Nguyễn Tuân

T

tungvenh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Tiểu Sử
-Nguyễn Tuân sinh năm 1910 mất năm 1987 là người xã Nhân Mục thôn Thượng Đình nay thuộc phường Nhân Chính-Thanh Xuân. Ông sinh ra trong 1 gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.Ông lad 1 ngươi tính tình phóng khoáng,giàu lòng yêu nước. Cách mạng tháng 8 thành công ông đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến . Ông đã trở thành 1 cây bút tiêu biểu với đề tài viết về cuộc sống mới, hình ảnh con người mới trong cách mạng và kháng chiến.
-Ông để lại 1 sự nghiệp văn học độc đáo, phong phú . 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2) Con người
-Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nước của ông gắn liền với các giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ , phong cảnh đẹp của quê hương, những thú vui tao nhã. Nguyễn Tuân là 1 nghệ sĩ giàu cá tính đọc rộng, hiểu nhiều,tài hoa,uyên bác. Nghệ thuật là 1 hình thức lao động nghiêm túc và " khổ hạnh " , là 1 nhà văn biết quý trọng thực sự nghề nghiệp của mình . Với ông nghề văn luôn đối lập với sự "thụ lợi".
3) Phong cách nghệ thuật: là 1 nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo sâu sắc. Mỗi trang viết của ông đều tài hoa và uyên bác
+) Tài Hoa ở chỗ: Nguyễn Tuân luôn tiếp cận văn học thẩm mĩ của sự vật , khen hoặc chê
+) Uyên Bác ở chỗ: luôn vận dụng tri thức của những ngành văn học nghệ thuật khác nhau để quan sát hiện tượng và sáng tạo hình tượng
- Văn Nguyễn Tuân có khuynh hướng tao đàm những cái phi thường xuất chúng gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội , khủng khiếp , đẹp phải tuyệt vời , tài hoa phải siêu phàm.
-Nếu trước cách mạng ông tìm vẻ đẹp của vang bóng 1 thời thì sau cách mạng mỗi nhân vật của ông dù thuộc thể loại nào thì cũng là 1 nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
 
T

thailong31

Phong cách nghệ thuật của NT:
a/ Trước CMT8: có thể nói là cô đúc trong một chử "Ngông": Ngông là thái độ khinh đời, làm khác đời dựa trên cái tài hoa, sự uyên bác và nhân cách hơn đời của mình
- NT là 1 người tài hoa uyên bác: Sự tài hoa uyên bác của ông thể hiện ở các điểm sau
+ Tiếp cận mọi sự vật ở mặt văn hóa thẫm mĩ để khám phá và... khen chê.
+ Vận dụng trí thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật để quan sát hiện thực, sáng tạo hình tượng.
+ Nhìn người ở phương diện tài hoa nghệ sỉ, tạo nên những nhân vật tài hoa để...đem đối lập với những con người bình thường, phàm tục.
+ Tô đậm cái phi thường, gây cảm giác mãnh liệt dữ dội.
- NT là 1 con người có nhân cách đạo đức hơn đời: chổ dựa ở thái độ "ngông" của ông không chỉ ở sự tài hoa uyên bác mà còn ở đạo đức hơn đời của ông. Cái gốc của nhân cách đạo đức của NT là lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, niềm tha thiết với cái đẹp của văn nghệ, của phong tục tập quán, của thiên nhiên và những thú chơi tao nhã.
b/ Phong cách nghệ thuật của NT sau CMT8: có những chuyển biến quan trọng. Thái độ ngông nghênh khinh bạc không còn nữa, Giọng văn chủ yếu là tin yêu đôn hậu
- Nếu trước CMT8 NT luôn bi quan đối với hiện tại và tương lai. Ông chỉ tin vào cái đẹp của quá khứ. Người tái hoa cái đẹp luôn lạc lõng. cô độc giữa cuộc đời phàm tục thì sau CMT8 ông vẫn ngợi ca những con người tài hoa ấy, vẫn hướng đến những cái gì phi thường mãnh liệt, vẫn vạn dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật để quan sát và mô tả, vẫn tô dậm phong cách và cá tính độc đáo của mình. Điều khác là tinh thần dân tôc và lòng yêu nước được phatf huy mạnh mẽ trong tác phầm của ông. Cái đẹp của người tài hoa có thể tìm thấy trong nhân dân, trên mọi lĩnh vực
- Tuy nhiên, trên những trang văn phong cách riêng của ông vẫn rất rõ nét: Thiên nhiên vẫn còn là những công trình thiên tạo tuyệt vời, anh bộ đội , ông lái đò, thậm chí chị hàng cốm, người bán phở... cũng là những con người tài hoa nghệ sỉ trong nghề nghiệp của mình
c/Thể loại tùy bút và sáng tác phù hợp với phong cách của NT: vì nó mang tính chủ quan và rất tự do phóng túng. Nhân vật chủ yếu là cái tôi của NT. Mạch văn biết hóa rất linh hoạt nhưng đôi khi ... khó hiểu
- Văn xuôi giàu hình ảnh nhạc điệu, từ vựng phong phú và rất sáng tạo trong cách dùng từ, đặt câu
Với NT văn chương phải là văn chương, nghệ thuật phải là nghệ thuật, mà đã là nghệ thuật thì phải ... độc đáo. Tài phải đi đôi với tâm, ấy là thiện lương, là lòng yêu nước, là nhân cách trong sạch.
Văn của ông đôi lúc khó theo dõi, nhiều đoạn tham kiến thức nên trở nên thành ... nặng nề
 
H

hocmai.thaodinh

Bạn có chú ý đến "vang bóng một thời"

Đã nói đến văn của Nguyễn Tuân thì không thể không nhắc đến "Vang bóng một thời" - tác phẩm mang đến cho nhà văn sự thành công vang dội, từ đây người đọc mới thực sự biết đến tài năng nghệ thuật Nguyễn Tuân.
Người ta thường chú ý đến những con nguời đựoc miêu tả trong "Vang bóng một thời": ông Huấn Cao, cụ Tú Lan,ông cử Hai, vợ chồng ông phó sứ... Đó là những con người tài hoa, có vẻ đẹp thanh cao và cuộc sống vượt khỏi những bó buộc của danh lợi thường tình.Họ là hiện thân của vẻ đẹp xưa mà Nguyễn Tuân say mê kiếm tìm, chiêm ngưỡng, ngợi ca bằng tất cả tình yêu, niềm kính phục.
Bên cạnh đó, góp phần không nhỏ tạo nên nét đẹp của tập truyện chính là thế giới đồ vật cực kì phong phú mà nhà văn đã dày công miêu tả. Đó là những trang phục đời thường thể hiện tính cách, phẩm giá con người: cá tính mộng mơ đậm chất nghệ sĩ trong màu hỏa hoàng- sắc áo của Mộng Liên, sắc áo xanh nho nhã của cậu Tú...Người xưa đã nói "y phục xứng kì đức"- điều ấy thật đúng lắm thay.
Đó còn là những bộ ấm trà mang theo linh hồn của nghệ thuật thưởng trà, mỗi chiếc ấm, mỗi cái chén đều ẩn dấu trong nó cả một sự tích. Đó là những viên kẹo Thạch lan hương khong chỉ có vị ngọt của kẹo mà còn ấp ủ cả hương thơm của những bông lan quý.
Người ta còn thấy trong tập truyện này những con dao nước thép sáng quắc, cây mai của nghệ thuật "ném bút chì", cây đao chém cổ người sắc ngọt.. khiến bao người hoảng sợ.Rồi những đồ vật mang tính kì ảo: con thuyền phi băng băng vượt không gian,những viên đá trên đỉnh non Tản, cái lá trúc mảnh mai mà trở thành lưỡi dao sắc nhọn trừng trị những kẻ dám tiết lộ bí ệnt của chốn non thiêng...
Nếu chú ý tìm hiểu bạn sẽ thấy thế giới đồ vật phong phú ấy đem đến cho bạn rất nhiều điều thú vị.
 
F

faustvn01

Chùa đàn - yêu ngôn đầy mê hoặc của Nguyễn Tu

Lâu rồi mới thấy hocmai.thaodinh "tái xuất" diễn đàn. Vui vui là. Xin có đôi dòng "a dua" cho bài viết đỡ bị xếp vào danh sách spam.

Đọc Nguyễn Tuân, ấn tượng nhất với Chùa đàn - một tác phẩm mà về mặt thể loại, người ta còn đang tranh cãi xem nên xếp vào truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyết, mà về mặt nội dung, đố ai dám nói rằng đã hiểu hết, cảm hết cái hay của nó. Một truyện được viết từ hơn sáu mươi năm trước, trong những ngày đầu sau CM mà vẫn khiến mình kinh ngạc (chứ không chỉ ngạc nhiên). Một thứ yêu ngôn đầy mê hoặc. Dẫu sao, mình vẫn không thực thỏa mãn với cách phân tích tác phẩm của thầy: Một truyện thể hiện những nỗ lực đau đớn (cả về thể xác và tinh thần) của nhà văn trong quá trình nhận đường, lột xác những năm đầu sau cách mạng. Với đặc điểm hình tượng nhân vật, cách kết cấu tác phẩm, ngôn ngữ sử dụng... mình vẫn tin tác phẩm còn tiềm chứa những nội dung tư tưởng khác, những thông điệp khác. Dẫu sao cũng không thể phủ nhận sự lôi cuốn, hấp dẫn mãnh liệt của tác phẩm. Các bạn nếu có điều kiện thì tìm đọc và tự cảm nhận về tác phẩm nhé (tác phẩm này cũng đã được chuyển thể thành phim với nhan đề: "Mê Thảo thời vang bóng").
Một làn nữa, rất vui thấy thaodinh trở lại.
 
P

phuongkoyeu

cái này hay nha
sắp thi ĐH mà tớ còn lơ mơ về NT lắm
khó đọc và khó hiểu kinh khủng
cảm ơn mọi người nhá
 
M

maichi189

bài khó nhưng hay.thi tơt nghiệp vưa rùi mình làm

MÌNH THÍCH CON NGƯỜI NGUYẾN TUÂN.CON NGƯỜI TỪNG TRẢI,HIỂU ĐỜI ,HIỂU NGƯỜI.CON NGƯỜI SỐNG NGANG TÀN VÀ NHIỀU BÍ ẨN
 
Top Bottom