[Ngữ văn 11] - Tiếng Việt- Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

V

vipgood9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

******: Mình làm dc rồi, thanks nhiều, moderator delete giùm mình.



Các bạn xem hộ mình mấy câu này với


1) Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong một đoạn trích


2) Phân tích đặc diểm về các phương tiện diễn đạt trong đoạn văn thuộc "Phong cách ngôn ngữ chính luận"


Cảm ơn nhiều :x
Chúc các bạn vui vẻ, và luôn học tốt :x
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Chào em!
Lần sau em đưa đề bài đầy đủ lên để mọi người tham khảo nhé?
Dưới đay là một số gợi ý giải bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, bài:phong cách ngôn ngữ chính luận:
Bài tập: Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thẻ hiện trong trích đoạn sau:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Néu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiéng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, cvieecj giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi.
Bài làm:
Trước tiên em phải nhớ được 3 đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận:
1. Tính công khai về quan điểm, chính trị
-Tính công khai về quan điểm chính trị: rõ ràng, công khai về quan điểm, không mơ hồ, úp mở.
-Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ, câu nhiều ý,
2. Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận.
-Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu, đoạn phải rõ ràng, rành mạch.
3. Tính truyền cảm, thuyết phục
- Mục đích: hấp dẫn, lôi cuốn, để thuyết phục
- Thể hiện: hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
Sau đó áp dụng phân tích đoạn trích trên.
1. Đoạn văn trên thể hiện rõ lập trường coi trọng tiéng nói dân tộc. Coi tiếng nói dân tộc là một thứ vũ khí quan trọng nhất giúp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị. Do đó việc tự hào và làm phong phú tiếng nói dân tộc là một điều tất yếu.
2. Câu đầu tiên nêu lên một luận điểm khái quát, hai câu sau phát triển ý theo hai hướng , vừa khẳng định vừa phản đề: Tôn trọng và bảo vệ tiếng nói dân tộc là góp phần giải phóng dan tộc. Nếu vứt bỏ, khinh miệt tiếng nói dân tộc thì cũng khước từ sự nghiệp giải phóng dân tộc.
3. Đoạn văn trên giàu sức thuyết phục người đọc bởi được lập luận rất chặt chẽ cộng với lí lẽ rất sát thực.
 
H

hocmai.nguvan

Bài tập: Phân tích đặc điểm về các phương tiện diễn đạt trong đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận sau:
Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do, độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Viẹt Nam này.
Bài làm:
Trước hết em phải nắm vững các phương tiện diễn đạt thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận:
1 Từ ngữ
-Lớp từ ngữ chính trị
+Những từ quen dùng: độc lập, tự do, thực dân...
+Những từ lạ (chuyên):công hàm, nghị định thư...
2. Ngữ pháp
+Kiểu câu phán đoán lôgic trong hệ thống lập luận (câu trước gợi câu sau...)
+Kiểu câu phức hợp dùng từ ngữ liên kết
(Do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó...)
+Kiểu câu ghép chính phụ với nhiều mối quan hệ
(Nguyên nhân kết quả, nhượng bộ tăng tiến, phương tiện mục đích)
3. Biện pháp tu từ
+Mục đích của văn bản chính luận: thuyết phục người đọc (nghe) bằng lí lẽ, lập luận
+Cách sử dụng biện pháp tu từ:
Giúp lí lẽ lập luận thêm phần hấp dẫn (không phải là mục đích chủ yếu)
Sau đó áp dụng phân tích đoạn văn trên.
- Về từ ngữ: Dủng nhiều thuật ngữ chính trị: Đoàn thể, tự do độc lập, truyền bá, xã hội chủ nghĩa, nước...
Về câu văn: Dùng nhièu câu ghép mạch lạc, có quan hệ từ chỉ mục đích, chỉ điều kiện và hẹ quả:...Muốn...thì.... Hơn nữa, hai câu văn liên kết với nhau theo quan hệ móc xích.
Về biện pháp: Lập luận rất chặt chẽ bằng kết cấu lí lẽ nọ nối tiếp lí lẽ kia.
 
Top Bottom