một số đề lí luận văn học

C

conu

Chào em, đề nêu lên 1 vấn đề của lý luận và yêu cầu em nêu suy nghĩ, tức là em phải hiểu cái mà em định bàn luận.
Em cần biết, tác phẩm văn học bao gồm già trị thẩm mỹ, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục. Trong đó, giá trị giáo dục được xem là 1 thành tố tạo nên tầm vóc của 1 tác phẩm. Tác phẩm văn học ko chỉ cho con người những khoái cảm về thẩm mỹ, hiểu hơn về thế giới xung quanh và các vấn đề xã hội, con người, mà tác phẩm văn học còn bồi dưỡng cho con người tình cảm trong sáng, cao đẹp, là ngọn đuốc dẫn đường cho con người về lẽ sống, lý tưởng sống...
Ví như tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du ko chỉ cho chúng ta thưởng thức giá trị thẩm mỹ thông qua sự điêu luyện về ngôn ngữ, những câu thơ xuất thần lung linh, giá trị nhận thức về thân phận người con gái trong xã hội phong kiến, mà còn mang đến cho chúng ta giá trị giáo dục về tình yêu với những nétddepj bị vùi dập, sự đồng cảm và ý thức bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người...
Những tác phẩm lớn của nhân loại càng phản ánh rõ điều đó, và giá trị giáo dục của nó đã đem đến cho tác phẩm văn học 1 tầm cao vượt lên trên những tác phẩm khác.
Em cần nắm vững về những yếu tính của giá trị giáo dục trong văn học để vận dụng trong bài làm, viết lên thành các luận điểm, và tương ứng với mỗi luận điểm là những phân tích, lập luận để thuyết phục người đọc bằng cái hiểu của mình và bằng những dẫn chứng trong văn học. Chúc em thành công.
 
K

khanhduy113

Tác phảm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới ..

Tác phảm văn học lớn hấp dẫn người đọc bởi cách nhìn nhận mới, tình cảm mới về những điều, nhưng việc ai cũng biết cả rồi". (nhà văn nói về tác phẩm của nhà xuất bản giáo dục 1998 ). Anh chị hãy bình luận câu nói trên và phân tích một vài tác phẩm văn học để làm rỏ quan niệm này.
 
C

conu

Gần đây mình thấy phần lý luận Văn học có vẻ được quan tâm hơn, phổ biến hơn trong chương trình cải cách - 1 tín hiệu đáng mừng song hành với sự trở lại của NLXH. Mỗi đề lý luận văn học đều đòi hỏi ở học sinh tư duy khái quát rất cao, nó đòi hỏi người học phải quy chiếu những vấn đề, hiện tượng mang tính quy luật trở về những kiến thức thực tế đã được học, đã được cung cấp. Để phát hiện được mối liên hệ giữa lý luận và thực tế thì học sinh phải có kiến thức sâu và hệ thống.
Trở lại với đề văn trên, theo quan điểm của mình, bài văn này rất quan trọng phần phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ luận đề. Về cách hiểu quan niệm trên, ta có thể suy nghĩ theo chiều hướng: tác phẩm văn học phản ánh đời sống (vì cái nôi của nó cũng là đời sống, là nguồn chất liệu để nhà văn xây dựng tác phẩm), những vấn đề của đời sống được đưa vào tác phẩm cũng chính là thông điệp của tác giả gửi tới độc giả để đem đến những giá trị về mặt nhận thức (bên cạnh giá trị thẩm mỹ). Cho nên,"những điều, những việc" được phản ánh trong tác phẩm hẳn phải là cái mà chúng ta ai cũng đã từng được nghe, được đọc thậm chí được tiếp xúc, vì chúng nằm trong đời sống của chúng ta.
Nếu những cái vốn dĩ đã được chúng ta biết đến nay lại "bị" nhắc lại trong tác phẩm văn học tưởng như sẽ gây nhàm chán vậy thì điều gì đã tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm văn học? Cái tài của nhà văn là ở chỗ đó, ko phải anh ta sẽ đem những thứ đã được biết để "mông má, đánh bóng" nó lên hoặc cường điệu nó thêm, mà anh ta sẽ dúng đôi mắt tinh nhạy, tâm hồn tinh tế, lăng kính đa chiều của mình (1 của cải thiên phú của các nhà văn có tài) đề soi chiếu những vấn đề quen thuộc ấy ở 1 bình diện khác, đa chiều đa dạng, phát hiện tìm tòi ra những ngóc ngách lẩn khuất, bị người đời "bỏ quên" hoặc không để ý. Chính những góc khuất đó mới tạo nên nguyên nhân sâu xa phát sinh ra vấn đề, cái tạo nên sự khác biệt, là ranh giới giữa bàn chất và hiên tượng. Chính sự mới mẻ trong những điều quen thuộc đó làm cho người đọc cảm thấy thú vị và khám phá ra thêm những điều mình chưa biết về 1 việc tưởng như đã biết.
Ví dụ: chúng ta biết hiện tượng lưu manh hoá của 1 tầng lớp nông dân những năm 45, tạo ra những con quỷ như Chí Phèo, tác phẩm Chí Phèo nếu chỉ phản ánh lại về hiện tượng đó thì làm sao có thể trở thành bất hủ, cái mới lạ làm nên giá trị cuả tác phẩm này chính là ở chỗ: bất chấp những điều người ta đã cho là đã được biết trở thành phổ biến trong suy suy nghĩ của hầu hết mọi người (gọi là định kiến xã hội), Nam Cao vẫn tìm được lối đi riêng cho ông, ông đã phát hiện ra cái bản chất người sâu xa vẫn khắc khoải dưới lớp vỏ Quỷ dữ của Chí Phèo. Điều đó thực sự cho chúng ta thêm tin yêu với những con người bị đẩy xuống đáy xã hội và đồng cảm với họ.
Hay như tác phẩm Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, từ trước đến nay, đề tài đất nước vẫn ko hề xa lạ với văn học, người ta vẫn luôn nghĩ đất nước là 1 khái niệm trừu tượng, cao cả, xa vời....Nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm ra 1 góc mới ở 1 đề tài đã quá quen thuộc - ai cũng biết, đó là đất nước nằm trong những gì bình dị nhất xung quanh ta và nằm trong chính mỗi chúng ta (từ cái kèo cái cột, miếng trầu bà ăn, búi tóc mẹ bới sau đầu...cho đến khi chúng mình cầm tay)....

Những điều mới mẻ đó trong những cái mà ai cũng biết mà nhà văn phát hiện ra tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm và cho chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn, tinh tế hơn với cuộc sống.

Đề này bạn có thể hiểu theo hướng đó và triển khai nó ra dựa trên kiến thức đã học. Chúc bạn thành công!
 
H

haibang_le

em, đề nêu lên 1 vấn đề của lý luận và yêu cầu em nêu suy nghĩ, tức là em phải hiểu cái mà em định bàn luận.
Em cần biết, tác phẩm văn học bao gồm già trị thẩm mỹ, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục. Trong đó, giá trị giáo dục được xem là 1 thành tố tạo nên tầm vóc của 1 tác phẩm. Tác phẩm văn học ko chỉ cho con người những khoái cảm về thẩm mỹ, hiểu hơn về thế giới xung quanh và các vấn đề xã hội, con người, mà tác phẩm văn học còn bồi dưỡng cho con người tình cảm trong sáng, cao đẹp, là ngọn đuốc dẫn đường cho con người về lẽ sống, lý tưởng sống...
Ví như tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du ko chỉ cho chúng ta thưởng thức giá trị thẩm mỹ thông qua sự điêu luyện về ngôn ngữ, những câu thơ xuất thần lung linh, giá trị nhận thức về thân phận người con gái trong xã hội phong kiến, mà còn mang đến cho chúng ta giá trị giáo dục về tình yêu với những nétddepj bị vùi dập, sự đồng cảm và ý thức bảo vệ quyền sống, quyền hạnh phúc của con người...
Những tác phẩm lớn của nhân loại càng phản ánh rõ điều đó, và giá trị giáo dục của nó đã đem đến cho tác phẩm văn học 1 tầm cao vượt lên trên những tác phẩm khác.
Em cần nắm vững về những yếu tính của giá trị giáo dục trong văn học để vận dụng trong bài làm, viết lên thành các luận điểm, và tương ứng với mỗi luận điểm là những phân tích, lập luận để thuyết phục người đọc bằng cái hiểu của mình và bằng những dẫn chứng trong văn học. Chúc em thành công.
__________________
 
Top Bottom