"Mới ra tù, tập leo núi"! Ối giời ơi!

N

ngoisaotim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em gặp phải cái đề thế này này: "Hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ "Mới ra tù, tập leo núi" (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Hồ Chí Minh".
Khó khủng hoảng luôn.
Còn đây là cái dàn ý sơ lược của em nè:
MỞ BÀI:
-Giới thiệu sơ lược về Hồ Chí Minh, năm sinh, năm mất, quê quán... Năm 1942, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt, mùa thu năm 1943 được thả. Để rèn luyện thể lực, người tập leo núi (núi Tây Phong) và sáng tác bài thơ này. (Nêu chủ đề).
THÂN BÀI: có 2 ý lớn:
-Vẻ đẹp cổ điển:
+Vẻ đẹp trong thơ xưa: "Mây, núi, sông". Nêu qua "độ vênh" giữa nguyên tác và bản dịch => nêu chủ đề 2 câu thơ đầu.
+Môtip chung trong thơ xưa: "Lên núi nhớ bạn".
-Tinh thần hiện đại:
+Sự khác nhau giữa việc miêu tả thiên nhiên trong thơ xưa và bài thơ này của Bác (Bác miêu tả thiên nhiên để biểu lộ ý chí và quyết tâm của mình).
+Sự khác nhau giữa việc "nhớ bạn" (cũng của thơ xưa và bài thơ này): một bên là nhớ tri kỷ, một bên nhớ về đồng chí cách mạng và kỷ niệm kháng chiến (e là sai rùi quá!)
KẾT BÀI:
(Như muôn thuở hà!) Nêu nội dung, nghệ thuật và vài ý kiến tóm lược về tác phẩm.

CÓ AI THẤY SAI SÓT CHỖ NÀO THÌ CHỈ GIÙM VỚI!
 
Z

zonzon90

sao mà giống zon thía.................cũng phải làm 1 bài với y/c y như thế...............chưa bít phải làm sao cả.................ai giỏi văn giúp cái nèo
 
C

conu

Nói như bạn, bài này có hai ý lớn tức là hai luận điểm đúng ko? Vậy 1 luận điểm là cái gạch đầu dòng đầu tiên rồi, còn cái thứ 2 mất tiêu đâu rồi, cẩn thận ko là cái luận điểm thứ 2 ko rõ dẫn đến bố cục bài thiếu cân đối và mạch lạc và lẫn lộn đấy.
 
C

conu

conu said:
Nói như bạn, bài này có hai ý lớn tức là hai luận điểm đúng ko? Vậy 1 luận điểm là cái gạch đầu dòng đầu tiên rồi, còn cái thứ 2 mất tiêu đâu rồi, cẩn thận ko là cái luận điểm thứ 2 ko rõ dẫn đến bố cục bài thiếu cân đối, mạch lạc và lẫn lộn đấy.
 
H

hanhle

Bài này càn phải nêu rõ hai luận điểm rồi mà
chỉ cần nắm rõ điều đó rùi viết cái mở bài thui
Nói chung la đề dễ nhưng tui ko nói ra được
 
N

naivesun

hôm nay làm bài nản wa
đúng vào mới ra tù tập leo núi mới đau
chẳng bít j
vít linh ta linh tinh đc mấy dòng
đang đinh vít
CÔ THƯƠNG NHẸ CHO EM VỚI thì hít h
bùn
 
C

caolua

thân bài miễn bàn luận thêm nữa nhưng mở bài mà thêm phần năm sinh năm mất thì có khô khan quá không???????????????
 
C

conu

Đương nhiên là mở bài kiểu này luôn là 1 lối mòn nhưng "an toàn" cho những bạn ko dám đổi mới.
 
S

sweetnightmare

Chà sao mấy ông thầy bà cô khoái cho cái đề í thế nhỉ?
Y hệt cái đề ở lớp tui luôn >.<
 
T

tamnct

Re: "Mới ra tù, tập leo núi"! Ối giời ơ

ngoisaotim said:
Em gặp phải cái đề thế này này: "Hãy phân tích vẻ đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại trong bài thơ "Mới ra tù, tập leo núi" (Tân xuất ngục, học đăng sơn) của Hồ Chí Minh".
Khó khủng hoảng luôn.
Còn đây là cái dàn ý sơ lược của em nè:
MỞ BÀI:
-Giới thiệu sơ lược về Hồ Chí Minh, năm sinh, năm mất, quê quán... Năm 1942, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt, mùa thu năm 1943 được thả. Để rèn luyện thể lực, người tập leo núi (núi Tây Phong) và sáng tác bài thơ này. (Nêu chủ đề).
THÂN BÀI: có 2 ý lớn:
-Vẻ đẹp cổ điển:
+Vẻ đẹp trong thơ xưa: "Mây, núi, sông". Nêu qua "độ vênh" giữa nguyên tác và bản dịch => nêu chủ đề 2 câu thơ đầu.
+Môtip chung trong thơ xưa: "Lên núi nhớ bạn".
-Tinh thần hiện đại:
+Sự khác nhau giữa việc miêu tả thiên nhiên trong thơ xưa và bài thơ này của Bác (Bác miêu tả thiên nhiên để biểu lộ ý chí và quyết tâm của mình).
+Sự khác nhau giữa việc "nhớ bạn" (cũng của thơ xưa và bài thơ này): một bên là nhớ tri kỷ, một bên nhớ về đồng chí cách mạng và kỷ niệm kháng chiến (e là sai rùi quá!)
KẾT BÀI:
(Như muôn thuở hà!) Nêu nội dung, nghệ thuật và vài ý kiến tóm lược về tác phẩm.

CÓ AI THẤY SAI SÓT CHỖ NÀO THÌ CHỈ GIÙM VỚI!

sao giống đề kt tập trung vừa rùi của tui thế này ?? y chang lun đó ko khác chữ nào ..
 
P

phanminhthien

no no CHÚ Ý !
Muốn làm dạng bài này thì trươc tiên phải hiểu rõ "bút pháp cổ điển " là thư thế nào và "nét hiện đại" là như thế nào ( 2 điều này là đặc diểm noi bật trong thơ nguyễn ái quốc nói chung và các bài thơ nhật ký trong tù nói riêng )
Bút pháp cổ điển : là thường dùng những nét chấm phá đơn sơ ghi lại linh hồn của tạo vật , tả cảnh ngụ tình và qua cảnh vật nói lên tâm hồn hình .
Tinh thần Hiện Đại : cảnh vật không tĩnh lặng mà vận động hướng vể sự sống về ánh sáng về niềm vui lạc quan tin yêu vào cuộc sống về con người .Nhân vật trữ tình la chủ thể của bức tranh thiên nhiên

Vì thê khi đọc các bài thơ nhật kí trong tù bạn sẽ nhận ra dựoc nó thường chia làm hai phần bằng thể thơ tứ tuyệt
Hai câu đầu --> bút pháp cổ điển -->miêu tả cảnh vật bằng vài nét chấm phá và lại nhờ cảnh vật nói lên tâm hồn mình (thường là sự u buồn tĩnh lặng)
Hai câu sau là sự vận động của tứ thơ từ buồn sang vui từ tối sang sáng .
Bạn thử đọc bai chiều tối , giải di sớm , tân xuất ngục học đăng sơn --> thử nghiên cứu xem bạn sẽ thấy nổi bật rõ ràng thủ pháp nghệ thuật này và khi hiểu rõ ràng but phap cổ điển , nét hiện dai là gì thi bạn sẽ dễ dàng lam duoc loại đề này với bất cứ bài thơ nao trong "thiên gia thi -nhật kí trong tù "
 
P

phanminhthien

smee ko có thời gian nói nhiều nên bây nhiêu thôi có gì chưa hiểu thì hỏi thêm để smee cho ví dụ với từng bài (con neu hiểu rồi thì ko cần nữa )
 
N

ngoisaotim

phanminhthien said:
no no CHÚ Ý !
Muốn làm dạng bài này thì trươc tiên phải hiểu rõ "bút pháp cổ điển " là thư thế nào và "nét hiện đại" là như thế nào ( 2 điều này là đặc diểm noi bật trong thơ nguyễn ái quốc nói chung và các bài thơ nhật ký trong tù nói riêng )
Bút pháp cổ điển : là thường dùng những nét chấm phá đơn sơ ghi lại linh hồn của tạo vật , tả cảnh ngụ tình và qua cảnh vật nói lên tâm hồn hình .
Tinh thần Hiện Đại : cảnh vật không tĩnh lặng mà vận động hướng vể sự sống về ánh sáng về niềm vui lạc quan tin yêu vào cuộc sống về con người .Nhân vật trữ tình la chủ thể của bức tranh thiên nhiên

Vì thê khi đọc các bài thơ nhật kí trong tù bạn sẽ nhận ra dựoc nó thường chia làm hai phần bằng thể thơ tứ tuyệt
Hai câu đầu --> bút pháp cổ điển -->miêu tả cảnh vật bằng vài nét chấm phá và lại nhờ cảnh vật nói lên tâm hồn mình (thường là sự u buồn tĩnh lặng)
Hai câu sau là sự vận động của tứ thơ từ buồn sang vui từ tối sang sáng .
Bạn thử đọc bai chiều tối , giải di sớm , tân xuất ngục học đăng sơn --> thử nghiên cứu xem bạn sẽ thấy nổi bật rõ ràng thủ pháp nghệ thuật này và khi hiểu rõ ràng but phap cổ điển , nét hiện dai là gì thi bạn sẽ dễ dàng lam duoc loại đề này với bất cứ bài thơ nao trong "thiên gia thi -nhật kí trong tù "
Hic. Vậy em làm sai à?
 
P

phanminhthien

"ý tại ngôn ngoại " em à ...
em chỉ cần hiễu rõ bút pháp cổ điển và nét hiện đại là như thế nào thì em sẽ làm dược thôi
 
Top Bottom