Muối axit và tinh thể ngậm nước

L

lytheminh

Tớ cũng chẳng biết tinh thể ngậm nước là gi` . Nhưng nó có dạng như thế này :

Muối.nH2O ví dụ : CuSO4.5H2O đọc là "Muối đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước"
trong đó : n là số tinh thể ngậm nước.

+ Khối lượng mol của tinh thể ngậm nc : klg mol Muối + n . 18
ví dụ trên : M CuSO4.5H2O = (64+32+16.4)+5.18 = 250 g

+ Khối lượng mol nước : n . 18
ví dụ trên : n H2O = 5 . 18 = 90 g

Một ví dụ cụ thể nhé : Khối lượng của CuSO4 trong dd là 64g, khối lượng của tinh thể ngậm nc là 100g. Xác định CTHH của phân tử muối ngậm nước
Giải:
Gọi CTHH của muối ngậm nc là CuSO4.nH2O
biết M CuSO4 = 64g => nCuSO4 = 64 : (64+32+16.4) = 0,4 mol
M CuSO4 = 160g
Theo bài ra ta có : (160 + n . 18).0,4 = 100 <=> 160 + n . 18 = 100 : 0,4 = 250 <=> n . 18 = 250 - 160 = 90
<=> n . 18 = 90 <=> n = 5
Vậy CTHH của phân tử muối ngậm nước là CuSO4.5H2O

Còn muối axit thì mình biết là :
ví dụ :
Ca(OH)2 + SO2 --> CaSO3 + H2O
1 ------------1
nếu tỉ lệ là 1:1 thì sản phẩm là muối trung hoà
Ca(OH)2 + 2SO2 --> CaHSO3 (bạn tự cân bằng nhá)
1 ------------2
nếu tỉ lệ là 1 : 2 thì sản phẩm là muối axit
 
T

tomboy396

thế thì số mol của tinh thể ngậm nước bằng số mol của đồng sunfat à
 
Last edited by a moderator:
J

jelly_nguy3n96tn

Đúng thế, số mol của tinh thể ngậm nước = số mol của đồng sunfat đó bạn.
- Muối ngậm nước là những tinh thể của những chất mà có chưa một số phân tử nước nhất định
.
+/ Vd: +/ Na2CO3.10H2O trong đó Na2CO3 là khan còn 10H2O là nước kết tinh.
Cách tính PTK:
M(Na2CO3.10H2O) = 106 + 10.18 = 286(g)
+/ tính chất của muối axit:

- Tác dụng với axit tạo thành muối mới + khí cacbonic + Nước.

Vd: NaHCO3 + HCl---> NaCl + CO2 +H2O

- Tác dụng với bazo ( của cùng kim loại đó) tạo thành muối + H2O.
vd: NaHCO3 + NaOH ---> Na2CO3 + H2O
- tác dụng với bazo dư tạo thành muối +(OH) + H2O
- muối axit dư tác dụng với bazo tạo thành 2 muối mới + H2o
:p:)
 
Y

yoonji

err... vẫn chưa rõ lắm
như là cái tinh thể CuSO4.5H2O
cái con số 5 kia có thể thay đổi thành 4/3/2/1 được k?
 
T

thuongbabykute

err... vẫn chưa rõ lắm
như là cái tinh thể CuSO4.5H2O
cái con số 5 kia có thể thay đổi thành 4/3/2/1 được k?
tất nhiên là được chứ
cách dễ hiểu hơn về tinh thể ngậm nước thì mình ví dụ nhé:
giả sử hoà tan muối ăn vào nước thì còn lại phần muối không tan..mình lọc lấy phần muối đó ra thì vẫn còn dính nước ...thì phần muối còn nước đó người ta gọi là tinh thể ngậm nước ấy..
____chúc bạn học tốt________
 
Top Bottom