một vài câu hỏi ôn tập HK1

D

datlvmpn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:Tại sao gọi chu trình Canvin LÀ CHU TRÌNH C3
câu 2:Quá trình phân giải các chất hữu cơ khác có điểm nào giống và khác với quá trình phân giải cacbohiđrat.
câu 3:Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể
câu 4:tại sao NST phải co ngắn tối đa trước khi bước vào kì sau nguyên phân
cậu 5: điều gì xảy ra nếu kì giữa nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy
câu 6: vì sao nguyên phân còn được gọi là quá trình nguyên nhiễm
câu 7: có ý kiến cho rằng lần phân bào thứ nhất mới thực chất là giảm phân , lần phân bào thứ hai được coi là phân bào nguyên nhiễm. Theo em, nó đúng hay sai
câu 8: so sánh nguyên phân và giảm phân :D:D:D:D:D
 
G

girlbuon10594

câu 1:Tại sao gọi chu trình Canvin LÀ CHU TRÌNH C3
câu 2:Quá trình phân giải các chất hữu cơ khác có điểm nào giống và khác với quá trình phân giải cacbohiđrat.
câu 3:Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozơ mà đi vòng qua hoạt động sản xuất ATP của ti thể
câu 4:tại sao NST phải co ngắn tối đa trước khi bước vào kì sau nguyên phân
cậu 5: điều gì xảy ra nếu kì giữa nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy
câu 6: vì sao nguyên phân còn được gọi là quá trình nguyên nhiễm
câu 7: có ý kiến cho rằng lần phân bào thứ nhất mới thực chất là giảm phân , lần phân bào thứ hai được coi là phân bào nguyên nhiễm. Theo em, nó đúng hay sai
câu 8: so sánh nguyên phân và giảm phân :D:D:D:D:D


Câu 8: * Giống nhau:
-Đều có sự nhân đôi của NST mà thực chất là sự nhân đôi ADN ở kì trung gian
-Đều trải qua các kì phân bào tương tự nhau: kì đâu,kì giữa,kì sau,kì cuối
-Đề có sự biến đổi hình thái NST theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho NST nhân đôi và thu gọn cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
-Ở lần phân bào II của GP giống phân bào NP
-Đều là cơ chế sinh học nhằm đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ (duy trì ổn định bộ NST của loài)
* Khác nhau:
-NP:+)xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và mô tế bào sinh dục sơ khai
+)trải qua 1 lần phân bào
+)NST sau khi nhân đôi thành từng NST kép sẽ tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa
+)ở kì đầu không xảy ra sự rtao đổi chéo giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc
+)trải qua 1 chu kì biến đổi hình thái NST
+)cơ chế duy trì bộ NST của loài trong 1 đời cá thể
+)ở kì sau có sự phân li cromatit trong từng NST kép về 2 cực của tế bào
+)từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n giống tế bào mẹ
-GP:+)xảy ra tại vùng chín của tế bào sinh dục
+)trải qua 2 lần phân bào liên tiếp
+)NST sau khi nhân đôi thành từng NST tương đồng kép tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa I
+)ở kì đầu I tại 1 số cặp NST có thể xảy ra hiện tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 cromatit khác nguồn gốc
+)trải qua 2 chi kì biến đổi hình thái NST nhưng NST nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước khi bước vào GP I
+)cơ chế duy trì bộ NST của loài qua các thế hệ trong sinh sản lưỡng tính
+)ở kì sau I có sự phân li độc lập các NST ở trạng thái kép trong cặp tương đồng
+)từ 1 tế bào mẹ mang 2n NST qua 2 lần phân bào tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa (n NST) khác nhau về nguồn gốc


P/S: Những câu hỏi này đã rất nhiều lần được thảo luận trên diễn đàn, bạn có thể sử dụng thanh công cụ phía trên để tìm

Chúc thi tốt%%-
 
S

snowangel1103

câu 4:tại sao NST phải co ngắn tối đa trước khi bước vào kì sau nguyên phân​
Các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau vì tạo thuận lợi cho các nhiễm sắc tử dễ dàng tách nhau tại tâm động và trượt được trên thoi vô sắc tiến về 2 cực của tế bào mà không bị rối.​
 
H

hoctroviet_qeen

câu 1:Tại sao gọi chu trình Canvin LÀ CHU TRÌNH C3
người tạo ra chu trinh này tên là canvin
Chu trình Calvin-Benson hay gọi là chu trình C3 vì sản phẩm đầu của quá trình đồng hóa CO2 theo con đường này là hợp chất có 3C (APG)
 
H

hochoidieuhay

Câu 8:
**Giống nhau:
-NST nhân đôi một lần.
-Đều là sự phân bào có thôi phân bào.
-Xảy ra các giai đoạn tương tự như nhau: kì trước, kì giữa, kì sau, kì cuối.
-Đều có hiện tượng nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn của NST.
-Đều có hiện tượng sắp xếp NST, phân li,di chuyển, NST về 2 cực tế bào.

**Khác nhau:

* Nguyên phân
-Cơ chế:+ 1 lần phân bào
+ Ở kì đầu không có sự tiếp hợp của các NST
+Ở kì giữa các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Ở kì sau, 2 cromatit chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đều.
- Kết quả: +! Tế bào mẹ nguyên phân 1 lần tạo 2 tế bào con.
+ Tế bào con có bộ NST (2n) giống của tế bào mẹ.

*Giảm phân:
-Cơ chế:+ 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi lần.
+ Ở kì đầu có sự tiếp hợp, trao đổi đoạn giữa các sợi cromatit trong cặp NST kép tương đồng.
+ Ở kì giữa I, các cặp NST kép tương đồng xếp 2 hàng trên đường xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau I có sự phân li của cặp NST kép tương đồng, tạo sự đa dạng của các giao tử.
-Kết quả:+ 1 tế bào mẹ giảm phân cho 4 tế bào con.
+ Tế bào con mang n NST có nguồn gốc khác nhau.



 
Top Bottom