Sử 12 Mĩ latinh

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cac-nuoc-mi-la-tinh.jpg

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập: “Lục địa bùng cháy”

Khác với châu Phi, ở châu Mĩ latinh đã có nhiều nước giành độc lập từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; đến đầu thế kỷ XX thì trở thành “sân sau” của Mĩ. Ở một số nước Mĩ latinh, Mĩ dựng lên các chính quyền tay sai độc tài thân Mĩ, điển hình là chính quyền độc tài Batista ở Cuba do Mĩ dựng lên. Sau năm 1945, phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ latinh ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ
* Từ năm 1945 - 1959, phong trào đấu tranh của nhân dân Cuba ngày càng sôi nổi, mạnh mẽ. Đến năm 1959, nước cộng hòa Cuba ra đời
cac-nuoc-mi-la-tinh-1.gif
Cộng hòa Cuba
cac-nuoc-mi-la-tinh-2.jpg

Bức ảnh chụp tháng 6/1957 Trong tấm ảnh lịch sử này có mặt hầu như tất cả những người quan trọng nhất của cuộc cách mạng. Đó là Fidel Castro (đeo súng đứng giữa), Ernesto Che Guevara (đứng thứ hai từ trái sang), Raul Castro (cầm súng ngồi giữa), Guillermo Garcia (đội mũ sắt đứng bên trái) cùng các thành viên khác của ban lãnh đạo du kích quân Cu-ba tại căn cứ trong rừng sâu.

* Từ năm 1959 - cuối thập niên 80: bất chấp việc Mĩ đề xướng Liên minh vì tiến bộ (1961) nhằm lôi kéo các nước Mĩ latinh, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra với hình thức chủ yếu là đấu tranh chính trị, đã lật đổ được các chính quyền thân Mĩ và lập các chính quyền dân tộc. Đến năm 1983, có 13 nước ở vùng Caribê giành được độc lập. Cũng trong thời gian này, các nước bắt đầu xây dựng đất nước, riêng Cuba tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội từ năm 1961 và đạt nhiều thành tựu.
* Từ cuối thập niên 80 - 1990: các nước Mĩ latinh lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng: khủng hoảng chính trị và kinh tế, nợ nước ngoài tăng vọt. Từ thập niên 80, các chính quyền độc tài thân Mĩ bị lật đổ ở Bolivia, Brazil, Chile, El Salvador… và thay vào đó là các chính quyền dân tộc ; tốc độ tăng trưởng giảm từ 5,9% (thập niên 70) xuống dưới 1%. Lạm phát tăng cao: từ 56,1% (1980) lên đến 1.000% (1983).
* Từ năm 1990 - 2000: kinh tế các nước Mĩ latinh có chuyển biến tích cực. Lạm phát được hạ xuống dưới 4,6% và đầu tư của nước ngoài tăng vọt lên trên 70 tỉ USD (1994). Từ năm 1990, các nước Mĩ latinh thành lập Khối thị trường chung Caribê (MERCOSUR) gồm Brazil, Argentina, Uruguay và Chile. Đến cuối năm 1990, Khối Mercosur thành lập khu vực mậu dịch tự do năm 1991 để tiến tới lập thị trường chung vào năm 1995
- Phát triển kinh tế: NICs. Từ thập niên 60 trở đi, có ba nước trở thành quốc gia công nghiệp mới là Mexico, Arhentina và Brazil
2. Khó khăn, thách thức:
- Mâu thuẫn xã hội (nổi bật nhất), chủ yếu là do phân phối không công bằng. Số người nghèo chiếm tỉ lệ 46% dân số, trong khi hơn 40 người giàu có được xếp vào hàng tỉ phú
- Tham nhũng trở thành quốc nạn. Trong suốt thời gian cầm quyền ở Peru, Tổng thống Fujimori đưa 15 triệu USD cho một viên tình báo và phải ngồi tù 25 năm. Năm 2016 ở Brazil, Tổng thống lâm thời Brazil là Temer bị cáo buộc nhận tiền tham ô trong vụ bê bối khổng lồ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petrobras. Tính đến nay đã có hơn 100 cá nhân chính thức bị kết tội tham nhũng, rửa tiền và thành lập băng đảng. Khoảng 50 chính trị gia, trong đó có nhiều nghị sĩ và thống đốc bang, nằm trong diện bị điều tra
- Cướp biển (vùng Caribê): theo thống kê năm 2017, số vụ cướp biển vùng Caribê tăng 160% so với năm 2016. Nạn cướp biển vùng Mĩ latinh vốn xuất hiện từ thế kỷ XVII, với 2.000 tên cướp đã gieo rắc kinh hoàng với các tàu buôn các nước sang buôn bán ở Mĩ latinh.
 
  • Like
Reactions: VânHà.D
Top Bottom