[Ngữ văn 8]Thuyết minh về danh lam thắng cảnh

G

ga_cha_pon9x

Hầm Hô là khu di tích danh lam thuộc thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, Hầm Hô còn có địa thế hiểm yếu, là căn cứ địa của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, Nghĩa Bình Cần Vương chống Pháp của Mai Xuân Thưởng. Đây cũng là địa bàn những năm chống Mỹ cứu nước.

Ngày 17-2-1995 UBND Bình Định đã ra Quyết định số 287/QĐ-UB công nhận khu danh thắng Hầm Hô và cho đăng ký khoanh vùng bảo vệ với diện tích 150.000 km2. Là một thắng cảnh nổi tiếng thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, nhưng Hầm Hô hấp dẫn không phải bởi những công trình xây dựng nguy nga tráng lệ do bàn tay con người tôn tạo.

Chuyện kể rằng, Hầm Hô là tiếng gọi dân dã có tự rất lâu đời bắt nguồn từ một hiện tượng có thật thường xảy ra trên đoạn sông Kút. Hàng năm, vào thời điểm nóng nhất của mùa khô, đặc biệt là những năm hạn hán, lúc mà người dân mong đợi mưa xuống thì ngay trên đoạn sông này vào ban đêm thường có những âm thanh lạ lùng nổi lên rất rõ tựa như tiếng người cùng nhau hô hoán. Sau đó một thời gian rất ngắn, trời có mưa giông. Từ những tiếng hô hoán như vậy nên đoạn sông này được gọi là Hầm Hô, xuất phát từ cụm "hô phong hoán vũ" mà việc cầu mưa là một vấn đề rất linh thiêng từ thuở xa xưa. Tuy nhiên, theo giải thích của các nhà khoa học thì đây chỉ là hiện tượng tự nhiên. Hầm Hô là hạ lưu của sông Kút chảy uốn khúc quanh theo hai vách núi dày đặc cây rừng và đá trải nên nhiệt độ luôn thấp hơn lưu vực đồng bằng. Khi hạn hán đạt đến đỉnh điểm thì chắc chắn đất trời sẽ chuyển để đổ mưa. Chính trong giai đoạn chuyển mưa đã tạo nên những luồng không khí lạnh hơn, mạnh hơn tràn về hạ lưu. Khi qua Hầm Hô gặp phải một địa hình đặc biệt: cây rừng dầy đặc cùng hang hốc thâm sâu của đá núi đã tạo nên âm thanh vang dội.

Theo người dân địa phương, mùa xuân là thời điểm đẹp nhất trong năm nếu muốn đến vãn cảnh Hầm Hô. Vào những ngày cuối đông, trời giáp Tết vẫn còn se lạnh, lúc đó sẽ có hàng vạn du khách tới Hầm Hô trên lối mòn ngoằn ngoèo dọc suốt bên sông. Du khách mua vé thuyền 5.000đ/người/1ượt để đi tới Bờ Ðập. Sau đó, ngược dòng sông, qua thắng cảnh lộng lẫy như Vực Sặc, Vực Bà, Vực Hòm, Ðá Cháy, Thác Hai, Thác Ba, Ðỉnh Sương Mù, Làng Cát..., những nơi tận cùng dòng sông Kút giáp với tỉnh Phú Yên và Gia Lai, du khách có một cảm giác thú vị và hiếu kỳ về một chuỗi vô tận của thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ.

Dòng sông Kút trải dài uốn lượn theo non xanh trùng điệp với những cảnh quan hoành tráng nên thơ đang nép mình phía sau cửa ngõ Hầm Hô. Từ đầu xuân đến cuối hạ, du khách có thể tới Hầm Hô thưởng ngoạn. Ðể đi theo tour tự mình khám phá, phải có ít nhất hai người dân địa phư ơng dẫn đường với giá một ngày công cho một người là 50.000 đ bao ăn uống hoặc liên lạc với Ban quản lý du lịch Hầm Hô. Trong hành trình trở về sông Kút, một điều dễ dàng nhận thấy là tiềm năng sẵn có trên con sông này nhiều nhưng chưa có điều kiện để phát triển. Hầm Hô hiện tại là khu du lịch khá nổi tiếng vì nét nguyên sơ của nó, nhưng để phát triển hơn nữa thì chưa thể thực hiện ngay được. Hầm Hô hấp dẫn nhưng gian truân và cách trở.

Cũng đã có người mơ tới một đường cáp treo được xây dựng dọc theo bờ sông Kút để cho du khách chiêm ngưỡng vẻ hoang sơ hùng vĩ của núi rừng, cái quanh co uốn khúc của dòng sông, không gian mát dịu sảng khoái cùng ánh trăng rừng lung linh trên sóng bạc. Lúc đó Tây Sơn, Bình Ðịnh này sẽ là "Lâm viên du lịch hoang dã " nổi bật nhất nhì đất nước. Hy vọng khi có đường cáp treo, Hầm Hô sẽ là nơi hội ngộ du khách từ khắp bốn phương.
 
T

thaihoangnhan8a1

thank nhìu nhen:D nnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnnn
 
Top Bottom