[Ngữ văn 8] Thuyết minh về kính đeo mắt

Z

zucchini

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là bài làm của mình, có sử dụng 1 số tư liệu trên internet. Pà kon cho ý kiến nhá^^!


Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn
 
  • Like
Reactions: khongvantien
N

nofewensaodk

Chiếc mắt kính
Đa số người mang kính cận, viễn, loạn,... đều lấy làm vui mừng nếu họ không phải mang kính. Một số người phải bỏ ra một số tiền lớn làm phẫu thuật nhằm thoát khỏi cảnh nhìn đời qua hai mảnh ve chai.
Sản phẩm mới nào sẽ xuất hiện và khách hàng của loại sản phẩm mới này là ai, nếu chúng ta thử cắt bỏ thành phần chính yếu nhất của tròng kính thuốc ?
Câu trả lời là sản phẩm mới sẽ là loại kính đeo mắt có tròng kính 0 đi-ốp và khách hàng của loại kính này sẽ là một số người thích đeo kính !!! Tại sao có người lại thích đeo kính trong khi một số người khác phải tốn tiền để tháo bỏ kính ??? Lý do là những người này khi mang kính họ trông có vẻ thông minh, trí thức, đẹp trai, thời trang hơn,..... hay họ thích đeo kính cho giống thần tượng của họ. Ví dụ rất nhiều em nhỏ sẽ rất thích đeo kính để giống như Harry Potter. Một sản phẩm mới, một thị trường mới mở ra cho các hãng sản xuất kính với số tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hầu như bằng 0 !!!!!!
Ngày nay hầu hết các chính khách và những người nổi tiếng đều đeo kính thì phải. Thật thú vị nếu biết được rằng lịch sử sẽ đi theo hướng nào nếu ngày xưa các bậc vua chúa đều đeo kính (tất nhiên nếu như thật sự họ cần đến kính). Vì như vậy họ đã có thể nhìn mọi vật, mọi việc tốt hơn và chắc hẳn đã trị vì các quốc gia tốt hơn!

Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352.

Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi.

Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Ngày nay ngoài việc giúp con người đọc và nhìn tốt hơn , những chiếc kính còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Những chiếc kính dâm giúp chúng ta đỡ chói mắt và cản những tia nắng mặt trời có thể làm hại mắt. Người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực... để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Các bác sĩ mắt cảnh báo, không hiểu do tiết kiệm tiền hay không được tư vấn sử dụng mà rất nhiều bạn trẻ dùng kính áp tròng mà không có dung dịch ngâm rửa và nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng nếu không đủ nước sẽ làm mắt khô, kính cọ xát vào giác mạc dễ gây viêm, sưng đỏ và rách giác mạc.

Nhiều bạn trẻ không hề hay biết là đeo kính áp tròng trong vòng từ 10-12 tiếng, người sử dụng phải nhỏ mắt từ 6-8 lần. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước…
Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống lóe) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.
Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính, như giúp ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...


Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng ,màu sắc phong phú.
Tuy chỉ đóng vai trò phụ nhưng kính có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của bạn.Hãy chọn lọai kính phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của “cửa sổ tâm hồn”.Nếu khéo chọn,một chiếc kính vừa có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nổi bật đường nét riêng.
Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính.Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính ,giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ.Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ.Sở hữu làn da trắng,khuôn mặt trái xoan,bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng.Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn,hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông.Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu.Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng.Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình,bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang.
Thế nhưng,đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai

Chúc bạn thành công
 
  • Like
Reactions: connhokvotam
P

pokemon_011

“Trời mưa thì mặc trời mưa
Em không có nón thì chừa em ra”
(Ca dao)

im12104921921.jpg


Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt quê miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá, bồng bềnh theo con nước lớn nước ròng, dầm dãi nắng mưa sớm chiều... Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nói chung.
Ngày nay chiếc nón là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có cái nón lá đội đầu che mưa che nắng, và để làm duyên nữa, ngày xưa tổ tiên chúng ta đổ bao tâm sức để nghĩ ra và làm nên?
oo0oo
Chiếc nón có lá mặt ở xứ mình từ khi nào thì không ai biết? Nhưng từ xưa cái nón đã xuất hiện trong thơ cổ, không biết tác giả là ai.
“Dáng tròn vành vạnh vốn không hư,
Che chở bao la khắp bốn bờ.
Khi để (đội) tưởng nên dù với tán,
Khi ra thì nhạt (lạt) nắng cùng mưa.
Che đầu bao quản lòng tư túi,
Giúp chúa nào quen nghĩa sớm trưa.
Vòi vọi ngồi trên ngôi thượng đỉnh,
Ai ai lớn nhỏ đội ơn nhờ.”
(Thơ cổ)
Nón như vậy đã có mặt lâu đời ở nước mình rồi. Nón lá là “Ðồ dùng để đội đầu, hình chóp, tròn, thường lợp bằng lá màu trắng”.
Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã theo chân người nông phu ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được bà dùng để quạt đưa cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường.
Nón cùng với người lính thú xông pha ngoài chiến trận, nón theo tài tử giai nhân đi trẩy hội, nón theo cung phi vào cung cấm, nón theo các nàng công chúa, các bà hoàng đi chùa cầu duyên cầu tự.
Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng...
Chiếc nón còn có mặt trong sách vở thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ngợi ca tình yêu trai gái... và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong đời sống vô cùng đẹp và lãng mạn của người mình.
Nhiều loại nón ngày xưa, nay không còn được sử dụng và mai một.
Có loại nón được cách tân cho hạp với thời đại và thị hiếu thẩm mỹ của con người, làm cho chiếc nón vượt lên khỏi chức năng “che mưa che nắng”, trở thành đồ trang sức, làm duyên cho người phụ nữ. Có thể nói không sợ quá lời rằng: không có dân tộc nào có chiếc nón, như chiếc “nón lá” gắn bó, gần gũi với con người như dân tộc Việt Nam mình!
Nói về tên gọi chiếc nón thì ở nước mình phong phú lắm.
Theo thông thường, chiếc nón khi ra đời được đặt tên theo vật liệu làm nên nó. Như nón lá, nón rơm, nón đệm, nón lá buông, nón dứa, nón gõ, nón quai thao, nón móp, nón bài thơ... Chiếc nón cũng được đặt tên theo hình dạng, như nón chóp, nón dấu, nón mê, nón mẻ, nón thúng, nón chân tượng giống chân voi...
-“Tiếc vì nón lá quai mây,
Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm”.
-“ Ông già ông đội nón còi,
Ông ve con nít ông Trời dánh ông.”
(Ca dao)
Nón cũng còn được đặt tên theo địa phương sản xuất, như nón Nghệ, nón Huế, nón Tây Ninh, nón Tân Hiệp (Mỹ tho)...
“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”
(Ca dao Huế)
Nón chuyên dùng thì có tên như “nón tu lờ” của các nhà sư, “nón ngựa” dùng cỡi ngựa, “nón cụ”, nón quai thao, dành cho cô dâu, “nón dấu” dành cho lính thú đời xưa,...
(Cùng có nhiệm vụ để “đội chụp trên đầu”, nhưng không làm bằng lá thì gọi là cái mũ. Như mũ nan, mũ ni, mũ bạc, mũ cánh chuồn, mũ cánh tiên, mũ tai bèo, mũ bê rê, mũ cối,...)
“Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Ðầu đội nón dấu vai mang súng dài.”
Chiếc nón xuất hiện ở nước mình đầu tiên ra sao? - Không ai biết.
Bùi Xuân Phái chỉ biết lúc cái nón Bắc xuất hiện ở phố cổ Hà Nội cách đây 500 năm. Nón Bắc bấy giờ sản xuất ở làng quê với cái tên là làng Chuông, Thanh Oai tỉnh Hà Tây. Rồi chiếc nón làng Chuông được đem ra bán cho người Hà Hội. Tại phố cổ Hà Nội, nơi phố phường chật hẹp, người đông đúc, có khoảng 100 con đường nhỏ gọi là Phố, với bao ngõ ngách chằng chịt. Nhà mặt tiền dành buôn bán, hẹp thắp và tối phát triển theo chiều sâu, được ngăn làm nơi ăn ở sanh hoạt gia đình, vừa buôn bán.
Nón Bắc làng Chuông là mặt hàng đặc trưng ở Bắc lúc bấy giờ, bày bán ở phố Hàng Nón, cùng với phố Hàng Ðiếu, hàng Ðồng, Hàng Ðào, Hàng Buồm, Hàng Giầy, Hàng Chiếu, Hàng Than,... làm nên Hà Nội “băm sáu phố phường”.
(Hà Nội 36 phố phường nay đã thay đổi. Hàng Ðiếu không còn bán điếu mà bán chè thập cẩm, Hàng Gà bây giờ không bán gà mà bán phở bò; Hàng Than nay bán quần áo; Hàng Giày nay bán khăn. Và Hàng Nón nay không còn bán nón nữa!)
Nón làng Chuông “mang tánh lịch sử”, ngày nay được người Hà Nội làm sống lại qua/trong các lễ hội, được biết/được nhắc tới như là chiếc nón tiêu biểu cho Hà Hội.
Tới chiếc cái nón Nghệ, rộng trên 80cm, sâu 10cm, đan bằng những sợi tre chuốt nhỏ, to và nặng, có đôi quai thao dài 1m50 làm bằng 8 sợi tơ, hai đầu có một quả găng... Quai thao xưa nổi tiếng thời thế kỷ 17, được làm ra ở làng Triều Khúc, Thanh Trì, còn gọi là làng Ðơ Thao. Làng Ðơ Thao là làng nghề làm quai nón nổi tiếng ngày xưa, có thờ tượng tổ sư của nghề dệt quai thao, tới nay còn được dân làng tự hào.
Cái nón từ lúc xuất hiện, đi liền với đôi quai được làm bằng dây, mây, vải,... vừa để giữ chiếc nón, vừa để điểm tô cho người đội thêm duyên, thêm dáng, thêm sang trọng và quí phái theo cái nhìn thẩm mỹ bấy giờ.
-“Nón em nón bạc quai thao,
Thì em mới dám trao chàng cầm tay.”
-“Tròng trành như nón không quai,
Như thuyền không lái như ai không chồng!”
(Ca dao)
Theo bước chân Nam tiến, chiếc nón vào xứ đàng Trong với tên gọi như nón Huế, nón bài thơ, nón Bình Ðịnh...
Chiếc nón giờ đây có dáng vẻ nhẹ nhàng, mang theo trong nó cái “duyên ngầm” của người con gái Huế đội “nón nghiêng che” lãng mạn.
Chiếc nón Triều Sơn huyện Hương Trà, nón Gò Găng, nón bài thơ... lồng bên trong bài thơ, hình ảnh cầu Tràng Tiền, chùa Linh Mụ, núi Ngự, sông Hương:
“Con sông dùng dằng, con sông không chảy,
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.”
(Câu hò Huế)
Nón Huế nhìn soi qua ánh nắng mặt trời, trông như là bức tranh thủy mạc, mãi mãi là là cái gì đặc trưng và “rặt Huế” không sao tả hết được!
-“Chợ Dinh bán áo con trai,
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim.”
-“Nón này là nón u mê,
Nón này là nón đi về che chung.”
(Ca dao)
Chiếc nón càng về sau này càng xa rời “nhiệm vụ che nắng che mưa”, trở thành cái để làm duyên của thiếu nữ và cũng được dùng để bày tỏ tình trai gái, tình nghĩa vợ chồng hay ẩn dụ điều gì đó...
-“Nón mới gột nước trời mưa,
Anh ham vợ đẹp thì thưa việc làm.”
-“Trời mưa thì mặc trời mưa,
Chồng tôi đi bừa đã có nón che.”
(Ca dao)
Vào đến miền Nam, chiếc nón được gọi nôm na là “nón lá buông”. Nón làm bằng lá buông, với tre, chỉ sợi... vật liệu có sẵn và nhiều ở Trảng Bàng Tây Ninh, Tân Hiệp Mỹ Tho... Chiếc nón lá miền Nam kiểu dáng nhẹ nhàng, rẻ tiền, rất ư là đời thường nên thực dụng, nhưng vẫn giữ cái dáng vẻ “duyên” của người con gái miệt vườn, sông nước!
Nón Tây Ninh, Tân Hiệp từ lâu luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu và thị hiếu khách hàng nên sản xuất làm 3 hạng nón: hạng nón thường, nón dày, nón lỡ.
Việc tổ chức làm nón ở Tây Ninh qui mô, khoa học, sản xuất chia ra ba công đoạn để giảm giá thành, như: làm khung tre, lựa lá và chằm nón.
Khung nón làm bằng tre, loại tre cật Tây Ninh, khung có hình chóp, kích cỡ bằng chiếc nón. Khung và bộ vành với 16 chiếc vòng lớn nhỏ được chuốt nhỏ nhắn, tròn và khéo, cân xứng, nghệ thuật và nhẹ nhàng.
Lá buông có nhiều ở địa phương, là nguyên liệu chánh làm nên cái nón. Lá phải chọn lá già, lá mật cật, đem luộc chín, vuốt thẳng, phơi/sấy và ủ khô sao cho lá còn giữ màu trắng tự nhiên vẫn xanh-trắng mịn màng, không bị ngả màu đen hay vàng. Lá phải cán hay vuốt thẳng, sao cho sau khi lợp, sau khi chằm không bị co bị dúm lại.
Giai đoạn cuối cùng là chằm nón bằng những sợi chỉ trong suốt dọc theo nan tre. Chính giữa hai lớp lá được đặt vào các hoa văn, hoặc câu thơ cắt bằng giấy, có khi là hình cầu Tràng Tiền, núi Ngự, Sông Hương...
Người thợ nón Tây Ninh mỗi ngày làm ra từ 2 đến 4 cái nón tùy theo hàng. Những chiếc nón ra lò ở đây trông “rất Huế” nhưng không phải Huế, do bàn tay những nghệ nhân Tây Ninh khéo léo, bằng những đường kim mũi chỉ sắc sảo. Ðó là những người thợ nón bước vào nghề từ lúc còn bé 5, 6 tuổi đến già, yêu cái nghề làm nón và cả đời làm nón Huế dầu chưa có một lần bước chân đến Huế! Nên có hai câu hát “Nón rất Huế nhưng đời không phải Huế/Mà chỉ để làm đẹp nón ai nghiêng...”
***
Chiếc nón từ khi có mặt, đã phục vụ cho người thường, cho quan chức, cho cả người chết. Nón còn được làm để dâng cho thần linh trong đình chùa đền miếu miễu... phục vụ cho tín ngưỡng con người.
Kể sao xiết những chiếc nón của người Việt mình xưa nay. Bởi:
Còn những chiếc nón xuất hiện nơi thị thành đèn hoa đô hội: ngoài chiếc nón của thầy thông thầy ký mắc tiền đội hờ cho có, còn chiếc nón của bác xích lô, người phu quét đường, người “cu li” bốc vác... dùng để đội, để chắn gió mồi thuốc, để che mặt ngủ trưa hay chờ khách!
Còn những chiếc nón ra đồng, chiếc nón dùng để múc nước rửa mặt, múc nước uống tạm bên sông, chiếc nón của bà mẹ quê tạm dùng đựng mớ rau tập tàng mới hái được đâu đó để dành nấu canh cho chồng cho con ăn!
Ðó là những chiếc nón của những mảnh đời tăm tối nhưng đáng trân trọng. Sao không?
Dầu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ “nón nghiêng che” đầy ấn tượng!
“Ra đường nghiêng nón cười cười,
Như hoa mới nở, như người trong tranh”
(Ca dao)
Chiếc nón Việt Nam vì vậy là cái gì kỳ diệu và thật sự trở thành một phần trong đời sống văn hóa của chúng ta. __________________
 
P

pokemon_011

Bút bi là một công cụ dùng để viết rất phổ biến ngày nay. Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực. Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh,ngay sau khi được viết lên giấy.
Lịch sử
Hoàn toàn không phải là phóng đại khi khẳng định bất cứ ai có thể viết đều ít nhất một lần trong đời sử dụng bút bi. Rẻ tiền, thuận tiện và không cần bảo dưỡng, bút bi đã cách mạng hóa cách viết của con người.
Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một thợ thuộc da người Mỹ tên John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Đến năm 1938, một biên tập viên người Hungary là László Bíró, do quá thất vọng với việc sử dụng bút mực (tốn thời gian tiếp mực, mực lâu khô, đầu bút quá nhọn...) đã tạo ra loại bút bi sử dụng mực in báo khô rất nhanh. Loại bút này có chứa một ống mực đặc, mực được viết lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ gắn nơi đầu ống chứa mực. Bút bi thật sự xuất hiện từ đó.
Loại bút bi hiện đại được nhà báo László Bíró, sinh ra tại Hungary giới thiệu vào năm 1938. Vào những năm 1930, Bíró làm cộng tác viên biên tập cho một tờ báo nhỏ. Điều làm ông thất vọng là việc những cây bút máy luôn làm bẩn giấy tờ và thường xuyên bị hỏng. Bíró để ý rằng, loại mực dùng để in báo rất nhanh khô, nhờ đó giấy không bị mực làm bẩn và ông quyết định tạo ra một loại bút sử dụng loại mực giống như vậy. Từ khi đó, được sự giúp đỡ của anh trai tên George, là một nhà hóa học, Bíró bắt đầu công việc thiết kế ra một loại bút mới. Bíró lắp vào đầu bút một viên bi nhỏ, có thể xoay tự do trong một cái hốc. Khi di chuyển đầu bút trên giấy, viên bi đó xoay tròn, và kéo mực xuống in trên giấy. Bíró nhận bằng sáng chế Anh Quốc vào ngày 15 tháng 6, 1938.
Năm 1944, anh trai Bíró sang Argentina nhận bằng sáng chế khác vào ngày 10 tháng 6, với mẫu Bíró Pens of Argentina. Từ đó bút bi được bán tại Argentina với thương hiệu Birome. Loại bút này được rất ít người biết. Bíró được biết đến ở Agentina với cái tên Lisandro José Bíró. Mẫu bút mới này cũng được nhận bằng công nhận bản quyền Anh Quốc.
Năm 1945, nhà sản xuất loại bút chì bấm Eversharp đã hợp tác với Eberhard-Faber đăng ký kiểu dáng công nghiệp để bán ở thị trường Hoa Kỳ. Vào khoảng thời gian này, một nhà kinh doanh người Hoa Kỳ cũng thấy một chiếc bút chì Bíró được trưng bày tại Buenos Aires. Ông mua vài mẫu bút rồi quay về Hoa Kỳ, thành lập Công ty Reynolds International Pen để sản xuất bút với nhãn hiệu là Reynolds Rocket. Cuối năm 1945, công ty này chiếm lĩnh thị trường của Eversharp. Ngày 29 tháng 10, 1945, chiếc bút đầu tiên được bán tại khu trưng bày Gimbel, New York với giá mỗi chiếc là 12,50 Đôla Mỹ (bằng khoảng 130 Đôla Mỹ ngày nay). Đây là loại bút được biết đến rộng khắp tại Hoa Kỳ cho đến cuối thập niên 1950.
Tương tự, những ngày cuối năm 1945 và những ngày đầu năm sau đó, những chiếc bút như vậy cũng được đem bán tại Anh Quốc và khắp Châu Âu lục địa. Những loại bút rẻ tiền hơn được Société Bic sản xuất với thương hiệu "Bic", sau đó thương hiệu 'Hoover' và 'Xerox' tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Trong một loạt các dòng sản phẩm mới Société Bic được phát triển mới, nhãn hiệu bút bi nổi tiếng lúc đó là Bic Cristal.
Kể từ năm 1990, ngày sinh nhật của Bíró (29 tháng 9) trở thành ngày của những nhà phát minh tại Argentina.

Mô tả
Có hai loại bút bi chính: loại dùng một lần và loại có thể nạp lại mực. Loại dùng một lần chủ yếu được làm từ nhựa và bỏ đi khi dùng hết mực. Loại có thể nạp lại mực thường được làm bằng kim loại hoặc nhựa có chất lượng và giá cao hơn. Ống mực của loại nạp lại được gồm ống mực và đầu bi gắn liền với nhau. Khi dùng hết mực thì cần phải thay đổi cả ống mực và đầu bi này.
Bút bi có thể có nắp để đậy lại khi không dùng đến, hoặc nó dùng cách kéo đầu bi vào trong khi không dùng. Để đưa đầu bi vào trong cần phải có lò xo để kéo vào. Việc điều khiển đầu bi có thể dùng nhiều cách khác nhau như dùng nút bấm ở đầu, xoay thân bút, hoặc trượt.
Ngoài ra còn có loại thiết kế giống bút bi nhưng sử dụng mực viết máy để nạp vào và có hệ thống mực như viết máy.
Bút Space Pens, loại có thể viết được trong trạng thái chân không, được phát minh bởi Fisher, có thiết kế phức tạp hơn. Nó dùng khí nén để dồn mực đổ về phía ngòi bút. Do đó bút này có thể viết khi bút lật ngược lại hoặc trong trạng thái chân không.
Bút bi trong đời sống hằng ngày
Bút bi hiện diện khắp nơi trong đời sống hiện nay. Mặc dù có nhiều dạng bút khác nhau, nhưng bút bi là dạng phổ biến nhất. Do bút bi rẻ và tiện dụng nên nó có thể được tìm thấy trên bàn, trong túi, giỏ xách, xe hơi... và bất kỳ nơi nào có thể cần đến bút. Bút bi thường được tặng miễn phí như một dạng quảng cáo - tên công ty, sản phẩm được in trên thân bút - có giá rẻ và hiệu quả cao (khách hàng sẽ dùng và nhìn thấy dòng quảng cáo mỗi ngày).
Những năm gần đây, bút bi cũng trở thành phương tiện sáng tác nghệ thuật. Những tác phẩm được giới thiệu ở một số trang web như [biro-art.com] và [birodrawing.co.uk]. Nhiều người cũng dùng bút bi để vẽ hình lên người họ, còn được gọi là hình xăm bằng bút bi. Vì lý do này, cùng với sự phổ biến đối với trẻ nhỏ, mực bút bi phải không độc, và việc sản xuất bút và thành phần mực đã được quy định ở nhiều nước.
Làm sao quên được khi cứ mỗi giây lại có 57 chiếc được bán ra. Sau đó mỗi chiếc bút bi được truyền tay qua nhiều người, bị cắn, bị ném. Đó chính là giá trị của vật phẩm bình thường này. Dù máy tính, điện thoại hiện đại và tiện dùng nhưng thử hỏi có ai dám ném, cắn chúng khi suy tư hay bực tức.
Xem xong nhớ cảm ơn nghe
 
N

ngoc_thuticoj

Đây là bài làm của mình, có sử dụng 1 số tư liệu trên internet. Pà kon cho ý kiến nhá^^!


Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn


hay nhưng mà ngắn quá ............................................................@-)
 
B

becamkute

Theo mình thỳ bài của bn zucchini cần thêm 1 số chi tiết về sự ra đời of kính và phân bố như bài of bn viết kế típ thỳ sẽ hay hơn;)+thêm 1 số chi tiết nữa, sắp sếp bố cục cho hợp lí là oke men (đấy chỉ là ý kiến of mình thui nak') ^_^:p@};-:)
 
B

becamkute

bài òf zucchini mình sửa như sau ;):p
Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352.

Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi.

Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ
Ngày nay ngoài việc giúp con người đọc và nhìn tốt hơn , những chiếc kính còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Những chiếc kính dâm giúp chúng ta đỡ chói mắt và cản những tia nắng mặt trời có thể làm hại mắt. Người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực... để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Các bác sĩ mắt cảnh báo, không hiểu do tiết kiệm tiền hay không được tư vấn sử dụng mà rất nhiều bạn trẻ dùng kính áp tròng mà không có dung dịch ngâm rửa và nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng nếu không đủ nước sẽ làm mắt khô, kính cọ xát vào giác mạc dễ gây viêm, sưng đỏ và rách giác mạc.

Nhiều bạn trẻ không hề hay biết là đeo kính áp tròng trong vòng từ 10-12 tiếng, người sử dụng phải nhỏ mắt từ 6-8 lần. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước…
Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống lóe) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.
Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính, như giúp ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ...
K chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ, kính còn đem lại vẻ đẹp thẩm mĩ cho khuôn mặt bạn. Sở hữu làn da trắng,khuôn mặt trái xoan,bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng.Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn,hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông.Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu.Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng.Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình,bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.
Có j k phải các bạn góp ý cho mình nha ^_^@};-
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Kerin Nguyễn
B

be_me_game_lam

hello GOODMORNING

các bạn viết hay lắm nhưng mình có bổ sung thêm:*-:)
- các bạn mải tập trung thuyết minh về kính mà biết những đổ tuổi nào có thể đeo kính
- gồm những loại kính nào
- những bộ phận của nó được làm bằng chất liệu gì
đó là những điều mình bổ sung thêm*-:)
;) nhớ cảm ơn mình nhìu nha ^:)^ lạy bạn mình cảm ơn :D
 
T

tuanprovp06

văn thuyết minh về cây lúa nè có j sai sót cac ban sửa giúp mjk nha hjhj
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới.

Đối với người Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".
Việt Nam, một nước có nền kinh tế nông nghiệp từ hàng ngàn năm nay. Từ một nước thiếu lương thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay, nền nông nghiệp của nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới. Trong đó ngành trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng và đạt được những thành tựu đáng kể, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Ngay từ khi còn trong lòng mẹ, chúng ta đã làm quen với cơm gạo, và lớn lên theo cây lúa cùng hạt gạo. Với bản sắc văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc sống. Ca dao, khẩu ngữ chúng ta có câu “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, hay “Em xinh là xinh như cây lúa”, v.v..
- Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những người hai sương một nắng.


Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống được trong môi trường mới, đích thực của nó.

Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".

Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng, xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.

Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát ngát, đẹp tựa bức tranh.

Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái" rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". "Nghẹn" là cực lắm rồi, là có cái gì nó vương vướng, như uẩn ức trong lòng...

Ngoài ra cũng có thể bị "ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn. Còn lúa "nằm" dưới nước, ngâm độ vài ngày thì hột thóc trương lên, nứt nanh và nảy mầm ngay trên bông. Mầm nhú trắng trông xót ruột. Xót ruột về khoe vui với nhau, thóc nhà tôi "nhe răng cười" ông ạ!

Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Lúa là đói no, là người bạn có thể sẻ chia nỗi niềm, buồn vui tâm sự. Trải qua chiều dài các thế hệ, đời lúa lặn vào đời người. Và rồi, đời người lại chan hoà, gửi gắm vào đời lúa thông qua những từ ngữ nôm na, những tên gọi sinh động kể trên.

Cây lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.

Nông nghiệp Việt Nam vốn mang dáng dấp một nước -nền công nghiệp lúa nước bao đời nay cho nên cây lúa gắn bó ,gần gũi với người Việt,hồn Việt là lẽ dĩ nhiên.

Dưới đây là 1 đoạn thuyết minh về cây lúa mà mình sưu tầm được,bạn có thể tham khảo thêm:

Từ ngàn đời nay,cây lúa đã gắn bó với con người,làng quê Việt nam.Và đồng thời cũng trở thành tên gọi cho một nền văn minh-nền văn minh lúa nước.
Cây lúa không chỉ mang lại sự no đủ mà còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa và tinh thần.hạt lúa và người nông dân cần cù,mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh của đồng quê Việt nam hiện nay và mãi mãi về sau
Là cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc,lúa cũng là cây lương thực chính của người dân VN nói riêng và người dân châu á nói chung.Cây lúa ,hạt gạo đã trở nên thân thuộc gần gũi đến mức từ bao đời nay người dân VN coi đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.Từ những bữa cơm đơn giản đến các bữa tiệc quan trọng không thể thiếu sự góp mặt của cây lúa,chỉ có điều nó được chế biến dưới dạng này hay dạng khác.Không chỉ giữ vai trò to lớn trong đời sống kinh tế,xã hội mà còn có giá trị lịch sử,bởi lich sử phát triển của cây lúa gắn với lịch sử phát triển của cả dân tộc VN,in dấu ấn trong từng thời kỳ thăng trầm của đất nước.Trước đây cây lúa hạt gạo chỉ đem lại no đủ cho con người, thì ngày nay nó còn có thể làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu chúng ta biết biến nó thành thứ hàng hóa có giá trị.
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước,hạt gạo gắn liền với sự phát triển của dân tộc.....cho đến nay vẫn là nền kinh tế của cả nước.
 
  • Like
Reactions: connhokvotam
T

tuanprovp06

dàn bài thuyết minh về chiếc áo dài đây
I/Mở bài
-Nêu lên đối tượng:Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình.Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang fục truyền thống của phụ nữ VN...

II/Thân Bài
1.Nguồn gốc, xuất xứ
+Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+Bắt nguồn từ áo tứ thân TQuốc
+Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh , hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp vs đặc thù lao động -> áo tứ thân & ngũ thân .

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài VN là chúa Nguyễn Phúc Khoát . Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2.Hiện tại
+tuy đã xuất hiện rất nhiều nhữg mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lêx phục của các bà các cô mặc trog các dịp lễ đặc biệt..
+đã được tổ chức Unesco công nhận là 1 di sản Văn hoá phi vật thể, là biểu tượng của người fụ nữ VN.
3.Hình dáng
-Cấu tạo
*Áo dài từ cổ xuống đến chân
*Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thik của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
*Khuy áo thường dùng = khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
*Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
*áo được may = vải 1 màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
*thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người fụ nữ.
*tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo--> cổ tay.
*tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
*áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng = lụa, satanh, phi bóng....với trang fục đó, người fụ nữ sẽ trở nên đài các, quý fái hơn.
-Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
-Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng...
-Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm...
-Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thướng các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm...
3.Áo dài trong mắt người dân VN và bạn bè quốc tế
-Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu....
-phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
4.Tương lai của tà áo dài

III.Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
 
  • Like
Reactions: bao_ngoc11
T

tuanprovp06

thuyết minh về cây mai ngày tết
Hoa Mai, với miền Nam nước Việt, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới rất thích hợp môi trường cho hoa Mai đơm bông nẩy lộc mỗi dịp Xuân về Tết đến. Khác với miền Bắc, khí hậu có phần nào lạnh hơn, thích hợp cho hoa Đào khoe sắc.

Đào đỏ, mai vàng. Màu đỏ thăm tươi biểu tượng cho sự vui mừng; màu vàng tượng trưng cho sự cao thượng vinh hiển cao sang. Tại nước Việt màu vàng còn tượng trưng cho Vua (thời phong kiến). Màu vàng thuộc hành Thổ trong ngũ hành- Thổ nằm ở vị trí Trung Ương, và màu vàng cũng tượng trưng cho nòi giống Việt. Không ngạc nhiên dân Việt chuộng mai vàng cho ngày đầu năm tại phương Nam.

Nói đến hoa Mai sách vở và trong dân gian chia Mai làm mấy loại:
Khánh khẩu mai: Mai trồng ở vùng núi Khánh Khẩu (Có lẽ ở bên Tàu)
Hà Hoa mai: Cánh mai giống cánh hoa sen ôm tròn vào nhụỵ
Đàn Hương mai: Mai vàng màu sậm, nhiều hoa, hương thơm nồng, nở sớm.
Ban Khấu mai: Cánh hoa cong cong, không nở xòe như các loại khác.
Cẩu Đăng mai: Hoa nhỏ không có hương thơm.
Không biết từ lịch sử nào trong dân gian có những phân chia như vậy về Mai. Tuy nhiên, theo sự thông tục bình thường, người chơi mai, mua mai chỉ chú đến 2 loạị Mai Tứ Quý, nở bốn mùa có năm cánh, bông to, và một loại Mai có mười cánh, bông nhỏ hương thơm.Khi chọn mua một cành mai về trưng trong ba ngày Tết, người mua thường để ý các điểm sau đây:
- Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một gốc “lão mai” gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, Hạc bay, Phụng Hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyện nghiệp.

Nhìn chung có các điểm cần chú ý khí lực một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ bụ bẫm, lá non vừa nhú.

Ngoài ra những người chơi mai chuyên môn còn phân biệt thêm nhiều thứ phụ khác nữa mà chỉ có các nhà ấy biết mà thôi. Thí dụ như Nhụy Âm Dương, Cành Tứ Quý. Nhụy âm đương là chỉ đạo vợ chồng phu phụ, cành từ quý chỉ bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông… Đặc biệt là các nhà nho học chơi mai rất công phu. Một cành mai nở không đúng vào dịp Tết, mai vừa nở đã rụng, hoặc các nhánh phân bố không hợp cách là xui xẻo cả năm (Người chơi mai tin như vậy).

Nói chung do sự nhân cách hóa mà con người đã đặt vào cây mai khi đem bày trong nhà trong ba ngày Xuân. Phong tục á Đông nói chung, Việt nam nói riêng rất trọng sự tôn ti trật tự, trên dưới trong ngoài thành nề nếp. Và mỗi cuộc chơi đều mang theo nhiều ý nghĩa cao siêu.
Từ những nhu cầu như thế cho nên ngoài những cành mai bình thường bày bán trong các chợ tết, những cành mai này cắt từ những cây mai trong vườn, bó lại bằng lá dừa và mang ra chợ bày bán, cốt mua về cho có hương thơm, có màu vàng trên bàn thờ cho tăng thêm không khí tết.Các chủ nhân các gốc lão mai thường bỏ công ra chăm bón những cành mai rất đạt tiêu chuẩn yêu cầu của các bậc danh nho đòi hỏi. Tất nhiên các gốc mai này giá đáng bạc vạn.

Trồng mai trên đất vườn phải là thứ đất đen, đất thịt nhưng không giữ nước để tránh úng thủy. Mai trồng trên các luống vồng cao, có khoảng cách vừa đủ đề cây tăng trưởng. Mỗi năm vào rằm tháng 10 Âm Lịch phải ngắt hết lá để dồn nhựa cho các nhánh ra hoa. Tuốt lá không đúng ngày sẽ ảnh hưởng đến ngày hoa nở. Khi cắt nhánh đem ra chợ phải đốt gốc. Cách đốt gốc cũng góp một phần không nhỏ vào việc giữ cho hoa nở bền hơn.

Ngoài các loại mai vàng kể trên, tại lục tỉnh còn một loại mai trắng, còn có tên gọi là Nam Mai- Cây Nam Mai chính thực là cây gì? Đó là cây Mù U. “Nhánh mù u con bướm vàng không đậu, vì xa em mà thành điệu nhớ não lòng”. Mù u bông trắng, năm cánh, lá mù u to bản dày kích thước chừng bàn tay người lớn. Thân mu u là thân mộc, mù u có trái tròn không ăn được, hột mù u ép làm dầu thắp đèn, nhiều khói ít sáng.

Cứ mỗi dịp Xuân về bất cứ con người Việt Nam nào, nhắc đến cây Mai là nhắc đến ngày tết cổ truyền dân tộc, nhắc đến bành dày bánh chưng, cây nêu tràng pháo, thịt mỡ dưa hành
 
T

tuanprovp06

THUYẾT MINH VỀ CÂY DỪA
Cây dừa chủ yếu được trồng ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, dừa tập trung từ Quảng Ngãi đến Cà Mau, đặc biệt là vùng Bình Định, Bến Tre.
Ca dao có câu: “Dừa xanh đứng sừng sững giữa trời / Đem thân mình hiến cho đời thủy chung”. Từ lâu, cây dừa đã trở thành loài cây thân quen của làng quê Việt Nam, gắn bó với đời sống con người thủy chung, son sắt, trước sau nghĩa tình.

Có nhiều loại dừa: dừa cao và dừa lùn.

* Dừa lùn (dừa kiểng) thường được trồng làm cảnh trong gia đình hoặc khu vui chơi công cộng.

* Dừa cao gồm:

- Dừa xiêm: trái thường nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thường dùng để uống.

- Dừa bị: trái to, màu xanh đậm, thường được dùng trong chế biến thực phẩm.

- Dừa nếp: trái vàng xanh mơn mởn.

- Dừa lửa: lá đỏ, quả vàng hồng.

- Dừa dâu: trái rất nhỏ, màu hơi đỏ.

- Dừa dứa: trái nhỏ, màu xanh, nước ngọt, thơm mùi dứa.

- Dừa sáp: cơm dừa vừa xốp, vừa mềm mại lại dẻo như bột đã được nhào sệt, đồng thời lại có màu vàng đục như sáp, chỉ có ở vùng Cầu Kè (Trà Vinh).

Mỗi cây dừa đều gồm: thân, lá, hoa, buồng, trái.

Thân dừa cao có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm, cây dừa khỏe cao đến 25m. Còn thân dừa lùn (dừa kiểng) có màu xanh, nhiều đốt, đốt trên cùng là nơi xuất phát những phiến lá ôm lấy thân rồi tỏa ra.

Lá dừa có màu xanh, gồm nhiều tàu, khi héo có màu hơi nâu.

Hoa dừa có màu trắng, nhỏ, kết thành chùm.

Quả dừa phát triển từ hoa dừa, có lớp vỏ dày bên ngoài, cơm dừa trắng bên trong. Mỗi cây dừa có nhiều buồng dừa, mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.

Dừa có nhiều công dụng. Thân dừa thường dùng để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Sau khi bào bỏ lớp vỏ bên ngoài, người ta lấy thân làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được hái xuống để cắm trang trí vừa thanh nhã vừa lạ mắt. Bông dừa già cắt khúc kết lại với nhau làm thành giỏ hoa, chụp đèn treo tường có giá trị thẩm mỹ cao. Đọt dừa non hay còn gọi là củ hủ dừa là một thứ thức ăn đoc đáo. Có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Tuy nhiên, món này không phải lúc nào cũng có vì mỗi khi đốn một cây dừa, người ta mới lấy được củ hủ để dùng. Thậm chí ngay cả con sâu sống trên cây dừa ( còn gọi là đuông dừa) cũng là một thứ món ăn ngon. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp. Người ta chế biến đuông thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng ở các quán ăn trong thành phố.

Tuy nhiên, thứ có giá trị nhất vẫn là trái dừa. Trái dừa tươi được chắt ra lấy nưốc giải khát, có công năng hạ nhiệt, giải độc. Ngày xưa, trong chiến trận, thiếu các phương tiện y tế, người ta còn dùng nước dừa thay thế cho dịch truyền. Dừa khô có nhiều công dụng hơn nữa. Nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu, cơm dừa rám dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Gáo dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Thân dừa làm cột nhà, làm cầu bắc qua sông rạch, làm máng dẫn nước trên đồng ruộng, làm đũa, vá xới cơm,… Lá dừa không chỉ dùng lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời. Hoa dừa ở thôn quê thường dùng để trang trí cho cổng chào đám cưới, đám hỏi, để cúng trên bàn thờ. Gáo dừa dùng để đun nấu, làm than hoạt tính. Ngoài ra chúng còn được tạo thành những mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất đẹp: nút áo quần, những chú khỉ làm trò, những con công xòe đuôi, những đôi chim quấn quýt, những chiếc xe ngựa cổ xưa,… được khách du lịch rất ưa chuộng.

Có thể thấy điều này qua các bức tranh dân gian Đông Hồ hoặc các lễ hội hái dừa ở vùng đồng bằng Nam Bộ. Trái dừa luôn có mặt trong mâm ngũ quả thờ cúng trong ngày Tết cổ truyền.

Có thể nói, dừa đã đi vào đời sống con người Việt Nam từ xa xưa, rất dân dã, mộc mạc. Tuổi thơ còn gì thú vị hơn những buổi trưa hè mắc võng dưới tán lá mát rượi, nghe tiếng lá dừa xào xạc gọi nhau, rồi được thưởng thức những trái dừa ngọt lịm, các trò chơi kéo tàu dừa, lấy lá dừa làm kèn, làm thành những con châu chấu, cào cào rất dễ thương,… Lớn lên thì vườn dừa trở thành chốn hẹn hò của các đôi nam thanh nữ tú.

Và đặc biệt, dừa đã đi vào văn chương Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận của biết bao thi sĩ:

“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ

Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ

Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió

Tôi hỏi nội tôi: “Dừa có tự bao giờ?”

(Dừa ơi)

“Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió

Có phải người còn đó là con gái của Bến Tre…”

(Dáng đứng Bến Tre)

Có thể nói, dừa được ví như một hiện thân của con người Việt Nam bất khuất, kiên cường và anh dũng, sẵn sàng đối mặt với mọi gian lao, giữ vững cơ nghiệp ngàn năm của ông cha để lại. Xin được mượn câu thơ sau của nhà thơ Lê Anh Xuân để kết cho bài viết này:

“Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút

Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng

Rễ dừa bám sâu vào lòng đất

Như dân làng bám chặt quê hương”

(Dừa ơi)
 
T

tuanprovp06

Phích là 1 bình thủy tinh 2 lớp.Giữa hai lớp thủy tinh này là chân không để ngăn cản sự dẫn nhiệt.Hai mặt đối diện của 2 lớp thủy tinh đc tráng bạc để phản xạ các tia nhiệt trở lại nước đựng trong phích .phích đc đậy nút kín để ngăn cản sự truyền nhiệt bằng đối lưu ra bên ngoài.Nhờ đó mà phích giữ đc nước nóng lâu dài.Khi bấm nút lấy nước, áp lực nước sối trong bình đầy sẽ dễ bắn tóe ra ngoài làm phỏng tay. Phích nước đựng trà pha sẵn, chỉ nên cho tra 1/3 hoặc phân nửa túi đựng trà có chỗ nở ra là vừa,:phích có nhiều loại,nhiều màu sắc,được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như:nhựa,kim loại
Lõi phích gồm 2 lớp, ở giữa là khoảng kín rút hết không khí. Lớp chân không hạn chế sự truyền nhiệt từ trong ra ngoài nên giữ được nóng lâu. Loại ruột phích thông dụng nhất ở Việt Nam được làm bằng thủy tinh. Ruột phích thủy tinh còn được tráng một lớp bạc mỏng ở mặt có lớp chân không kín. Lớp bạc này cũng góp phần làm giảm quá trình tỏa nhiệt của nước trong phích.

Nếu đựng nước trong phích, nước sẽ chỉ tiếp xúc với lớp thủy tinh bên trong và không liên quan tới một hóa chất độc hại nào cả. Chính vì vậy, ý kiến cho rằng dùng nước trong phích để uống hay để nấu cơm mà mắc bệnh là không có cơ sở khoa học.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, nếu ruột phích bị nứt vỡ thì nước có thể tiếp xúc với lớp bạc, ảnh hưởng tới độ tinh khiết và không tốt với sức khỏe. Ruột phích bị nứt vỡ thường gây hiện tượng nóng vỏ phích, nước nguội rất nhanh, có thể thấy những vảy ánh bạc trong nước từ phích đổ ra, và có thể thấy vết nứt vỡ trong lòng phích. Trong trường hợp này, bạn cần thay ngay ruột phích. Cần tráng rửa sạch phích trước lần sử dụng đầu tiên.
Mẹo sử dụng
- Không đựng nước sôi đầy tràn đến nắp phích nước đựng nước sôi lẫn phích nước đựng trà pha sẵn mà nên chừa một khoảng, như vậy nước trong bình sẽ lâu bị nguội. Khi bấm nút lấy nước, áp lực nước sôi trong bình quá đầy sẽ dễ bắn toé ra ngoài làm phỏng tay.
- Phích nước đựng trà pha sẵn, chỉ nên cho trà vào 1/3 hoặc phân nửa túi đựng trà để trà có chỗ nở ra là vừa.
Sử dụng phích cắm điện
Để sử dụng những thiết bị điện, cần phải đưa điện từ nguồn điện - thông qua ổ điện - tới vật tiêu thụ điện - thông qua phích cắm điện. Muốn truyền điện tốt, phích cắm điện và ổ điện phải tương thích, cùng tuân theo tiêu chuẩn nhất định về hình dáng, kích thước và an toàn điện…

Phích cắm điện thường có 2 đến 3 chấu bằng kim loại (niken, đồng, thép không rỉ...) nhô ra để có thể tiếp xúc với các lỗ cắm ở trong nguồn. Hai chấu quan trọng là chấu nối với dây nóng và chấu nối với dây nguội, chấu thứ 3 có thể thêm vào là chấu tiếp đất. Hai dạng phích cắm điện phổ biến ở Việt Nam: phích cắm điện 2 chấu tròn hoặc dẹp, và phích cắm điện 2 chấu và 1 chấu tiếp đất có độ dài dài hơn một chút.

Xu thế hiện nay là sử dụng chấu dẫn điện của phích cắm có dạng tiết diện vuông, tuy có tốn nguyên liệu hơn, nhưng dạng chấu này có diện tích tiếp xúc tốt, đặc biệt phòng tránh được sự cố phát nhiệt ở phích cắm và ổ cắm. Phích cắm điện thường được dùng để dẫn điện cho đèn bàn, quạt máy...; những thiết bị điện cầm tay như máy sấy tóc, máy hút bụi...; cho đến những thiết bị lớn như máy tính, tivi, tủ lạnh, máy giặt...

Phích cắm và dây dẫn điện có thể bị hư hỏng, nhất là phích cắm của những thiết bị điện cầm tay. Kiểm tra phích cắm và dây dẫn điện của phích cắm không đòi hỏi những kiến thức quá chuyên sâu về điện, mà chỉ cần tiến hành theo những bước sau đây:

Kiểm tra dây dẫn điện:

- Dây dẫn điện có được nối chắc với thiết bị?

- Dây dẫn điện có bị gãy, cắt, khía, nứt, hở hoặc hư hỏng? Tốt nhất là sợi dây điện không có những mối nối, không có đoạn bị hở và được quấn tạm bằng băng keo cách điện.

- Tiết diện của dây dẫn điện tương thích với thiết bị điện. Dây có tiết diện lớn hơn công suất thiết bị, sẽ tiêu hao điện nhiều hơn. Trong khi đó, dây có tiết diện nhỏ hơn công suất thiết bị, sẽ dễ dẫn đến những sự cố như dây điện nóng lên, làm nóng chảy lớp vỏ bọc cách điện. Tốt nhất, nên sử dụng dây do nhà sản xuất thiết bị điện bán kèm theo sản phẩm.

Kiểm tra phích cắm:

- Rút phích ra khỏi ổ cắm và xem phích cắm có bị hư hỏng bên ngoài không.

- Quan sát xem có những dấu hiệu cho thấy phích bị quá nhiệt như chấu cắm bị đổi màu, phần nhựa bị biến dạng vì nóng chảy.

- Kiểm tra trên lưng phích có dấu hiệu chứng nhận tiêu chuẩn.

- Kiểm tra xem phích có được nối chặt với dây dẫn điện hay không. Một số thiết bị sử dụng điện được bán kèm với dạng phích đổ khuôn không thay dây được. Không thể mở dạng phích này, nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm tra xem phích có bị hỏng hóc và cầu chì của phích có phù hợp với chuẩn của thiết bị điện. Nếu phích cắm bị hỏng, và bạn không chắc có thể tự thay thế, thì nên nhờ đến người có chuyên môn.

- Kiểm tra dây điện có được nối đúng không:

Dây nâu với chấu nóng (L/Live)

Dây xanh với chấu nguội

Dây xanh lá và vàng với chấu tiếp đất

- Kiểm tra dây điện có được nối chặt với các chấu, và các ốc cố định có được siết chặt không.

- Đậy nắp của phích cắm điện lại và siết chặt các ốc vít cố định nắp của phích.
 
T

tuanprovp06

Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.
……..
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?.Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
 
T

tuanprovp06

Sao không về thăm quê em:)
Ngắm em chằm buổi đầu tiên:p:cool:
Bàn tay đan lá tay xuyên nón
Mười sáu vành mười sáu trăng lên
(Bài thơ đan nón-Nguyễn Khoa Điềm)
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương,. Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử:

Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa
Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cỡi ngựa
Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng
Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội
Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa
Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp
Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng.
Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa
Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng
Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang
Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ v.
……..
Tuy có nhiều chủng lọai nhưng phổ biến nhất vẫn là nón lá.Phải nói rằng người Việt Nam ta từ nông thôn đến thành thị đều từng dùng nón lá nhưng có mấy ai quan tâm đến nón có bao nhiêu vành,đường kính rộng bao nhiêu?.Nón lá tuy giản dị rẻ tiền nhưng nghệ thuật làm nón phải khéo tay.Với cây mác sắc,họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.Có được khung nón,người ta còn phải mua lá hay chặt lá non còn búp ,cành lá có hình nan quạt nhiều là đơn chưa xòe ra hẳn đem phơi khô.Lá non lúc khô có màu trắng xanh,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn.người ta mở lá từ đầu đến cuống lá ,cắt bỏ phần cuối cùng,rồi dùng lưỡi cày nóng và búi giẻ hơ trên thanh hồng kéo lên lá nón thành tờ giấy dài và mỏng,nổi lên những đường gân nhỏ,lựa những lá đẹp nhất để làm vành ngòai của nón.Sau đó người ta dùng cái klhung hình chóp ,có 6 cây sườn chínhđể gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung.lọai khung này thường do người chuyên môn làm để kích thước khi lợp lá và chằm nón xong co thể tháo nón ra dễ dàng.Những lá nón làm xong được xếp lên khung,giữa 2 lóp lá lót một lượt mo nang thật mỏng và được buộc cho chắc.Tiếp là công đọan khâu, bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kijm len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều.Nón rộng đường kính 41cm,người ta phết phía ngòai lớp sơn dầu mỏng để nước mưa không qua các lỗ kim mà vào trong.Để có môt chiếc nón như thế phải trải qua 15 khâu,từ lên rừng hái lá,sấy lá,mở,ủi,chọn lá,chắm ,cắt lá v,,,v,,,
Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Ngay trog thời đại thông tin,tuy có số lượng không đông nhưng vẫn còn có những con người yêu văn hóa truyền thống mà bám trụ với nghề làm nón khó thì nhiều mà lời thì ít này.Họ đã cùng chung tay lập ra những làng nón truyền thống,nơi cung cấp số lượng lớn nón cho các tỉnh thành.Có thể kể đến làng Phú Cam còn gọi là phường Phước Vĩnh ,Ngay ở trung tâm thành phố Huế ,Trên bờ nam sông An Cựu.Làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huếkèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai,Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo cảu Việt Nam.
Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy.Nhà thơ Bích Lan đã từng miêu tả chịếc nón bài thơ Huế rằng:
Ngưới xứ Huế yêu thơ và nhạc Huế
Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay
Thầm lặng bước những khi trời dịu nắng
Và ngay cả trong ca dao:
Nón này che nắng che mưa
Nón này để đội cho vừa đôi ta
Còn duyên nón cụ quai tơ
Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong
Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng.hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng.Ở bvất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay.
 
Last edited by a moderator:
T

tuanprovp06

thuyết minh về áo dài việt nam đây
Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của phụ nữ Việt.

Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm. Theo truyền thuyết kể lại, khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân Hán, Hai Bà trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng. Rồi do tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân. Một lý do khác xem chừng cũng cũng có vẻ hợp lý là thời trước kỹ thuật còn đơn giản, thô sơ và mộc mạc, không thể dệt vải theo khổ lớn được, nên người ta phải ghép bốn mảnh vải lại mới có thể tạo ra được một chiếc áo dài - áo dài tứ thân.Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng trôi nổi nhưng vẫn tồn tại và không thể bị xóa bỏ. Rồi chịu ảnh hưởng và thay đổi theo thời gian, trong khoảng từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để có dáng dấp trang trọng và mang vẻ quyền quý hơn, phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu kiểu áo ngũ thân từ chiếc áo dài tứ thân nhằm thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, đồng thời chiếc áo ngũ thân cũng là biểu hiện của ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ. Giống như một quy luật, thời trang cũng đi liền với diễn biến của lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không thể là điểm dừng của trang phục truyền thống Việt, khoảng những năm 1932 trở đi, làn sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Lemur, chữ Le mur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Lemur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn.

Cho đến cuối thập niên 50, trong một buổi lễ khai mạc, phu nhân ông Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân đã xuất hiện với kiểu áo dài không cổ và tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới. Khoảng đầu những năm 1960, áo dài tay raglan với chiếc quần xéo ống rộng trở nên phổ biến…Cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, tại miền Nam, nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hóa phương Tây tác động mạnh mẽ, tuy không tồn tại lâu nhưng phong trào áo dài hippy cũng đã xuất hiện. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sắc màu rực rỡ thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại thời kỳ này. Qua nhiều giai đoạn và thời kỳ lịch sử, áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.

Trong cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt…

Không giống như kimono của Nhật Bản, Hanbok của Hàn Quốc hay Sari, trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ, người mặc không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh trong bộ đồng phục áo dài trắng thướt tha đổ về các cổng trường. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.

Vào khoảng tháng 06.2001, lần đầu tiên áo dài Việt Nam được giới thiệu tại thành phố Tour, Pháp với sự tham dự của khoảng 300 người hâm mộ văn hóa Việt, chiếc áo dài được xem là di sản văn hóa phi vật thể của nước Việt. Một cô gái người Singapore gốc Trung Quốc từng phát biểu: “nhiều người đang có khuynh hướng làm đẹp theo kiểu phương Tây nhưng với tôi và không ít người khác lại muốn kế thừa những nét đẹp Á Đông. Áo dài đưa chúng tôi trở về với những giá trị châu Á”. Không chỉ tại châu Á, trong con mắt người phương Tây, từ lâu chiếc áo dài cũng đã được chú ý, chị Susan, một phụ nữ gốc Anh sống ở Úc từng qua công tác và làm việc ở Việt Nam, đã tìm may và sưu tầm cho mình ba bộ áo dài đẹp để mặc vào những dịp lễ hội khi chị còn ở Việt Nam, khi về nước chị đã kỹ càng gói lại và đem về mặc lại cho những người thân của mình xem khi có dịp. Và như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt, đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này.

“Ở đâu có phụ nữ Việt - ở đấy có áo dài Việt”. Áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục truyền thống, mà chính là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt.
 
H

hongngam_29

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.
 
V

vip.nguyentrunghieu@gmail.com

Mình không viết văn hay lắm nhưng các bạn làm thế mình thấy rất hay rồi đó. Có bạn nào viết bài giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam không vậy? Có bạn nào cho mình vào lớp với không? =))
 
Q

quaivattuyet

(NGỮ VĂN 8) THUYẾT VỀ KÍNH ĐEO MẮT
bài làm
TRong những vật dụng mà chúng ta thường dùng thì chiếc kính đeo mắt rất cần thiết đối với mọi lứa tuổi khác nhau
Cấu tạo của chiếc kính gồm 2 bộ phận chính:gọng kính và mắt kính.Gọng kính gồm 2phần :khung để lắp mắt kính và gọng dể đeo vào tai nối với nhau bởi ốc vít nhỏ ,có thể mở ra ,gập vào dễ dàng.CHất liệu để làm mắt kính là nhựa hoặc thủy tinh trong suốt .Gọng kính và mắt kính có nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau rất phong phú.
Kính đeo mắt có nhiều loại .Loại thường như kính dâm,kính trắng khong độ để che nắng,che bụi khi đi đường .Loại kính thuốc gồm kính cận ,kính viến thị ,kính loạn thị ,kính dùng sau khi mổ mắt .....Muốn sử dụng ,người bị bệnh phải đi đo thị lực để chọn kính chính xác,không gây các tác dụng phụ như đau đầ , chóng mặt , buồn nôn....KHong nên vì lí do thẩm mĩ mà không đeo kính thuốc khi có bệnh.Nếu vậy sẽ làm độ cận hoặc độ viễn thị tăng nhanh.Lúc sử dụng kính nên mở ra bằng 2 tay.Dùng xong nên lau tròm kính bằng khăn sạch mềm mịn,cất kính trông hộp và để ở nơi dễ tìm như ngăn tủ ,ngăn kéo,... tránh các vật nặng nề làm vỡ hoặc hỏng kính.THường xuyên rửa kính và lau bằng khăn lau chuyên dùng.Để kính không biến dạng ,khi đeo hoặc tháo kính nên cầm bằng 2 tay ở gọng kính,Đối với gọng kính kim lạoi nên thường xuyên kiểm tra vặn chặt ốc vít để giữ chặt tròm kínhPHỉa dùng kính đúng độ thì thị lực mới suy giảm.
Kính đeo mắt không chỉ cho ta nhìn rõ mọi vật, tăng cường hiệu quả học tập và lao động mà còn là 1 thứ trang sức tăng vẻ đẹp duyên dáng,thanh lịch cho mỗi người.
Con người có 5 giác quan thì thị giác là hoàn hảo nhất và quan trọng nhất.Vì vậy việc bảo vệ con mắt tinh tường .trong sáng thì chính là bảo vệ cuộc sống cả chính mình
 
T

trinhcongbac

Đây là bài văn mình kiếm được:
Thuyết minh về chiếc kính mắt
Một số người phải bỏ ra một số tiền lớn làm phẫu thuật nhằm thoát khỏi cảnh nhìn đời qua hai mảnh ve chai. Đa số người mang kính cận, viễn, loạn,… đều lấy làm vui mừng nếu họ không phải mang kính
Sản phẩm mới nào sẽ xuất hiện và khách hàng của loại sản phẩm mới này là ai, nếu chúng ta thử cắt bỏ thành phần chính yếu nhất của tròng kính thuốc ?
Câu trả lời là sản phẩm mới sẽ là loại kính đeo mắt có tròng kính 0 đi-ốp và khách hàng của loại kính này sẽ là một số người thích đeo kính !!! Tại sao có người lại thích đeo kính trong khi một số người khác phải tốn tiền để tháo bỏ kính ??? Lý do là những người này khi mang kính họ trông có vẻ thông minh, trí thức, đẹp trai, thời trang hơn,….. hay họ thích đeo kính cho giống thần tượng của họ. Ví dụ rất nhiều em nhỏ sẽ rất thích đeo kính để giống như Harry Potter. Một sản phẩm mới, một thị trường mới mở ra cho các hãng sản xuất kính với số tiền đầu tư vào nghiên cứu và phát triển hầu như bằng 0 !!!!!!
Ngày nay hầu hết các chính khách và những người nổi tiếng đều đeo kính thì phải. Thật thú vị nếu biết được rằng lịch sử sẽ đi theo hướng nào nếu ngày xưa các bậc vua chúa đều đeo kính (tất nhiên nếu như thật sự họ cần đến kính). Vì như vậy họ đã có thể nhìn mọi vật, mọi việc tốt hơn và chắc hẳn đã trị vì các quốc gia tốt hơn!

Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng vào năm 1266 ông Rodger Becon đã dùng chiếc kính lúp để có thể nhìn rõ hơn các chữ cái trên trang sách. Còn vào năm 1352 trên một bức chân dung người ta nhìn thấy hồng y giáo chủ Jugon có đeo một đôi kính có hai mắt kính được buộc vào một cái gọng. Như vậy chúng ta chỉ có thể biết được rằng đôi kính được làm ra đâu đó giữa năm 1266 và 1352.

Khi những cuốn sánh in ra đời thì những đôi kính cũng trở nên rất cần thiết. Vào thế kỷ XV những căp kính chủ yếu được sản xuất tại miền bắc nước ý và miền nam nước Đức, là những nơi tập trung nhiều người thợ giỏi.

Năm 1629 vua Charles I của nước Anh đã ký sắc lệnh thành lập hiệp hội của các thợ làm kính mắt. Còn vào năm 1784 Bedzamin Franklin đã sáng tạo ra những đôi kính có hai tiêu điểm.

Ngày nay ngoài việc giúp con người đọc và nhìn tốt hơn , những chiếc kính còn được sử dụng vào những mục đích khác nhau. Những chiếc kính dâm giúp chúng ta đỡ chói mắt và cản những tia nắng mặt trời có thể làm hại mắt. Người ta còn sản xuất những chiếc kính đặc biệt cho những người thợ thổi thuỷ tinh, những người trượt tuyết, các phi công, các nhà thám hiểm vùng cực… để bảo vệ mắt khỏi những tia cực tím và tia hồng ngoại. Chúng ta còn có thể kể ra đây rất nhiều ngành nghề cần có những đôi kính đặc biệt để đảm bảo sức khoẻ và an toàn lao động

Các bác sĩ mắt cảnh báo, không hiểu do tiết kiệm tiền hay không được tư vấn sử dụng mà rất nhiều bạn trẻ dùng kính áp tròng mà không có dung dịch ngâm rửa và nhỏ mắt. Khi đeo kính áp tròng nếu không đủ nước sẽ làm mắt khô, kính cọ xát vào giác mạc dễ gây viêm, sưng đỏ và rách giác mạc.

Nhiều bạn trẻ không hề hay biết là đeo kính áp tròng trong vòng từ 10-12 tiếng, người sử dụng phải nhỏ mắt từ 6-8 lần. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước…
Kính đeo mắt dùng cho máy tính được khuyên là nên dùng loại tròng có chống tia phản xạ (tròng chống lóe) vì sẽ làm giảm bớt lượng ánh sáng phản xạ từ 2 bề mặt kính đeo gây mệt mỏi thị giác.
Bạn cũng không nên đeo loại kính lão có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người.
Kính đeo mắt phù hợp sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi sử dụng máy tính, như giúp ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ…

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng ,màu sắc phong phú.
Tuy chỉ đóng vai trò phụ nhưng kính có ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp của bạn.Hãy chọn lọai kính phù hợp để tôn lên vẻ đẹp của “cửa sổ tâm hồn”.Nếu khéo chọn,một chiếc kính vừa có thể che lấp khuyết điểm mà vẫn làm nổi bật đường nét riêng.
Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính.Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính ,giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ.Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ.Sở hữu làn da trắng,khuôn mặt trái xoan,bạn thật hạnh phúc khi phù hợp với tất cả kiểu và màu sắc gọng.Nhưng với làn da bánh mật và khuôn mặt tròn,hãy thử dùng kính màu lạnh và có thành gọng đậm nét vuông.Mắt kính mỏng làm cho gương mặt hẹp lại và gọng kính dài làm cho gương mặt có độ sâu.Chiếc kính thể hiện cá tình của mỗi người qua màu sắc và kiểu dáng.Mỗi lần chọn kính là bạn lại bạn lại có dịp làm mới cho khuôn mặt của mình,bạn nên tận dụng triệt để cơ hội này để sở hữu khuôn mặt như ý với chiếc kính thời trang.
Thế nhưng,đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai,có thể thay đổi tùy the
 
Top Bottom