[Ngữ văn 8]Cảm nghĩ về anh bộ đội cụ hồ

D

doremonmeou

Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

Tôi nhớ mãi những ngày mình còn nhỏ, lon ton theo mẹ đến trường mẫu giáo, hát không rõ lời, tôi đã rất thích nghe những câu : “Em thích làm chú bộ đội , bước một hai , chân bước một hai, một hai…” hay “Vai chú mang súng mũ cài ngôi sao đẹp xinh, đi trong hàng ngũ chú hành quân trông thật nhanh, chú bộ đội , chúng cháu yêu chú lắm…”.Trong đầu óc non nớt của tôi hiện lên hình ảnh chú bộ đội thật oai phong, lẫm liệt và cũng thật đáng yêu. Theo năm tháng tôi lớn lên nhưng hình ảnh chú bộ đội tôi được biết qua những vần thơ, những câu hát mà cô giáo dạy vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm trí tôi.
Thế rồi lên cấp 2, cấp 3, được học lịch sử, tìm hiểu, phân tích tác phẩm văn học , tôi mới hiểu sâu hơn về “anh bộ đội Cụ Hồ”. Tôi hiểu rằng trải qua hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, mỗi ngọn núi, dòng sông, mỗi đường phố, xóm làng đều ngời sáng chiến công, mỗi làng quê thôn xóm trên khắp đất nước Việt Nam đều có những người con trở thành "Bộ đội Cụ Hồ", đều có những anh hùng, liệt sĩ hi sinh cho quê hương... Cả một chặng đường dài hi sinh, chiến đấu quên mình và chiến thắng vẻ vang, lớp lớp các thế hệ chiến sĩ quân đội nhân dân đã lập biết bao chiến công vang dội trong các cuộc kháng chiến cứu nước giành độc lập tự do, thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tôi cảm phục những tấm gương chiến sĩ anh dũng hi sinh. Nào Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo… Một tiểu đội trưởng bị thương nặng không nói được, chỉ viết ra giấy bằng máu của mình: còn một người cũng phải đánh. Một người lính bị thương cụt cả hai chân vẫn lết lên chiến hào đòi đánh giặc...
Đặc biệt, tôi thích những hình ảnh đẹp đẽ của anh bộ đội cụ Hồ qua những câu thơ: “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều,
bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo,
núi không đè nổi vai vươn tới,
lá ngụy trang reo với gió đèo
Những chiến sĩ biên phòng/ Đứng chon von dưới trời cao biên giới/ Chân đạp mây bay, tóc vờn gió núi”…
Và cứ thế, theo thời gian, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ càng hiện lên lung linh, đẹp đẽ trong trái tim tôi. Tôi càng ý thức sâu sắc hơn và đầy đủ hơn vai trò của người lính Cách mạng cũng như những phẩm chất tốt đẹp của các anh. Khi tôi trưởng thành, được làm dâu trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng, tôi lại có dịp hiểu hơn về những người lính Cụ Hồ. Bố chồng tôi là người đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ông đã từng là chiến sĩ Cách mạng gan dạ, dũng cảm, là chỉ huy giỏi. Ông đã được tặng thưởng huân chương kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ hạng Nhất. Mẹ chồng tôi tuy sức khỏe yếu nhưng cũng tích cực tham gia kháng chiến, và đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước hạng nhất. Hòa bình trở lại bố, mẹ tôi phục viên tiếp tục tham gia công việc Nhà nước cho đến ngày nghỉ hưu. Mặc dù trên lĩnh vực công tác nào bố. mẹ tội luôn luôn giũ vững bản chất người lính Cụ Hồ, vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bố mẹ tôi đã truyền cho các anh chị tôi tinh thần cách mạng, giáo dục cho họ những phẩm chất tốt đẹp của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Noi gương bố mẹ, ba anh trong gia đình chồng tôi đều đã lần lượt đứng hàng ngũ của người lính Cụ Hồ, cầm chắc cây súng làm tròn trách nhiệm của mình để góp phần bảo vệ quê hương, đất nước. Trong đó người mà tôi kính phục nhất là anh Hoàng Ngọc Chí , anh là con trai thứ ba trong gia đình, tuy chưa đến tuổi nhưng vẫn cố gắng tìm mọi cách được nhập ngũ. Theo lời kể của mẹ tôi, vào năm 1979, khi tiếng súng bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra, anh Chí mới 16 tuổi, đang học cấp 3( hệ 10 năm). Thế nhưng , theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, anh bỏ học, viết đơn bằng máu và khai man tuổi để được lên đường đánh giặc. Ngày cầm tờ giấy gọi nhập ngũ, anh sung sướng vô cùng. Gác lại chuyện học hành, anh khoác ba lô lên đường. Nhìn chiếc ba lô to bè trên đôi vai gầy guộc của anh mà mẹ tôi rơm rớm nước mắt. Thương con lắm nhưng bố mẹ tôi tôn trọng quyết định của anh bởi họ hiểu rằng: Đất nước đang cần những người con như thế: Yêu nước, dũng cảm, can trường.
Những ngày trên thao trường tuy sức vóc bé nhỏ hơn mọi người nhưng anh của tôi tập luyện chẳng thua kém ai. Những ngày trên chiến trường, anh đã chiến đấu với tinh thần quả cảm, được cấp trên nhiều lần biểu dương, khen ngợi. Chiến tranh biên giới kết thúc, anh được đơn vị giữ lại. Làm người lính chuyên nghiệp, anh tiếp tục sự nghiệp học hành. Vừa làm, vừa học, nhưng anh vẫn học giỏi và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị giao, và đã từng giữ các chức vụ chỉ huy trong quân đội. Hiện nay anh đang đảm trách chỉ huy một Trung đoàn đóng quân ở Thái Nguyên và lập gia đình ở đó. Vợ anh cũng cùng chung “chiến hào” với anh. Xa nhà, công việc bận rộn nên vài ba năm anh mới nghỉ phép về quê. Bố mẹ tôi không bao giờ buồn phiền vì điều đó. Mỗi lần anh về, tôi lại thấy anh là một “bộ đội- nông dân” chính hiệu. Anh dành hết tất cả mọi việc trong gia đình, mà việc nào anh làm cũng khéo léo nên ai cũng thích. Riêng tôi thích nhất là được nghe anh kể những câu chuyện trên chiến trường anh đã tham gia, những câu chuyện đầy xúc động về sự hy sinh anh dũng, về cuộc sống vô cùng cam go, thiếu thốn của người lính nơi biên cương, hải đảo của đồng đội anh…Những câu chuyện ấy đã góp phần giúp tôi thổi hồn vào những bài giảng cho học sinh, nhắc nhở tôi phải sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước, phải làm tốt hơn nữa nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh biết trân trọng cuộc sống hôm nay, trân trọng những gì mà mình đang có, biết ơn cha ông mình đã đổ biết bao máu, xương để mang lại cuộc sống no ấm như ngày hôm nay. Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ có ý thức, trách nhiệm với tương lai của đất nước, xứng đáng với truyền thống của quân, dân Khu 4 anh hùng.



[sưu tầm]
 
V

vitconxauxi_vodoi

Dân tộc Việt Nam có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dưng trên nền tảng của tư tưởng nhân nghĩa. Suốt mấy ngàn năm, nhân dân ta nhắc nhở nhau sống theo đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn”, vì thế nên sáng chủ nhật tuần trước, phường em tổ chức đi thăm một số gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương.Tổ em được phân công thăm nhà bà Phan, mẹ liệt sĩ và gia đình chú Hiển, thương binh nặng, mất cả hai chân trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn 1975. Nhà bà Phan nằm sâu trong một con ngõ nhỏ ở đường Phan Châu Trinh. Bà là mẹ của liệt sĩ Trương Tấn Quang, hi sinh anh dũng trong chiến dịch biên giới Tây Nam. Bản thân bà trước đây cũng là một cơ sở hoạt động cách mạng nội thành và đã từng bị địch bắt giam, tra tấn dã man. Tuổi già sức yếu, bà Phan sống dựa vào tiêu chuẩn gia đình liệt sĩ và sự đùm bọc của nhân dân trong phường. Cách đây hơn hai năm, phòng GD đã tặng bà ngôi nhà tình nghĩa, thay thế cho ngôi nhà rột nát năm xưa. Thấy mọi người tới, bà mừng lắm: “ Các cháu đến thăm bà đấy ư ?”. Khuôn mặt bà nhăn nheo vụt tươi lên bởi nụ cười dôn hậu. Bác Thành thay mặt cho tổ hỏi thăm sức khoẻ của bà. Chú Hoàng cắm một bó hoa tươi vào bình rồi kính cẩn đặt lên bàn thờ. Mùi nhang trầm toả ấm cả gian nhà. Từ trong ảnh, đôi mắt trong sáng của chú Quan nhìn tất cả mội người chìu mến. Chúng em biếu bà mấy món quà nhỏ nhưng cần thiết cho đời sống neo đơn của bà như: Đường, sữa, chục trứng gà, chục cam và ít thuốc bổ…Bà xúc động cảm ơn mọi người. Em thầm nghĩ: “ Không gì có thể đền đáp xứng đáng công lao của nhưng người mẹ đã cống hiến, hi sinh đứa con ruột thịt của mình cho Tổ Quốc. Ròi tất cả mọi người quây quần bên bà, nghe kể chuyện về chú Quang,… Từ giã bà Phan, mọi người sang thăm chú Hiển. chú ngồi trên xe lăn, tươi cười chào đón mọi người. Tuy là một thương binh nặng nhưng chú vẫn rất lạc quan. Chú là một tấm gương sáng về nghị lực và ý chí khắc phục khó khăn. Theo lời dạy của Bác: “Thương binh tàn nhưng không phế!”,chú Hiển vẫn cần cù làm việc bằng đôi tay tài hoa của mình. Bàn tay cầm súng năm xưa giờ đây đang thoăn thoắt luồn những sợi mây óng chuốt, tạo nên những chiếc khay, những chiếc giỏ xinh xắn, làm đẹp cho đời. Khi chia tay với chú Hiển, em cảm thấy mọi người cần phải biết ơn tới người đã tạo ra thành quả đó. Thế hệ sau phải ghi nhớ công ơn của thế hệ trước. Khắp đất nước, nơi nào cũng có Đền, Miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối, cá vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, phòng truyền thống,…nhắc nhở mọi người về lịch sử oai hùng của dân tộc,…Các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng tô đẹp, đàng hoàng thể hiện lòng biết ơn của thế hệ sau dối với những người đi trước đã hi sinh cho Tổ Quốc. Phong trào “ Phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng”, đền ơn đáp nghĩ các gia đình, cá nhân có công với nước, đang phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Các thế hệ sau không chỉ hưởng thụ mà còn phải biết giữ gìn, vun đắp, phát triển những thành quả mà các thế hệ đi trước đã tạo dựng nên. Buổi đi thăm các gia đình thương binh, liệt sĩ đã kết thúc tốt đẹp. Đạo lý: “Uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta nhắc nhở tất cả mọi người sống sao cho có nghĩa, có tình đối với những người đã đem lại cuộc sống bình yên cho chúng ta. Em càng hiểu sau sắc hơn về lòng biết ơn-nền tảng đoạ đức, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

Nguyễn Thị Lan Hương.Lớp 8c.Trường THCS Yên Biên
 
Top Bottom