[ngữ văn 9]lập dàn ý đề: tinh thần tự học giùm nha!! thanks

B

bengoc5

TỰ HỌC
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.
 
  • Like
Reactions: hà chily and X DUY
N

nuhoang_banggia8100

de et

:)
MB: vấn đề tự học trong nhà trường hiện nay đang được nhiều người quan tâm, ngay cả các học sinh ở bậc trung học cơ sở.
TB:
a) giải thích thế nào là tự học:
Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng của từng người. Hoạt động này đòi hỏi phải tự vận động. Bản chất của việc học chính là tự học.
Tự học chính là tự mình vận động để tìm đến kiến thức và rèn luyện để hình thành các kĩ năng cho mình. Tất nhiên có thầy có bạn nhưng mình tự học là chính.
Tự học mới có thể phát huy được tìm năng, nội lực của bản thân để vươn lên đạt kết quả.
b) Bàn về tinh thần tự học:
Phải có kế hoạch tự học, kiên trì vượt khó để vươn lên trong việc học.
Phải kết hợp nhuần nhị giữa tự học với học thầy, học bạn.
KB: nêu cao tinh thần tự học để nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường và để tự học suốt đời.
 
N

nuhoang_banggia8100

1. Thế nào là tự học ? - Tự học là không ai bắt buộc mà tự mình tìm tòi, học hỏi để hiểu biết thêm.

2.Lợi ích và hứng thú của công việc tự học ?
- Ở bất cứ bộ môn nào, lĩnh vực nào, kiến thức cũng liên tục thay đổi theo những kết quả nghiên cứu mới, đáp ứng yêu cầu do cuộc sống đặt ra. Trong khi đó, kiến thức ở trường học phải theo một khung chương trình nhất định, phù hợp với nhiều đối tượng, nên có khi không bắt kịp sự thay đổi đó, không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người học.
- Tự học giúp chúng ta bổ khuyết nền giáo dục ở trường, bắt kịp những kiến thức phong phú, mới mẻ, đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Dù làm ngành gì, nghề gì cũng cần tự học thường xuyên. Nếu không chúng ta sẽ trở nên lạc hậu, cũ mòn.
- Đồng thời, bên cạnh việc đem lại những kiến thức, việc tự học cũng đem lại sự hứng thú, yêu thích lĩnh vực mà mình theo đuổi.

3. Tự học như thế nào để đạt hiệu quả ?
- Có hai kiểu tự học chính: tự học có người chỉ dẫn và tự học không có người chỉ dẫn. Tuy nhiên, dù học theo kiểu nào, hình thức tự học quan trọng nhất vẫn là đọc sách. (Gần đây có thêm hình thức truy cập thông tin trên mạng Internet, tuy nhiên đó cũng chỉ là nguồn thông tin khác nhau. Điều quan trọng nhất vẫn là cách đọc và xử lý thông tin của người tự học)
- Đọc sách là một việc quen thuộc của người tự học và mỗi người có thói quen đọc sách khác nhau. Tuy nhiên, cần phải rèn luyện những kỹ năng, thói quen tốt để việc đọc sách thực sự có hiệu quả .
- Quan sát, tìm hiểu trong thực tế cuộc sống ở lĩnh vực bộ môn mình nghiên cứu .
- Lịch sử khoa học-nghệ thuật thế giới đã có những tấm gương tự học vĩ đại: nhà bác học Ê-đi-xơn, tác giả của hàng ngàn phát minh khoa học có ích cho nhân lọai, đại văn hào Nga Mácxim Gorki, người coi cuộc sống là "những trường đại học của tôi"....Việt Nam cũng có những tấm gương như thế :Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn tự học không ngừng ở nhiều lĩnh vực, biết nhiều ngọai ngữ; học giả Đào Duy Anh, tác giả nhiều từ điển, nhiều công trình nổi tiếng ....vv
 
J

jann.nguyen

người không học như ngọc không mài,đã học thì phải hpcj cho ra trò...!

DÀN BÀI NÈ:
1.mở bài:trong thực tế,những ai cắp sánh đến trường thì đều được học một chương trình như nhau,những thầy cô giáo như nhau nhưng trình độ của mỗi ng thường rất khác nhau.Bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc vào nhiếu phương pháp và hiệu quả tự học của họ,nói cách khác tự học là một trong những nhân tố quyết định kết quả học tập của mỗi người.
2.thân bài
A.giải thích:
_học là hoạt động thu nhận kiến thức,luyện tập kĩ năg do ng khác truyền lại.
_Tự học là chủ động học tập bằng cánh đọc sách,suy ngẫm,khám phá,biến những kiến thức của sách vở,của ng khác thành kiến thức của mình.
B.những biểu hiện của tự học:
_Tự học là tự mình soạn bài ở nhà,giải trước các bài tập,tìm hiểu thêm kiến thức mới,có ý thức vượt qua mọi khó khăn trở ngại để tự học một cánh có hiệu quả,ý thức ấy dần dần trở thành một nhu cầu thường trực đối với ng học tập.
C.Phê phán những biểu hiện chưa có tinh thần tự học:
_đến lớp không nghe thầy giảng bài,khôg ghi chép bài đầy đủ,không tập trung suy nghĩ,về nhà không soạn bài ,không làm bài,không thu được kiến thức.Dẫn đến chán học.
3.kết bài:khẳng định vai trò của tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người..
 
L

linhkieuvx

tự học

I. Mở bài
- Giới thiệu về tinh thần tự học
- Nêu khái quát vai trò của tinh thần tự học đối với học sinh
II. Thân bài
- Gọi tên vấn đề
+ Thế nào là học? (Học là quá trình thu nhận kiến thức, rèn luyện kĩ năng do người khác truyền lại)
+ Thế nào là tự học? ( Tự học là sự chủ động suy nghĩ tự khám phá, nghiên cứu các kiến thức để hiểu rõ bản chất của vấn đề)
- Đánh giá ý nghĩa của tự học: Tinh thần tự học thể hiện ý thức học tập cao của học sinh.Nó cũng thể hiện sự sáng tạo , ham hiểu biết, không ngừng vươn lên để chủ động thu nhận những tri thức có ích, làm hành trang cần thiết để bước vào cuộc sống. Chỉ có nêu cao tinh thần tự học thì mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
- Cần có phương pháp tự học có hiệu quả:
+ Tự đề ra cho mình kế hoạch học tập hợp lý, phù hợp với việc học tập trên lớp
+ Chủ động tìm sách vở, tư liệu tham khảo cho từng bộ môn được học trong nhà trường nhằm nấng cao vốn hiểu biết về bộ môn đó.
+ Tạo cho mình thói quen ghi chép một cách khoa học những tri thức tiếp thu được qua sách vở, tài liệu hay các phương tiện truyền thông.
III. kết bài
- Tinh thần tự học là phẩm chất đáng quý đối với mỗi người, nhất là đối với học sinh.
- Cần phải phát huy tinh thần tự học để luôn tiếp cận được với những tri thức mới nhất của nhân loại.:)
:p:-j:-$:x:):(:confused::-j
 

Trung2782002

Học sinh
Thành viên
23 Tháng tư 2017
49
10
31
21
Quảng Ninh
Dàn ý nghị luận xã hội về tinh thần tự học
------------------
Đặt vấn đề:

Lê nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi". Câu nói đó luôn có giá trị ở mọi thời đại, đặc biệt trong xã hội ngày nay đang hướng tới nền kinh tế tri thức, nó đòi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà tinh thần tự học có vai trò vô cùng quan trọng .

1. Giải thích các khái niệm:

Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

2. Bình luận về tự học:

a. Vai trò của tự học :
Tự học giúp ta lĩnh hội tri thức một cách chủ động, toàn diện, hứng thú
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
Tự học là con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b. Tự học như thế nào cho có hiệu quả:
Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội....
Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c. Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay

3. Bàn bạc mở rộng: Bài học cuộc sống
Bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng của sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường chinh phục tri thức.
Mỗi con người cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
 
Top Bottom