[NV11] Dàn ý bài thơ Từ ấy & Chiều tối

H

hobgoblin

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như đã nêu trên tớ đang cần gấp 1 dàn ý của bài "chiều tối" và "từ ấy" bạn nào rảnh thì làm hộ mình nhé mình xin cảm ơn và hậu tạ

Giúp mình nhé!!! Hậu tạ to đấy

P/s: Dàn ý sơ lược thôi cũng được kiểu chỉ ra cái mở thân với kết thôi ko cần phân tích
 
Last edited by a moderator:
H

hoabattu1072000

bài " Từ ấy" nè:
MB: Trong nền văn học VN, Tố Hữu đã để lại không ít những tác phẩm viết về chặng đường cách mạng lịch sử. Năm 1983, ông đã sáng tác tập thơ "từ ấy" như để phản ánh chân thật chặng đường cách mạng của ông.
TB: cần nêu ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp ấy như:
- Ẩn dụ: "mặt trời chân lí": chân lí luôn sáng trong lòng những người cách mạng, "khối đời" : những người củng đoàn kết, cùng khổ...
- So sánh: "hồn tôi là một vườn hoa lá" : so sánh ngang bằng: tâm trạng vui vẻ, lạc quan, niềm vui sướng vô hạn.
=> Ẩn dụ nhằm khẳng định, nhấn mạnh lí tưởng cách mạng.
- Điệp từ: để, là: nói lên sức mạnh của sự đoàn kết.
Còn gì nữa thì bạn tự kể tiếp nha.
cần nêu ra được 3 luận điểm chính:
đoạn 1: Nói lên niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
đoạn 2: Biểu hiện trong nhận thức mới về lẽ sống.
đoạn 3: Sự chuyển biến to lớn trong tình cảm.
KB: nêu lên cảm nhận về bài thơ.
Tuy em chỉ biết chút ít nhưng mong là có thể giúp được phần nào.
chúc thành công.
 
H

hailan747

ủa
hình như hoa bất tử không hiểu rõ lắm về hai chữ "từ ấy "thì phải
.................................................................................................................................
 
H

hailan747

bài CHIỀU TÓI này
A mb
-khái quát về tác giả hồ chí minh
-giới thiệu suát sứ hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
B tb
-phân tích kĩ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ
+trên đường chuyển lao từ tĩnh tây đến thiên bảo suốt một ngày dài với xiềng xích đi bộ dg rừng đến tận chiều tối mà chưa dc nghỉ chân
+chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác -một con người xa quê
-khung cảnh chiều tối nơi núi rừng
+bút pháp chấm phá
+bức tranh chiều đầy ấn tượng
+pong vị cổ điển của thơi đường thơ tống và sự sáng tạo riêng trong nghệ thuật của bác
=>vẻ đẹp tâm hồn người
-bác xuát hiện như một con người đời thường hoà mình với cảnh vật thiên nhiên
+bao cảm xúc bao khát khao chợt tràn về trong khung cảnh hùng vĩ ấy
+ý chí nghị lực phi thường của bác
_bức tranh con người trong đời sống sinh hoạt
+hình ảnh con ngưòi trở thành trung tâm của bức tranh chiều
+cuộc sống lao khổ của người lao động
=>tình yêu thương lngf nhân ái của bác đã vượt qua biên giới bao trùm cả nhân loại
_sự vận động hình tượng thơ
+lặp từ điệp ngữ
+nhịp điệu câu thơ và ý nghĩa của nó
+phân tích rõ chữ "hồng "ở cuối câu
=>cảm nhận về trái tim của người
=>trong thơ có cảnh trong cảnh có tình(bạn tự phân tích nhá)
_đáng giá khái quát về toàn bộ tác phẩm
C kb
cảm nhận của bản thân
+về nghệ thuật
+về nội dung
+về tâm hồn bác trong bài thơ


trong bài có thể nêu các dẫn chứng cụ thể như
_vần thơ của bác vần thơ thép
mà vẫn bao la bát ngát tình
_ình ảnh cánh chim
+làn mây gió cuốn chim bay mỏi(bà huyện thanh quan)
+chim hôm thoi thót về rừng(nguyễn du-truyện kiều)
_bác sống như trời đất của ta
yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa(tố hữu)
_năm mươi ba cây số một ngày
áo mũ dầm mưa rách hết giày
_lien hệ với thơ xưa
+lom khom dưới núi tiều vài chú
lác đác bên sông chợ mấy nhà
+nên nỗi thân em vừa nửa tuỏi
đã phải theo mẹ ở nhà pha
_nghe nói xuân này trời đại hạn
mười phần thu hoạch chỉ đôi phần(long an-đồng chính,hcm)
_khắp chốn nông dân cười hớn hở
đồng quê vang dạy tiếng ca vui(cảnh đồng nội ,hcm)

mình bết đến thế thui mong các bạn thông cảm
chúc các bạn học tập tốt
sắp thi cuối kì rùi
chúc tất cả mọi người thi tốt kết quả cao
 
M

monkey2992

Bạn có thể post bài từ ấy đc ko ạ,mình cần pài đó...........nếu đc cám ơn bạn nhiều...thanksssssssssssssssssssssssssss
 
C

congchualolem_b

I. Giới thiệu
1. Tác giả
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ông có vị trí vẻ vang trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. O�ng thường nói đến vấn đề chính trị lớn lao của đất nước với cảm xúc và đậm đà màu sắc dân tộc.
- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
2. Sự nghiệp
Ông đã viết 5 tập thơ nổi tiếng:
-Từ ấy (1937 - 1946)
Việt Bắc (1955 - 1961)
Gió lộng (1955-1961)
Ra trận (1962 - 1971)
Máu và hoa (1972 - 1977)
Sự nghiệp thơ ca của ông gắn với sự nghiệp CM, phản ánh chân thật những chặng đường CM đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
I. Giới thiệu
1. Tác giả
3. Tác phẩm
Câu hỏi: Bạn hãy cho biết tên một bài thơ của ông mà mình đã học?
Xuất xứ:
Bài thơ trích trong phần "Máu lửa" của tập thơ "Từ ấy" (tập thơ gồm 3 phần: "Máu lửa", "Xiềng xích", "Giải phóng".
Bài thơ được sáng tác vào 7/1938
b) Chủ đề:
Bài thơ bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của Tố Hữu. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng
c) Bố cục:
Chia 3 đoạn:
Đoạn 1: Khổ đầu - Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Đảng
Đoạn 2: Khổ 2 - Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng
Đoạn 3: Đoạn còn lại - Sự khẳng định của nhà thơ
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bắp cù bơ
II. Phân tích
1. Niềm say mê náo nức của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng Cách mạng
" Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim"
-Từ ấy: dấu ấn quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời người thanh niên Tố Hữu
-"Bừng nắng hạ", "Mặt trời chân lý", "Chói qua tim" : hình ảnh ẩn dụ
+ "Bừng" : ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
+ "Chói" : ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
ánh nắng toả sáng rực rỡ , chói chang bắt nguồn từ mặt trời chân lý -lý tưởng cách mạng ,soi sáng trong lòng tác giả
Câu hỏi: Bạn hãy cho biết hình ảnh ẩn dụ trong 2 câu thơ trên?
"Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Hồn tôi - Vườn hoa lá: Hình ảnh so sánh ? Tố hữu sung sướng lí tưởng Cộng sản cũng như cỏ cây đón nhận ánh sáng mặt trời. Lí tưởng đã mang lại sức sống và niềm tin yêu cuộc đời cho tất cả mọi người
Câu hỏi: Hai câu thơ trên đã sử dụng hình ảnh so sánh, bạn hãy cho biết đó là hình ảnh nào?
2. Lời tự nguyện của nhà thơ khi giác ngộ lí tưởng Đảng
"Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khặp muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"
- Động từ "buộc", "trang trải": những hành động có tính tự nguyện .
-"Lòng tôi ","tình ","hồn tôi"gắn liền với "mọi người ","trăm nơi","bao hồn khổ" ? sự gắn bó đồng cảm sâu xa giữa cái tôi riêng và cái ta chung ,giữa tấm lòng nhà thơ với khối đời chung của nhân dân lao động .
3. Sự khẳng định của nhà thơ
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm ,cù bất cù bơ."
-"đã là", "là con","là em", "là anh": tình cảm đầm ấm ,thân thiết, gắn bó và gần gũi
- Đối tượng :"vạn nhà ", "vạn kiếp phôi pha", "vạn đầu em nhỏ ": quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.
Sự chuyển biến trong tâm trạng của Tố Hữu: tấm lòng đồng cảm, xót thương đối với mọi người lao khổ . Qua đó cỏn thể hiện lòng câm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ.
4. Nghệ thuật
-Sử dụng biện pháp tu từ : ẩn dụ ,so sánh , diệp từ
-Thể thơ thất ngôn, 1 thể thơ truyền thống
-Ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp diệu
-Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình.
III. Tổng kết
Bài thơ Từ ấy là tâm niệm của một người thanh niên yêu nước, giác ngộ lý tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi có ánh sáng lý tưởng cách mạng soi rọi. Sự vận động ấy của tâm trạng nhà thơ được thể hiện bằng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ; các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhịp điệu.


Nguồn: **********

Vì gấp quá và em k có thời gian nên chỉ có 1 bài thế này tìm trên mạng, hi vọng giúp anh (chị) đc ít nhiều.
 
P

phuc.hello

bài " Từ ấy" nè:
MB: Trong nền văn học VN, Tố Hữu đã để lại không ít những tác phẩm viết về chặng đường cách mạng lịch sử. Năm 1983, ông đã sáng tác tập thơ "từ ấy" như để phản ánh chân thật chặng đường cách mạng của ông.
TB: cần nêu ra các biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp ấy như:
- Ẩn dụ: "mặt trời chân lí": chân lí luôn sáng trong lòng những người cách mạng, "khối đời" : những người củng đoàn kết, cùng khổ...
- So sánh: "hồn tôi là một vườn hoa lá" : so sánh ngang bằng: tâm trạng vui vẻ, lạc quan, niềm vui sướng vô hạn.
=> Ẩn dụ nhằm khẳng định, nhấn mạnh lí tưởng cách mạng.
- Điệp từ: để, là: nói lên sức mạnh của sự đoàn kết.
Còn gì nữa thì bạn tự kể tiếp nha.
cần nêu ra được 3 luận điểm chính:
đoạn 1: Nói lên niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cách mạng.
đoạn 2: Biểu hiện trong nhận thức mới về lẽ sống.
đoạn 3: Sự chuyển biến to lớn trong tình cảm.
KB: nêu lên cảm nhận về bài thơ.
Tuy em chỉ biết chút ít nhưng mong là có thể giúp được phần nào.
chúc thành công.

Chẹp. Sai chỗ này rồi bạn ơi. Phải là 7/1938 chứ.
..............
 
B

besamvn

Đề bài: Tấm lòng nhân ái đến quên mình của Bác trong bài thơ Chiều tối

BÀI LÀM
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Người là Cha, là Bác, là Anh
Trái tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
“Người” mà Tố Hữu đề cập đến ở đây là ai? Vâng! Đó chính là Hồ Chủ tịch- vị cha già kính yêu của dân tộc ta, người đã từng trải qua hơn ba mươi năm bôn ba đi tìm đường cứu nước, người đã dẫn dắt lớp lớp nhân dân Việt Nam ta dành lại hòa bình. Với tấm lòng nhân ái , yêu nước thương nòi, Hồ Chí Minh đã hi sinh cả quãng đời riêng để cống hiến cho sự nghiệp chung của dân tộc. Và tấm lòng nhân ái đến quên mình ấy của Bác đã được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Chiều tối”.
“Chiều tối” là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập “Nhật ký trong tù”. Cảm hứng của bài thơ đươc gợi lên trên đường chuyển lao của tác giả từ nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối thu năm 1942.

Hai câu đầu tả cảnh vật trong buổi chiều tối, thế nhưng câu thơ không chỉ đơn giản là ghi lại cảnh vật mà còn bộc lộ tình cảm của nhà thơ.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không’

Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao biết chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ? Như thế nghĩa là cảm xúc từ trong lòng chim mà ra chăng? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mỏi mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Đó là nét tương đồng với cảm giác của nhân vật trữ tình lúc này: mệt mỏi, rã rời và cảm thấy cô đơn trên con đường đầy gian khổ của mình. Chòm mây trì hoãn, chậm chạp trôi từ chân trời này sang chân trời khác không biết bao giờ mới tới nơi, con đường của mây mới xa xôi và vô hạn biết chừng nào! Và hiển nhiên, khi trời tối nó vẫn còn lững lơ bay giữa tầng không, đó là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm dừng.
Mệt mỏi đấy, rã rời đấy nhưng Bác chưa bao giờ chán nản, chưa bao giờ buôn xuôi. Bởi lẽ vẫn còn đó cả một cộng đồng dân tộc bị áp bức đang chờ đợi một người có đủ tài trí để lãnh đạo họ đứng lên giành độc lập. Có lẽ, đã có lúc Người cũng giống như chú chim kia, cũng cảm thấy mỏi mệt, cũng muốn tìm lấy cho mình một chốn dừng chân trên con đường dài muôn dặm, thế nhưng ý thức cá nhân, ý thức dân tộc cùng tấm lòng nhân ái đã tiếp thêm sức mạnh cho con người ấy, và trên đường đi đầy gian lao, khổ cực của mình, Người vẫn lạc quan, yêu đời, Người vẫn mở hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống, vẻ đẹp của thiên nhiên. Cảm phục thay tấm lòng bao la, tấm lòng nhân ái đến quên mình của Bác. Chỉ có yêu dân, chỉ có thương dân như con mới có thể chịu đựng và hi sinh nhiều như thế!
Chỉ qua hai câu thơ mà vừa tả cảnh, vừa tả tình. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển, đó là cái tài năng nghệ thuật của Hồ Chí Minh.
Đến hai câu sau, bản lĩnh cứng cáp đã giúp người tù nhanh chóng thoát khỏi cô đơn và mệt mỏi để phát hiện ra sức sống:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
(Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng)
Hình ảnh “cô em xóm núi” trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cô em, bếp lửa tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong , bếp đã hồng lại tượng trưng cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Câu thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Tác giả sử dụng thành công cấu trúc điệp liên hoàn: “ma bao túc”, “bao túc ma”. Hoạt dộng xay ngô lặp đi lặp lại diễn tả vòng tuần hoàn của cối xay ngô. Ở đó, người ta nhận ra nhịp điệu trôi chảy của thời gian nhưng kì diệu chính ở chỗ nhịp điệu của thời gian hòa cùng nhịp điệu trong cuộc sống lao động của con người. Nhịp thời gian đã trở thành nhịp điệu của sự sống.
Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”. Bài thơ mang tên “chiều tối” nhưng lại kết thúc bằng một thứ ánh sáng rực rỡ. Chữ “hồng” chính là “nhãn tự” của bài thơ, thu được cả linh hồn, sức sống của toàn bài, nó tạo nên mạch vận động tuyến tính, đó là sự vận động của tự nhiên: đi từ tối tăm, lạnh lẽo, vắng vẻ nhưng sự vận động của mạch thơ lại là sáng rực, ấm áp, vui vẻ. Bút pháp “điểm nhãn” được tác giả sử dụng thành công, chỉ với một từ đã làm sáng rực cả bài thơ. Điều đó thể hiện niềm tin tưởng, ý chí kiêng cường của người tù cộng sản. Thế mới biết, dù hoàn cảnh có khắc nghiệt tới đâu, nhà thơ-chiến sĩ Hồ Chí Minh vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Không có một ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu con người rực cháy trong tim thì không thể nào ghi lại được hình ảnh một ngọn lửa đẹp đến thế trong thơ. Với một từ “hồng”, Bác đã thắp lên cho mình và cả toàn thể dân tộc một thứ ánh sáng, một tia hi vọng về tương lai tốt đẹp của dân tộc.
Trong những tháng ngày bị bắt, Bác đã bị giải đi rất nhiều nhà lao, trải qua biết bao gian lao và khổ cực, thế nhưng Người chưa bao giờ có một lời than vãn, ngược lại vẫn luôn lạc quan, tự động viên mình, động viên ý chí cả đồng bào bằng những vầng thơ sâu sắc, chứa chan tình cảm:
“Năm mươi ba cây số một ngày
Áo mũ dầm mưa, rách hết giày;
Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ ,
Ngồi trên hố xí đợi ban mai”
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo)
Đọc bài thơ này, ta mới có dịp hiểu thêm những gian nan mà Bác phải trải qua. Thế nhưng cuối bài, lại là một thứ ánh sáng rực rỡ của “ban mai”. Bác luôn hi vọng về cái tốt đẹp của mai sau để có dũng khí đối diện với những khó khăn, vất vả hiện tại, và có đối diện, có vượt qua được khó khăn, vất vả hiện tại thì Bác mới có thể thực hiện được sứ mệnh cao cả của mình ở tương lai. Toàn thể hơn một triệu đồng bào đang chờ đợi sự dìu dắt của một con người.
Bài thơ bốn dòng, hai mươi bảy chữ, đã thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại, kiêng cường vượt qua mọi hoàn cảnh sống và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh-người chiến sĩ, nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống. Qua bài thơ, người ta càng cảm nhận được tấm lòng nhân ái, yêu nước thương nòi và hi sinh đến quên mình của Bác.


Mong các bạn xem và nhận xét cho mình qua Emabesebessam@gmail.com nha!
Thanks!!!
 
Top Bottom