[LTĐH] Thảo luận các bài tập phục vụ ôn thi ĐH - CĐ 2011

R

rocky1208

Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng Yaang. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sách có bước sóng lamda1 = 0,6 Micromet thì trên màn quan sát ta thấy 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9mm. Nếu ta làm thí nghiệm với hỗn hợp gồm 2 bức xạ lamda1 và lamda2 thì thấy từ 1 điểm M tới vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là 1 trong 3 vân đó biết khoảng cách từ M tới trung tâm là 10,8mm . Tính lamda2 ?


giải giúp em câu này với anh rocky!!
//Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng I-âng. Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc có bước sóng [lam đa 1] = 0,6.10^(-6) m thì trên mànquan sát, ta thấy có 6 vân sáng liên tiếp trải dài trên bề rộng 9 mm.Nếu làm thí nghiệm với ánh sáng hỗn tạp gồm hai bức xạ có bước sóng [lam đa 1] và [lam đa 2] thì người ta thấy: Từ một điểm M trên màn đến vân sáng trung tâm có 3 vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm và tại M là một trong 3 vân đó. Biết M cách vân trung tâm 10,8 mm, bướcsóng của bức xạ [lam đa 2] là?
>> >> A. 0,38.10^(-6) m.
>> >> B. 0,4.10^(-6) m.
>> >> C. 0,76.10^(-6) m.
>> >> D. 0,65.10^(-6) m.

Câu này có hai bạn hỏi giống nhau nên ưu tiên cho ra bài post riêng :)
Cái này vân trung tâm sẽ không phải là 1 trong 3 vân trùng vì nếu trùng sẽ có 3 vân trùng, bấm máy lẻ toét :-SS còn nếu là 4 vân trùng thì ok, vừa đẹp :> Bài này làm như sau.

Với bức xạ [TEX]\lambda_1[/TEX]: 6 vân sáng -> 5 khoảng vân. [TEX]i_1=1,8 mm[/TEX].
Có 4 vân trùng -> 3 khoảng xen kẽ các vân trùng, mỗi khoảng rộng [TEX]\frac{10,8}{3}=3,6 mm[/TEX]
Có [TEX]k_1i_1=k_2i_2\Rightarrow k_1\lambda_1=k_2\lambda_2[/TEX] (1)

Với vân trùng đầu tiên: toạ độ [TEX]x=3,6 mm[/TEX]
[TEX]k_1i_1=3,6 \Rightarrow k_1=2[/TEX] thay vào (1)

[TEX]\Rightarrow 2.0,6=k_2\lambda_2[/TEX]

Mà ánh sáng nhìn thấy -> [TEX]0,4\mu \leq \lambda_2 \leq 0,76\mu\Rightarrow 1,57\leq k \leq 3[/TEX]. Nếu k=2 thì trùng với [TEX]\lambda_1[/TEX] nên loại. Còn với [TEX]k=3[/TEX] thì được [TEX]\lambda_2=0,4[/TEX] -> ok. Vậy là ánh sáng tím

p/s: đợt này anh bận nên anh reply hơi muộn, các em thông cảm. Anh sẽ rep theo thứ tự xuất hiện, nên những bạn có bài post trước sẽ được trả lời trước :)
 
Last edited by a moderator:
T

traimuopdang_268

2 câu lí thuyết này không biết sách viết sai hay thầy sai

câu 1: hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống 1 đường kình là :

A. dao động điều hoà
B, Dao động
C. Dao động tuần hoàn
D, một chuyển động thẳng
câu trên yêu cầu chọn câu sai
đáp án là D

nhưng rõ ràng hình chiếu xuống 1 đường kính có quỷ đạo là 1 đoạn thẳng mà
:((
thầy em sữa B , nhưng.... em vẫn chưa chắc=> a=0.1

Câu này t chọn D
Vì cái câu dao động là nó nghĩa rộng hơn cả dao động điều hòa thì sao sai đc nhỉ ?

Nó nói là chuyển động thẳng n mà làm sao chắc chắn đc . có nhiều t.h mà


theo tài liệu đề thi 2009 thi có viết:

Trong 1 dao động điều hoà của con lắc lò xo thì :
A. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian
B, gia tốc là 1 hằng số
C, quỷ đạo là 1 đường hình sin
D, quỷ đạo là 1 đoan thẳng
chọn D
vậy có thể dùng câu đó để chứng minh câu 1 trên sách viết sai ko????

K thể dùng để cm
Lý do: Câu dưới nó nói Quỹ đạo
câu trên nó nói chuyển động
Quỹ đạo khác mà.


câu 2 :tốc độ truyền của sóng điện từ :

A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của nó
B. khong phụ thưộc cả môi trường và tần số
C.phụ thuộc vào mọi trường truyền sống nhưng ko phụ thuộc tần số
D. phụ thuộc cả mt và tần số

đáp án sách chọn D


nhưng theo thầy dạy chọn D , tần số ko đổi
:((
..> chọn C

Sóng điện từ lan truyển đc trong chân không với [TEX]c=3.10^8 m/s[/TEX]

Sóng điẹn từ khi truyền từ chân không vào 1 môi trường có chiết suất n thì
*f không đổi
* lamda và v giảm n lần
Tốc độ truyền sóng điẹn từ trong 1 môi trường phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng điện từ.


T trích sách :D, cô t cũng dậy vậy thì fai . :D

Tại t nghĩ : lamda, c và f có mối liên quan đến nhau mà, thì nó phải kéo theo phụ thuộc tất :D
 
R

rocky1208

Anh xem hộ e bài này:
Cho cơ hệ gồm một lò xo đầu trên có gắn một vật nặng m, đầu dưới gắn với mặt đất. Cho k=64N/m, m=160g. Khi có thêm một gia trọng m'=90g trên m, biên độ A phải thoả mãn d/k nào để dao động là điều hoà và m' ko rời khỏi m trong suốt quá trình dao động:
A. A< 3.9cm
B. A < 4.1cm
C. A < 4.5cm
D. A < 5cm

Hình vẽ:
70.png


Khi đặt m' lên m thì cả hệ sẽ dao động với [TEX]\omega=\sqrt{\frac{k}{m+m\prime}}=16 rad/s[/TEX]

Trong suốt quá trình dao động vật m' chuyển động cùng gia tốc a với vật m. Nên theo định luật II Newton ta có:
[TEX]m\prime\vec{a}=\vec{P\prime}+\vec{N}[/TEX] (trong đó [TEX]P\prime[/TEX] là trọng lực tác dụng lên m', [TEX]N[/TEX] là phản lực của vật m lên [TEX]m\prime[/TEX]. Chiếu lên chiều dương được.
[TEX]m\prime a=P\prime -N[/TEX] (chú ý là a có giá trị đại số, có thể âm hoặc dương)
[TEX]\Rightarrow N=m\prime (g+a)[/TEX] (1)

Chú ý đến cái tổng đại số [TEX]g+a[/TEX]. Khi a>0 thì ko nói làm gì, nhưng khi a<0, nếu nó có trị tuyệt đối vượt quá g thì công thức (1) cho N<0 nhưng thực tế là N bị triệt tiêu và vật m' không còn tiếp xúc với m nữa. Vậy phải giới hạn độ lớn của gia tốc a trong khoảng nhỏ hơn g tức [TEX]a_{max}<g \Rightarrow \omega^2 A<g \Rightarrow A<\frac{g}{\omega^2}=0,039 m[/TEX] hay [TEX]3,9 cm[/TEX]

Để vật
tex
' không rời khỏi
tex
trong suốt quá trình dao động thì ta phải có:
tex

tex

tex

@ Anh Rocky nhiệt tình ghê :D

Làm tắt kinh khủng luôn :-SS
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

1)Một lò xo nhẹ có 1 đầu gắn với vật nhỏ, đầu kia được treo vào điểm cố định thông qua 1 sợi dây mảnh, mềm, ko co dãn.Từ vị trí cân bằng, truyền cho vật vận tốc [tex]v_0[/tex] theo phương thẳng đứng hướng xuống cho nó dao động điều hòa.Thời gian ngắn nhất kể từ khi ba8t2 đầu dao động đến lúc vật lên vị trí cao nhất là 0.15s.Cho g=10.Để con lắc luôn dao động điều hòa thì khi được kích thích như trên thì [tex]v_0[/tex] phải có độ lớn lớn nhất bằng ?

Bài này tạm thời anh chưa nghĩ ra cách giải. Bao h giải ra a sẽ PM qua wall.

2)Một con lắc lò xo có độ cứng[tex]K=2N/cm[/tex] và một vật nhỏ klg 500g được treo thẳng đứng.Từ vị trí cân bằng, nâng vật lên theo phương thẳng đứng và giữ cho nó đứng yên bới một lực [tex]f=3.2N[/tex].Vào thời điểm t=0, truyền cho vật một vận tốc [tex]32\sqrt{3}[/tex] cm/s theo phương thẳng đứng, hướng xuống, cho con lắc dao động điều hòa.Chọn trục Ox thẳng đứng hướng lên, gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng của vật.Biên độ và pha ban đầu của con lắc là bao nhiêu?

k=2 N/cm = 200 N/m

Tại VTCB: Lực đàn hồi cân bằng với trọng lực -> [TEX]F_0=mg=5 N[/TEX]
Tại vị trí ứng với t=0, độ giãn của lò xo là [TEX]\Delta l\prime=\frac{5-3,2}{200}=0,009 m=0,9 cm[/TEX].

[TEX]\omega=\sqrt{k}{m}=20[/TEX]
Áp dụng công thức ko thời gian [TEX]A^2=x^2+(\frac{v}{\omega})^2\Rightarrow A\approx 2,9 cm[/TEX]
( ở đây [TEX]x=x_0=0,009 cm[/TEX] và [TEX]v=v_0=32\sqrt{3} cm/s[/TEX])
Tại t=0, với cách chọn chiều dương hướng xuống thì, [TEX]x_0=+0,09 cm[/TEX] và [TEX]v_0>0[/TEX] pha ban đầu tính ra là [TEX]{-}\arccos\frac{0,9}{2,9}\approx {-}88^013\prime\approx 1,54\pi rad[/TEX]

3)Mạch dao động gồm cuộn dây L=0.9mH có điện trở thuần r và tụ điện C=4 microF, cung cấp cho tụ một hiệu điện thế ban đầu là 4V, dao động trong mạch tắt dần, sau t=10T thì [tex]u_c=0[/tex].Công suất tỏa nhiệt trên cuộn dây là?
[TEX]T\approx 3,77.10^{-4} (s)\Rightarrow \Delta t=10T=3,77.10^{-3} (s)[/TEX]
Năng lượng toàn phần: [TEX]W=\frac{1}{2}CU^2=3,2.10^{-9} J[/TEX]

Toàn bộ năng lượng biến thành nhiệt -> Công suất toả nhiệt: [TEX]P=\frac{W}{\Delta t}\approx 0,865.10^{-6} W[/TEX]


4)Một vật có klg m=0.2kg dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 8cm.Biết trong 1 chu kỳ, khoảng thời gian để lực hồi phục của vật ko vượt quá [tex]8\sqrt{3}10^{-2}[/tex] là [tex]\frac{5T}{6}[/tex].Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian [tex]\frac{1}{3}s[/tex] là ?

Phương pháp để giải quyết những bài tập về quãng đường min/ max trong khoảng thời gian [TEX]\Delta t[/TEX] em xem trong link dưới đây nhé. Dạng 3 đó :)

http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1464180&postcount=2
 
R

rocky1208

.Trong thí nghiệm của I-âng, người ta chiéu ánh sáng màu vàng có bước sóng 540 nm vào 2 khe S1, S2. quan sát trên màn thấy có 15 vân sáng và khoảng cách giữa 2 vân xa nhau nhất là 6.3mm . Sau đó người ta thay ánh sáng trên bằng ánh sáng đơn sắc khác thì đếm được trên màn có 18 vân sáng và khoảng cách giữa 2 vân sáng xa nhau nhất là 6.3mm. Hỏi ánh sáng đó có màu gì :
A.Đỏ
B.Lam
C.Chàm
D.Tím

15 vân sáng -> 14 khoảng vân: [TEX]14i_1=6,3[/TEX]
18 vân sáng -> 17 khoảng vân: [TEX]17i_2=6,3[/TEX]
[TEX]\Rightarrow \frac{i_2}{i_1}=\frac{14}{17}\Rightarrow \frac{\lambda_2}{\lambda_1} = \frac{14}{17} \Rightarrow \lambda_2=\frac{540.14}{17}=444,47 nm[/TEX]. Vậy ánh sáng tím.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

Em vừa sưu tầm được những câu lý thuyết cực hay nè , anh giải thích giúp em với!
Câu 1:Trong các dụng cụ tiêu thụ điện, người ta nâng cao hệ số công
>> suất nhằm mục đính gì?
>> Em đang phân vân đáp án giảm cường độ dòng điện với giảm công suất
>> hao phí không biết chọn câu nào là hợp lý nhất !
>>
>>
Theo định nghĩa của kỹ thuật điện (môn đại cương của các trường ĐH khối kỹ thuật) mà a đã học thì hệ số công suất [TEX]\cos\varphi[/TEX] là tỷ số giữa công suất hữu dụng (có ích) trên công suất toàn phần. Vậy ko cần công thức liên hệ cũng rút ra được đáp án là nhằm giảm công suất hao phí rồi :)

>> Câu 2:Khi chiếu một chùm sáng trắng song song trước khi vào catot của
>> một tế bào quang điện, người ta đặt lần lượt các tấm kính lọc sắc để
>> lấy ra các thành phần đơn sắc khác nhau và nhận thấy khi dùng kính màu
>> lam, hiện tượng quang điện bắt đầu xảy ra. Nếu cất kính lọc sắc thì
>> cường độ dòng dòng quang điện thay đổi như thế nào so với khi dùng
>> kính một màu nào đó?
>> A. Tăng lên B. Giảm xuống C. không thay đổi D. Tăng hay giảm tùy theo
>> màu dùng trước đó
>>
>> Em nghĩ là Hiện tượng quang điện bắt đầu xảy ra đối với ánh sáng màu
>> lam . Vậy khi cất kính lọc sắc thì các thành phần có bước sóng nhỏ hơn
>> bước sóng của ánh sáng màu lam đều gây ra thêm hiện tượng quang điện
>> do đó số electron bật ra khỏi catod tăng . Vậy cường độ dòng dòng
>> quang điện tăng lên ( đáp án A )...
Em giải thích đúng rồi :)
>> Câu 3:Cuộn sơ cấp của một máy biến áp được nối với điện áp xoay chiều,
>> cuộn thứ cấp được nối với điện trở tải. Dòng điện trong các cuộn sơ
>> cấp và cuộn thứ cấp sẽ thay đổi như tế nào nếu mở cho khung sắt từ của
>> máy hở ra????? đáp án là dòng sơ cấp tăng, dòng thứ cấp giảm^^
>>

Như anh đã viết trong post trước. Nếu gọi: [TEX]U_1, U_2[/TEX] là hiệu điện thế, còn [TEX]e_1, e_2[/TEX] là suất điện động trên hai cuộn sơ cấp / thứ cấp thì hệ thức đúng là:

[TEX]\frac{N_1}{N_2}=\frac{e_1}{e_2}[/TEX]

Tại cuộn sơ cấp: máy biến thế như 1 máy tiêu thụ điện -> hiệu điện thế [TEX]U_1[/TEX] cung cấp vào vừa tạo ra sdd [TEX]e_1[/TEX] vừa bị [TEX]r_1[/TEX] ngốn mất 1 phần là [TEX]i_1r_1[/TEX] nên:
[TEX]e_1=U_1-i_1r_1[/TEX] (1)

Tại cuộn thứ cấp: máy biến thế như một nguồn điện -> sdd [TEX]e_2[/TEX] có tác dụng tạo hiệu điện thế [TEX]U_2[/TEX] ở hai đầu cuộn (cũng chính là hiệu điện thế mạch ngoài) và cũng bị [TEX]r_2[/TEX] ngốn mất 1 phần là [TEX]i_2r_2[/TEX] nên:

[TEX]e_2=U_2+i_2r_2[/TEX] (2)

Khi mở lõi sắt -> từ thông giảm -> suất diện động giảm (cả [TEX]e_1, e_2[/TEX]).
Từ (1) cho thấy [TEX]i_1[/TEX] tăng (dòng sơ cấp tăng), còn từ (2) cho thấy [TEX]i_2[/TEX] giảm (dòng thứ cấp giảm)

>> Câu 4: Dọi đồng thời 2 ngọn đèn, 1 là bóng neon có công suất cực lớn,
>> đèn 2 là đèn phát ánh sáng tím với cường độ sáng cực yếu.Khi đó cướng
>> độ dòng quang điện (nếu có) là và .Nhận xét gì về 2 dòng này?
>> Đáp án là i1=0 , i2 #0 -->> giải thích giúp em với

Em xem hộ anh cái từ là và ở trên nó là cái gì thế :-/

Về nhận xét thì em cần chú ý: có dòng quan điện hay ko ko phụ thuộc vào cường độ (công suất) chùm sáng mạnh hay yếu, mà phụ thuộc vào bước sóng có đủ nhỏ hay ko (nhỏ hơn giới hạn [TEX]\lambda_0[/TEX]). Cường độ chùm sáng chỉ có tác dụng làm tăng cường độ dòng quang điện bão hoà (với giả thiết là đã có hiện tượng quan điện xảy ra)
 
R

rocky1208

2 câu lí thuyết này không biết sách viết sai hay thầy sai

câu 1: hình chiếu của chuyển động tròn đều xuống 1 đường kình là :
A. dao động điều hoà
B, Dao động
C. Dao động tuần hoàn
D, một chuyển động thẳng
câu trên yêu cầu chọn câu sai
đáp án là D

nhưng rõ ràng hình chiếu xuống 1 đường kính có quỷ đạo là 1 đoạn thẳng mà :((
thầy em sữa B , nhưng.... em vẫn chưa chắc

1. Thứ nhất: các đáp án A, B, C thì chắc chắn ko thể sai được :|
2. Thứ hai: a nghĩ vấn đề là ở quan niệm về khái niệm dao độngchuyển động dẫn đến việc thầy em cho rằng D là phương án sai. Có thể thầy nghĩ chuyển động là theo 1 chiều nhất định chứ ko lặp đi lặp lại như dao động. Dao động là chuyển động quanh một vị trí cân bằng. Định nghĩa về dao động cơ như sau:
Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng

Nguồn: wikipedia (http://vi.wikipedia.org/wiki/Dao_%C4%91%E1%BB%99ng)

Vậy rõ ràng dao độngchuyển động -> a nghĩ chẳng có câu nào sai cả.

p/s: bây h nhiều người hay ra đề theo kiểu gài bẫy học sinh, nhưng ko phải bẫy lỗi kiến thức mà lại bẫy lỗi về ngôn từ. Nếu tình trạng này phổ biến quá thì sẽ rất dễ làm học sinh "chùn". Gặp câu nào cũng phải xem đi xem lại, mặc dù các em làm đúng, nhưng trong đầu lúc nào cũng nghĩ "ko thể đùa với ông này được, kiểu gì ông ấy cũng gài bẫy ở đâu đấy :-?". Anh ko ủng hộ cái cách ra đề này cho lắm :)

theo tài liệu đề thi 2009 thi có viết:
Trong 1 dao động điều hoà của con lắc lò xo thì :
A. vận tốc tỉ lệ thuận với thời gian
B, gia tốc là 1 hằng số
C, quỷ đạo là 1 đường hình sin
D, quỷ đạo là 1 đoan thẳng
chọn D

vậy có thể dùng câu đó để chứng minh câu 1 trên sách viết sai ko????

Anh đã chứng minh ở trên rồi. 4 câu đều đúng :)
Còn với câu này:
A. Sai. Ko phải tỷ lệ thuận
B. Sai. Gia tốc biến đổi điều hoà
C. Sai. Quỹ đạo là 1 đoạn thẳng. Quỹ đạo là đoạn đường mà vật chuyển động trên đó. Đồ thị của nó mới là hình sin.
D. Tất nhiên là đúng rồi.



câu 2 :

tốc độ truyền của sóng điện từ :
A. không phụ thuộc vào môi trường truyền sóng nhưng phụ thuộc vào tần số của nó
B. khong phụ thưộc cả môi trường và tần số
C.phụ thuộc vào mọi trường truyền sống nhưng ko phụ thuộc tần số
D. phụ thuộc cả mt và tần số

đáp án sách chọn D

nhưng theo thầy dạy chọn D , tần số ko đổi :((
..> chọn C

nhều sách viết lung tung , em ko biết sao , mong anh giải thích giúp@};-@};-@};-

Đáp án chính xác là C. Lần nay thầy đúng ;)

1. Trong chân ko thì mọi sóng điện từ đều có vận tốc như nhau là xấp xỉ [TEX]3.10^8 m/s[/TEX]

2. Công thức liên hệ: [TEX]\lambda=\frac{v}{f}[/TEX]. Với 1 sóng điện từ có [TEX]f[/TEX] cố định thì khi đi từ môi trường này sang môi trường khác, nếu [TEX]v[/TEX] tăng lên bao nhiêu lần thì [TEX]\lambda[/TEX] cũng được tăng lên bấy nhiêu lần còn f vẫn ko đổi.

3. Để dễ hiểu hơn em thấy ánh sáng đỏ chẳng hạn dù có hai tần số khác nhau, nếu chiếu cùng 1 lúc thì hai chùm sáng này sẽ về đích cùng 1 lúc, chứ ko có chuyện thằng chạy chậm hơn thằng chạy nhanh hơn.
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208


Câu này t chọn D
Vì cái câu dao động là nó nghĩa rộng hơn cả dao động điều hòa thì sao sai đc nhỉ ?

Nó nói là chuyển động thẳng n mà làm sao chắc chắn đc . có nhiều t.h mà

Chiếu nó lên 1 đường kính mà em, đường kính thì là đoạn thẳng rồi còn gì :)
 
Last edited by a moderator:
H

huubinh17

@ Rooky: Mấy bài em gữi lên em đã biết cách làm,nhưng có điều, đáp số ko có trong cái đề đó :D
Em cần là cần đáp số chứ ko cần cách giải :D
Em nói sơ sơ về vài câu ấy
_______________________
Bài 1: thì phải tìm điều kiện dây ko bị chùng, mà đề cho 0.15s ấy, tức là cũng đã tìm ra chu kỳ rồi, suy ra tần số góc nữa, từ đó tính được vận tốc max
Bai 2: cái chõ f=3.2 thì đó là f=kx, rồi từ công thức độc lập, suy ra
Bài 3 cũng làm theo cách của anh, và ko có đáp số
Bài 4, em làm ra 6.67, ko hiểu sao cũng chẳng có đáp án
 
T

traimuopdang_268

1. Thứ nhất: các đáp án A, B, C thì chắc chắn ko thể sai được :|
2. Thứ hai: a nghĩ vấn đề là ở quan niệm về khái niệm dao độngchuyển động dẫn đến việc thầy em cho rằng D là phương án sai. Có thể thầy nghĩ chuyển động là theo 1 chiều nhất định chứ ko lặp đi lặp lại như dao động. Dao động là chuyển động quanh một vị trí cân bằng. Định nghĩa về dao động cơ như sau:


Vậy rõ ràng dao độngchuyển động -> a nghĩ chẳng có câu nào sai cả.

p/s: bây h nhiều người hay ra đề theo kiểu gài bẫy học sinh, nhưng ko phải bẫy lỗi kiến thức mà lại bẫy lỗi về ngôn từ. Nếu tình trạng này phổ biến quá thì sẽ rất dễ làm học sinh "chùn". Gặp câu nào cũng phải xem đi xem lại, mặc dù các em làm đúng, nhưng trong đầu lúc nào cũng nghĩ "ko thể đùa với ông này được, kiểu gì ông ấy cũng gài bẫy ở đâu đấy :-?". Anh ko ủng hộ cái cách ra đề này cho lắm :)
Nhưng nếu mà đi thi thì kiểu gì cũng phải chọn :))

Chọn cái sai nhất :D, "chiến thuật -=)) " :D

1. Trong chân ko thì mọi sóng điện từ đều có vận tốc như nhau là xấp xỉ [TEX]3.10^8 m/s[/TEX]

2. Công thức liên hệ: [TEX]\lambda=\frac{v}{f}[/TEX]. Với 1 sóng điện từ có [TEX]f[/TEX] cố định thì khi đi từ môi trường này sang môi trường khác, nếu [TEX]v[/TEX] tăng lên bao nhiêu lần thì [TEX]\lambda[/TEX] cũng được tăng lên bấy nhiêu lần còn f vẫn ko đổi.

3. Để dễ hiểu hơn em thấy ánh sáng đỏ chẳng hạn dù có hai tần số khác nhau, nếu chiếu cùng 1 lúc thì hai chùm sáng này sẽ về đích cùng 1 lúc, chứ ko có chuyện thằng chạy chậm hơn thằng chạy nhanh hơn.
Vậy tức là nhiều sách cùng sai một lúc.

Sách giáo khoa cũng k nói rõ. Vậy là chết tụi m rồi:((
 
N

nhoc_maruko9x

Mình vẫn nghĩ nó phụ thuộc cả môi trường và tần số. :) Thậm chí trong SGK cũng viết vậy. Anh rocky đã giải thích là tần số không đổi khi qua mọi môi trường, đấy là điều dĩ nhiên, nhưng bây giờ phải xét, trong cùng 1 môi trường, với tần số khác nhau thì liệu tốc độ có khác nhau. Câu hỏi là có phụ thuộc tần số hay không mà, chứ có phải tần số có phụ thuộc hay không đâu :) Còn cái ví dụ chiếu 2 ánh sáng của anh, cũng không chắc lắm :)
 
R

rocky1208

Mình vẫn nghĩ nó phụ thuộc cả môi trường và tần số. :) Thậm chí trong SGK cũng viết vậy. Anh rocky đã giải thích là tần số không đổi khi qua mọi môi trường, đấy là điều dĩ nhiên, nhưng bây giờ phải xét, trong cùng 1 môi trường, với tần số khác nhau thì liệu tốc độ có khác nhau. Câu hỏi là có phụ thuộc tần số hay không mà, chứ có phải tần số có phụ thuộc hay không đâu :) Còn cái ví dụ chiếu 2 ánh sáng của anh, cũng không chắc lắm :)

Hềy, Đấu tranh với quan điểm này thật là mệt :( Bây h a sẽ đưa ra dẫn chứng thuyết phục để các em khỏi confused về vấn đề này nữa. Nguồn này lấy từ www.physicsclassroom.com nên các em hoàn toàn có thể yên tâm :|

__________________________________________________________________________

Variables Affecting Wave Speed

What variables affect the speed at which a wave travels through a medium? Does the frequency or wavelength of the wave affect its speed? Does the amplitude of the wave affect its speed? Or are other variables such as the mass density of the medium or the elasticity of the medium responsible for affecting the speed of the wave? These questions are often investigated in the form of a lab in a physics classroom.

Suppose a wave generator is used to produce several waves within a rope of a measurable tension. The wavelength, frequency and speed are determined. Then the frequency of vibration of the generator is changed to investigate the affect of frequency upon wave speed. Finally, the tension of the rope is altered to investigate the affect of tension upon wave speed. Sample data for the experiment are shown below:

74.png


In the first five trials, the tension of the rope was held constant and the frequency was systematically changed. The data in rows 1-5 of the table above demonstrate that a change in the frequency of a wave does not affect the speed of the wave. The speed remained a near constant value of approximately 16.2 m/s. The small variations in the values for the speed were the result of experimental error, rather than a demonstration of some physical law. The data convincingly show that wave frequency does not affect wave speed. An increase in wave frequency caused a decrease in wavelength while the wave speed remained constant.

The last three trials involved the same procedure with a different rope tension. Observe that the speed of the waves in rows 6-8 is distinctly different than the speed of the wave in rows 1-5. The obvious cause of this difference is the alteration of the tension of the rope. The speed of the waves was significantly higher at higher tensions. Waves travel through tighter ropes at higher speeds. So while the frequency did not affect the speed of the wave, the tension in the medium (the rope) did. In fact, the speed of a wave is not dependent upon (causally affected by) properties of the wave itself. Rather, the speed of the wave is dependent upon the properties of the medium such as the tension of the rope.

__________________________________________________________________________

Anh dịch lại bài article phía trên. Tiếng Anh của anh ko tốt cho lắm nên các em thông cảm :)


Các biến số ảnh hưởng đến tốc độ sóng

Những biến số nào ảnh hưởng đến tốc độ của một sóng khi nó truyền qua môi trường? Liệu tần số hay bước sóng của sóng ảnh hưởng đến tốc độ của nó? Liệu biên độ của sóng có ảnh hưởng đến tốc độ của nó? Hoặc là các biến số khác như mật độ khối lượng của môi trường hoặc độ đàn hồi của môi trường là nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ của sóng? Những câu hỏi này thường được khảo sát trong các form ( form giống như mẫu bài làm trắc nghiệm của các em ấy) trong phòng thí nghiệm của một lớp học vật lý.

Giả sử một máy phát sóng được sử dụng để sinh ra nhiều sóng trong một sợi dây thừng mà lực căng của nó có thể đo được. Bước sóng, tần số và tốc độ được xác định. Sau đó, tần số rung động của máy phát điện được thay đổi để khảo sát ảnh hưởng của tần số lên tốc độ sóng. Cuối cùng, lực căng dây của sợi dây được thay đổi để điều tra ảnh hưởng của lực căng lên tốc độ sóng. Dữ liệu mẫu cho các thí nghiệm được trình bày dưới đây.

(các em dùng luôn cái hình trên nhé )

Trong năm thử nghiệm đầu tiên, lực căng của dây được giữ cố định và tần số được thay đổi một cách có hệ thống. Các dữ liệu trong hàng 1-5 của bảng ở trên chứng minh rằng một sự thay đổi trong tần số của sóng không ảnh hưởng đến tốc độ của sóng. Tốc độ vẫn là một giá trị gần liên tục của khoảng 16,2 m / s (Rocky: các em để ý thấy tần số tăng đáng kể nhưng tốc độ sóng vẫn dao động quanh tầm 16,2 m/s. Thực ra đây ko phải là vận tốc sóng biến đổi mà nó là sai số trong khi đo đạc) . Các biến thiên nhỏ trong các giá trị cho tốc độ là kết quả của lỗi trong quá trình thí nghiệm, hơn là một minh chứng của định luật vật lý. Các dữ liệu thuyết phục cho thấy tần số sóng không ảnh hưởng đến tốc độ sóng. Sự gia tăng tần số sóng gây ra sự giảm bước sóng trong khi tốc độ sóng không thay đổi.

Ba thử nghiệm cuối cùng được tiến hành tương tự nhưng với những lực căng dây khác nhau. Quan sát cho rằng tốc độ của sóng trong hàng 6-8 là khác biệt rõ rệt so với tốc độ của sóng trong hàng 1-5. Những nguyên nhân rõ ràng của sự khác biệt này là do thay đổi sức căng của dây. Tốc độ sóng lớn hơn đáng kể khi lực căng lớn hơn. Sóng truyền qua sợi dây căng hơn sẽ có tốc độ cao hơn. Vì vậy, trong khi tần số không ảnh hưởng đến tốc độ của sóng, thì sức căng trong môi trường (dây thừng) lại có ảnh hưởng. Trong thực tế, tốc độ của sóng không phụ thuộc vào những thuộc tính của chính nó. Thay vào đó, tốc độ của sóng phụ thuộc vào các thuộc tính của môi trường như là sự căng của dây.
Thậm chí trong SGK cũng viết vậy.

Nếu vậy thì em có thể đem SGK đi kiến nghị với Bộ GD-ĐT rồi ;) Thể nào Bộ cũng nói là do lỗi in ấn :))
 
Last edited by a moderator:
R

rocky1208

@ Rooky: Mấy bài em gữi lên em đã biết cách làm,nhưng có điều, đáp số ko có trong cái đề đó :D
Em cần là cần đáp số chứ ko cần cách giải :D
Em nói sơ sơ về vài câu ấy
_______________________
Bài 1: thì phải tìm điều kiện dây ko bị chùng, mà đề cho 0.15s ấy, tức là cũng đã tìm ra chu kỳ rồi, suy ra tần số góc nữa, từ đó tính được vận tốc max
Bai 2: cái chõ f=3.2 thì đó là f=kx, rồi từ công thức độc lập, suy ra
Bài 3 cũng làm theo cách của anh, và ko có đáp số
Bài 4, em làm ra 6.67, ko hiểu sao cũng chẳng có đáp án

Anh làm ra như thế, còn đáp số nó có giống trong sách của em hay ko thì a làm sao mà biêt được? EM có đưa đáp số kèm theo đâu.

Em cần là cần đáp số chứ ko cần cách giải :D

Thế thì lần sau em phải nói rõ những thứ em cần vào trong bài post. Nếu em chỉ cần đáp số thì a và những bạn khác sẽ nhàn hạ hơn rất nhiều :|
 
B

bellevista123

giải giúp em câu này với anh rocky!!

1. SÓng giao thoa: Trong TN giao thoa với 2 nguồn phát sóng giống nhau
A, B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền
đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song AB, cách AB
khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB.
Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm
trên xx' là:
A. 1,42cm
B. 1,5cm
C. 2,15cm
D. 2,25cm
 
R

rocky1208

1. SÓng giao thoa: Trong TN giao thoa với 2 nguồn phát sóng giống nhau
A, B trên mặt nước. Khoảng cách 2 nguồn là AB = 16cm. Hai sóng truyền
đi có bước sóng là 4cm. Trên đường thẳng xx' song song AB, cách AB
khoảng 8cm, gọi C là giao điểm của xx' với đường trung trực của AB.
Khoảng cách ngắn nhất từ C đến điểm dao động với biên độ cực tiểu nằm
trên xx' là:
A. 1,42cm
B. 1,5cm
C. 2,15cm
D. 2,25cm

Dạng bài này anh đã giải 1 lần rồi, ở ngay trang 2 của pic này. Có điều nó là cực đại còn bài này là cực tiểu. Hai cách làm hoàn toàn tương tự nhau nhưng chú ý:

Cực đại: [TEX]MB-MA=k\lambda[/TEX],
Còn cực tiểu: [TEX]MB-MA=(k+\frac{1}{2})\lambda[/TEX]

Link: http://diendan.hocmai.vn/showpost.php?p=1467158&postcount=17
 
L

lantrinh93

lại 1 câu lí thuyết nửa


phát biểu nào sau đây ko đúng??

A.Sóng âm trong khôg khí là sóng dọc
B,.Tai người chỉ có thể nghe được ~ âm có tần số trong khoảng từ 16Hz ...> 20.000Hz
C.Về bản chất vật lí thì sóng âm , sóng siêu âm , sóng hạ âm đều là sóng cơ
D. sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được


đáp D sai
anh ơi , câu D sai có phải vì âm những âm tai người ko nghe thấy được chưa chắc gì là sóng siêu âm đúng ko nhĩ ???..có thể là sóng hạ âm

tuy nhiên sao em thấy loạn lên hết theo câu chử thì " sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được "
uk, thì sóng siêu âm tai người đâu nghe thấy được ...
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS :((

p/.s: lí thuyết mệt quá

Trích:
Thậm chí trong SGK cũng viết vậy.
Nếu vậy thì em có thể đem SGK đi kiến nghị với Bộ GD-ĐT rồi Thể nào Bộ cũng nói là do lỗi in ấn


uk,cái câu này hôm trước thầy tớ dạy cũng bảo sách viết sai
nhưng tớ nghĩ có lẽ ko phải họ vô tình mà là chuẩn kiến thức là vậy hay sao đấy
vì 3 quyển vở tớ mua đều chọn cả 2 luôn
2 quyển ôn tốt nghiệp 2 nam gần đây + quyển sách giáo khoa nửa :((
 
Last edited by a moderator:
P

puu

lại 1 câu lí thuyết nửa


phát biểu nào sau đây ko đúng??

A.Sóng âm trong khôg khí là sóng dọc
B,.Tai người chỉ có thể nghe được ~ âm có tần số trong khoảng từ 16Hz ...> 20.000Hz
C.Về bản chất vật lí thì sóng âm , sóng siêu âm , sóng hạ âm đều là sóng cơ
D. sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được


đáp D sai
anh ơi , câu D sai có phải vì âm những âm tai người ko nghe thấy được chưa chắc gì là sóng siêu âm đúng ko nhĩ ???..có thể là sóng hạ âm

tuy nhiên sao em thấy loạn lên hết theo câu chử thì " sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được "
uk, thì sóng siêu âm tai người đâu nghe thấy được ...
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS :((

p/.s: lí thuyết mệt quá
mình nghĩ nếu đề nói "chỉ có sóng siêu âm là tai người ko nghe thấy đc " thì mới sai vì lúc đó còn có cả sóng hạ âm
chứ nếu nói như đề thì đâu có sai đâu nhỉ :D :D
 
R

rocky1208

lại 1 câu lí thuyết nửa


phát biểu nào sau đây ko đúng??

A.Sóng âm trong khôg khí là sóng dọc
B,.Tai người chỉ có thể nghe được ~ âm có tần số trong khoảng từ 16Hz ...> 20.000Hz
C.Về bản chất vật lí thì sóng âm , sóng siêu âm , sóng hạ âm đều là sóng cơ
D. sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được


đáp D sai
anh ơi , câu D sai có phải vì âm những âm tai người ko nghe thấy được chưa chắc gì là sóng siêu âm đúng ko nhĩ ???..có thể là sóng hạ âm

tuy nhiên sao em thấy loạn lên hết theo câu chử thì " sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được "
uk, thì sóng siêu âm tai người đâu nghe thấy được ...
:-SS:-SS:-SS:-SS:-SS :((

p/.s: lí thuyết mệt quá

Lại thêm 1 câu bẫy theo cái kiểu lỗi từ vựng nữa. Anh đang thất vọng với cái cách ra đề kiểu này đây :|

Nếu câu phát biểu: sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được là định nghĩa sóng siêu âm (tức định nghĩa rằng những sóng mà tai người ko nghe được thì đều là sóng siêu âm). Khi đó D sai, và em chọn D. Vì những sóng như hạ âm, sóng điện từ, ... tai người đều ko nghe được.

Nếu câu phải biểu sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được là một lời nhận định về bản chất của sóng siêu âm thì câu này đúng. Vì sóng siêu âm đúng là sóng mà tai người ko thể nghe được. Trường hợp này giống như câu nói: "Tôi là học sinh".
 
L

lantrinh93

Lại thêm 1 câu bẫy theo cái kiểu lỗi từ vựng nữa. Anh đang thất vọng với cái cách ra đề kiểu này đây :|

Nếu câu phát biểu: sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được là định nghĩa sóng siêu âm (tức định nghĩa rằng những sóng mà tai người ko nghe được thì đều là sóng siêu âm). Khi đó D sai, và em chọn D. Vì những sóng như hạ âm, sóng điện từ, ... tai người đều ko nghe được.

Nếu câu phải biểu sóng siêu âm là sóng mà tai người ko nghe thấy được là một lời nhận định về bản chất của sóng siêu âm thì câu này đúng. Vì sóng siêu âm đúng là sóng mà tai người ko thể nghe được. Trường hợp này giống như câu nói: "Tôi là học sinh".
anh ơi , nhưng sil cứ bảo câu B cũng sai vì sai ở từ " chỉ "

anh giải thích c B giúp em nha!!!
 
Top Bottom