hoà hoa của tố hữu trong bài thơ VB mà mình vừa nhận được
đề ! bất lực!

- Thì điểm giống nhau đó là 2 ng` đều trg hoàn cảnh khó khăn nghèo khổ (đã nói ở trên rồi mà). Tớ nghĩ chỉ 1 điểm chung đó thôi là đủ, còn chủ yếu là khác nhau

- Cái đề pt tính hào hoa của Tố Hữu trg bt Việt Bắc, đề này lạ thế, chưa nghe bao giờ, thg` thì chỉ nghe pt phong cách trữ tình chính trị của Tố Hữu wa bt Việt Bắc thôi
 
T

trinhluan

vậy thì ss các điểm của từng nhân vật lấy chỗ khác nhau còn đến phần giống thì lơ đi
nếu ko thì chỉ có một nước là viết họ giống nhau ở chỗ họ đều là đàn ông
oh my god ! đề đớ như cái đề phân tích tính hoà hoa của tố hữu trong bài thơ VB mà mình vừa nhận được
đề ! bất lực!

oack, giờ tớ mới nghe thấy cái đề phân tích tính hào hoa của nhà thơ Tố Hữu, đề kiểu gì mà khó thế, giờ mới nghe thấy.

=>Trên lớp có thấy cô nói cái nàyg bao giờ đâu
 
L

lethiminhson

vậy thì ss các điểm của từng nhân vật lấy chỗ khác nhau còn đến phần giống thì lơ đi
nếu ko thì chỉ có một nước là viết họ giống nhau ở chỗ họ đều là đàn ông
oh my god ! đề đớ như cái đề phân tích tính hoà hoa của tố hữu trong bài thơ VB mà mình vừa nhận được
đề ! bất lực!

cái đề mà bạn nói công nhận khó thật đó,:-SS mình chưa bao giờ gặp lun á, mà cũng chưa nghe thầy cô nào nói hết
 
G

Godot

các bác giúp em đề văn này với: Những suy nghĩ của em từ sự so sánh tính cách nhân vật tràng trong "vợ nhặt" của Kim Lân và nhân vật người đàn ông hàng chài trong "chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu.

Cám ơn Lethiminhson.
Một đề văn lạ nhưng rất thú vị vì gợi nhiều suy nghĩ, liên tưởng. Theo mình, các ý kiến các bạn nêu ra ở trên đều chính xác. Tuy nhiên, chưa thấy bạn nào đi đến tận cùng của vấn đề, nghĩa là lí giải nguyên nhân của sự khác biệt ấy.

- Dễ nhận thấy những điểm tương đồng của hai nhân vật: đều là những người đàn ông khỏe mạnh, mang trong mình sức mạnh thể chất cùng với bản chất hiền lành, chất phác. Họ đều nghèo, khổ về vật chất và thiếu thốn về văn hóa tinh thần (thất học hoặc sống cuộc sống tăm tối về tinh thần). Họ đều lập gia đình với ước mơ hạnh phúc, đều phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh .....

- Điểm khác:
Nhìn bề ngoài, có vẻ Tràng là nhân vật "chính diện", thể hiện cho sự khao khát, ước mơ vươn lên của con người, chiến thắng hoàn cảnh (nạn đói - cái chết) để sống và sống hạnh phúc (và mang lại hạnh phúc cho người khác - ở đây là gia đình nhỏ của Tràng) còn người đàn ông trong CTNX lại là hình ảnh "phản diện", thể hiện những gì u tối, tàn độc, tha hóa, không những không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà còn hành hạ, đánh đập vợ con tàn nhẫn. Nhưng thực sự, khi đặt trong thế so sánh giữa hai nhân vật này, mình chợt có suy nghĩ: Phải chăng Người đàn ông trong CTNX có thể là sự tiếp nối của Tràng ? Vợ nhặt kết thúc bằng chi tiết miếng cháo cám nghẹn bứ trong cổ họng Tràng (hiện thực nghiệt ngã) cùng với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật (dự đoán tương lai). Nhưng ai biết cuộc sống của Tràng và người vợ nhặt sẽ ra sao ? Trước mặt họ sẽ là 20 năm chiến tranh gian khổ, là thời kì bao cấp khó khăn, thiếu thốn .... Ai biết Tràng có còn giữ được tính hiền lành, chất phác trước bao thử thách khắc nghiệt trong cuộc mưu sinh ? Cuộc sống của cái gia đình bé nhỏ ấy có hạnh phúc ? Những người lạc quan và nhìn cuộc sống một cách dễ dãi tin vào điều đó. Văn học một thời (thời kháng chiến và cả 10 năm hậu chiến) tin vào điều đó.

Nguyễn Minh Châu có tin vào điều đó không ? Mình không biết. Nhưng chắc chắn một điều, ông không nhìn c/s một cách đơn giản, một chiều. Cuộc sống không chỉ là ước mơ về một tương lai tươi sáng mà là, và trước hết là thực tại nghiệt ngã đang hàng ngày, hàng giờ thử thách, dày vò, tha hóa con người. Và với cái nhìn hiện thực đó, nhân vật Người đàn ông có thể xem như một Ngã rẽ số phận của Tràng - một phương án không hoàn hảo, nhưng hiện thực (vì thực tế cuộc sống có biết bao số phận như thế). Sáng tạo nhân vật này, cũng như nhiều nhân vật và chi tiết trong tác phẩm, NMC muốn ĐỐI THOẠI với quan điểm vốn ngự trị trong văn chương giai đoạn trước và vẫn còn phổ biến trong văn học đương thời: Cái nhìn quá ư dễ dãi, đơn giản về con người, cuộc đời, về hiện thực (điều này không có nghĩa rằng nhân vật Tràng của nhà văn Kim Lânlà sản phẩm của một quan điểm phiến diện, tư tưởng lạc quan tếu).

Thực tế cuộc sống đã có quá nhiều thay đổi. Cách nhìn người, nhìn đời, cách viết của nhà văn cũng phải thay đổi để theo kịp những thay đổi của cuộc sống, để văn học tiếp tục thực hiện tốt thiên chức của nó. Và kết lại, mình muốn khẳng định, nguyên nhân làm nên sự khác biệt giữa tính cách, số phận của hai nhân vật Tràng trong VN và Người đàn ông trong CTNX chính là ở quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá hiện thực của nhà văn cũng như dụng ý nghệ thuật của tác giả.

Ý đoản ngôn trường, mong mọi người góp ý và thảo luận.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom