[Ngữ Văn 12]Nghị luận xã hội

X

xiaorong

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mọi người giúp mình làm dàn í chi tiết cho 2 đề văn nghị luận này với.
1: học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh , sinh viên .
2: Thanh niên là lực lượng tiên phong chiếm lĩnh lâu đài khoa học.
 
S

soicon_boy_9x

Từ bài bạn tự viết thành dàn ý nhé(tham khảo mà)
Bài 1:
Nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi là vấn đề thường được bàn thảo khi có sự kiện cần có định hướng giải quyết. Ai cũng biết quyền lợi và nghĩa vụ luôn tồn tại song hành, nghĩa vụ càng cao thì quyền lợi càng lớn. Tuy nhiên, không thể có một định lượng chính xác và thật sự đúng đắn, hợp lý như một cộng một bằng hai, vấn đề cần nhận thức để có thái độ hành xử thích hợp là ở chỗ này.
Những năm 80 thế kỷ trước sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản làm cho người công nhân từ địa vị làm thuê trở thành ông chủ nhỏ, rất nhỏ (có cổ phần trong công ty mình làm việc, không chỉ hưởng lương mà còn được chia cổ tức, được có ý kiến về sự bảo tồn, phát triển vốn đóng góp thông qua đại hội cổ đông) trong khi những nhà lý luận, quản lý xã hội chủ nghĩa khô cứng và giáo điều biến người công nhân từ địa vị ông chủ to, rất to (làm chủ tập thể) nhưng thật sự chỉ được lãnh lương như người làm thuê và chỉ tham gia giám sát một cách gián tiếp thông qua hoạt động của các tổ chức đại diện (như công đoàn). Điều này đã góp phần làm thay đổi hệ thống chính trị xã hội thế giới mà cái phù hợp với nhu cầu thực tế và tâm lý của những con người cụ thể là gì, chúng ta đã rõ.
Nói một cách cụ thể hơn, chẳng ai chấp nhận làm ông chủ mà bị đối xử như một kẻ làm thuê. Chẳng ai muốn cứ phải thực hiện nghĩa vụ "cao cả, hết sức quan trọng" mà lợi ích vật chất ít hơn, về tinh thần không được tôn trọng bằng người có đóng góp "thường thường". Đó là điều đương nhiên, nhưng thực tiễn không lúc nào cũng đúng như lý luận.
Tuy nhiên, một khuynh hướng khác đã, đang và chắc chắn sẽ tiếp tục xảy ra là người ta chỉ chăm chăm nghĩ đến quyền lợi trước khi thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Và những người này không sớm thì muộn cũng sẽ nhận được những cái "bánh vẽ to tướng" hay những "cú lừa ngoạn mục" vì làm gì có chuyện không thực hiện trách nhiệm mà được hưởng quyền lợi (trừ các đối tượng được xã hội bảo trợ). Cao hơn nữa là những trường hợp người ta tự cho phép mình được yêu cầu người khác phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ như là một điều tất nhiên để thông qua đó người ta ban phát quyền lợi cho họ. Nếu các yêu cầu đó là chính đáng thì không có nhiều vấn đề phải bàn thêm nhưng nếu đó là những yêu cầu chưa, thậm chí là không chính đáng thì sao?
Đối với sinh viên chúng ta, vấn đề lại càng cụ thể hơn. Chúng ta không có trách nhiệm và nghĩa vụ nào lớn hơn việc học. Đó là trách nhiệm của chúng ta đối với gia đình, nhà trường và cả xã hội. Trách nhiệm thì hết sức lớn, vậy quyền lợi của chúng ta là gì? ở đâu? Nếu chịu để ý một chút chúng ta không khó nhìn ra quyền lợi của chúng ta là được trở thành một người trí thức, một người "Việt Nam chất lượng cao" và nó ở ngay chính bản thân chúng ta không đâu xa cả. Nếu hoàn thành nghĩa vụ chúng ta sẽ có một vị trí xã hội nhất định được nhiều người tôn trọng, chúng ta sẽ có một việc làm với thu nhập cao hơn những người lao động bình thường khác. Ngược lại chúng ta sẽ mất, mất rất nhiều thậm chí là tất cả.
Đơn cử một việc mà nói vui trong đời sinh viên không ít người đều đã trãi qua, đó là việc học lại. Có thể do nguyên nhân chểnh mảng trong học tập, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác không tiện nói ra. Và dù vì lý do gì đi chăng nữa cũng có thể quy vào đã không thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của người sinh viên. Như vậy làm sao được công nhận hoàn thành nhiệm vụ học tập? Muốn được học tiếp hoặc được công nhận tốt nghiệp chúng ta phải học lại. Lúc đó, chúng ta phải chịu đủ thứ phiền toái, phải đăng ký học lại, phải chờ xếp lớp, phải đóng học phí ... Nói tóm lại lúc đó hơn ai hết chúng ta hiểu rằng "cái chưa mất đi chính là quyền lợi mà chúng ta không biết hưởng thụ". Hiểu được điều này chúng ta sẽ xây dựng được cho mình một thái độ học tập đúng mực, bằng không sẽ lún sâu hơn vào những sai lầm khác chẳng hạn đơn giản như quay, cóp bài hay nguy hại hơn như xin điểm, mua điểm ...
Từ câu chuyện đơn giản trên, suy rộng ra chúng ta có thể vận dụng để học tập và sống tốt hơn trong cuộc sống sau này.
Bài 2:Tham khảo tại http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=109677



Bài làm 1: Bài viết của bạn không đi vào trọng tâm vấn đề. Bố cục không đúng với một bài văn nghị luận xã hội. Nếu bạn copy từ nguồn khác thì cũng nên đọc kỹ trước khi PASTE. Còn nếu tự viết bài đó, bạn nên nắm kỹ lại dàn ý một bài văn nghị luận

__doigiaythuytinh___
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

1: học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh , sinh viên .

1. Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt đến vấn đề cần nghị luận: cách nhìn nhận của học sinh, sinh viên đối với việc học tập. Trích dẫn được ý kiến "học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên"

(Phần mở bài của những bài NLXH:
- Xác định nội dung của tư tưởn đạo lí hay hiện tượng xã hội đó. Ví dụ: Đề: "Uống nước nhớ nguồn" ---> Nội dung câu tục ngữ:lòng biết ơn, tôn trọng những người "trồng cây" cho "quả"
- Trích dẫn câu nói hoặc tư tưởng có trong đề)

2. Thân bài:

- Giải thích khái niệm: học tập là gì?

+Học tập là quá trình tìm tòi, học hỏi nhằm tiếp nhận những nguồn kiến thức khác nhau của xã hội

+ Có nhiều cách học. Con người có thể học mọi nơi, học cả đời

- Phân tích các mặt đúng-sai của ý kiến: "Học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên"

+ Học tập là quyền lợi:
>Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi công dân đều có thể đi học
>Mọi người, thuộc mọi tầng lớp, tôn giáo. lứa tuổi...đều có quyền được học (bằng nhiều hình thức)
> Việc học mang đến tri thức cho con người,giúp con người có điều kiện mở mang tầm hiểu biết của mình, tạo được chỗ đứng trong xã hội; đó là đặc quyền xã hội phổ biến nhưng cũng rất quan trọng

+ Học tập là nghĩa vụ:
>Học tập là nhiệm vụ thiết yếu của một công dân để trở thành người tài, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước
> Mỗi con người khi sinh ra đều mang một món nợ với gia đình. xã hội và phải làm được điều gì đó để trả đủ món nợ đó; mà học tập, giúp ích cho đời là con đường duy nhất

+ Học sinh, sinh viên là những bạn trẻ, có nhiều ước mơ, hoài bão và có đủ trí lực cũng như khả năng học tập tốt.

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của học sinh sinh viên thể hiện rõ qua các chính sách phát triển giáo dục, chính sách của nhà nước trong việc nâng cao phát triển toàn diện thanh thiếu niên.

- Xác định được ý nghĩa của việc học tập, học sinh sinh viên cần:
+ Nỗ lực tiếp thu kiến thức và đổi mới phương pháp học tập
+ Có ý chí vươn lên, tinh thần cầu tiến cao
+....

- Ngoài ra, vẫn có nhiều bạn trẻ chưa xác định được mục tiêu, ý nghĩa của việc học tập; dẫn đến thái độ học tập ko đúng đắn, ý thức kém (dẫn chứng...)

- Cách rèn luyện:
+Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ của mỗi người, vì vậy, cần rèn luyện thái độ nghiêm túc với việc học hành, đề ra phương pháp hợp lí với bản thân
+ Học bằng nhiều hình thức, mọi nơi, có thể học suốt đời

3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề
- Nâng cao và mở rộng vấn đề: Xác định được ý nghĩa của việc học tập, mỗi người, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ có ý thức hơn về việc học tập của mình, tu dưỡng đạo đức là lối sống lành mạnh. Và những công dân tương lai ưu tú sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước ta

 
Top Bottom